Duy trì mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng và các bộ phận khác trong khách sạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận nhà hàng khách sạn green plaza (Trang 74 - 82)

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng

3.2.4 Duy trì mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng và các bộ phận khác trong khách sạn

3.2.4 Duy trì mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng và các bộ phận khác trongkhách sạn khách sạn

Mỗi một sản phẩm trong khách sạn đều thực hiện không chỉ một khâu, một công việc là cả một quá trình từ khi khách đến với khách sạn cho đến khi rời khách sạn. Do đó sự phối hợp giữa các bộ phận trong khách sạn là điều hết sức cần thiết và quyết định đến dịch vụ trong khách sạn. Nếu một bộ phận làm không tốt thì sự đánh giá của khách hàng sẽ ảnh hưởng cả một quá trình thậm chí uy tín của khách sạn cũng sẽ ảnh hưởng không tốt. Vì vậy, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ phận lễ tân, buồng, bếp…là điều cần thiết để nâng cao chất lượng phục vụ ở nhà hàng. Trong khách sạn các bộ phận có sự độc lập tương đối do chức năng của chúng quyết định,

tuy vậy giữa chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quy trình phục vụ khách hàng vì một trong những đặc điểm sản phẩm du lịch là tính liên kết giữa các bộ phận để hợp thành một sản phẩm du lịch.

Để tránh sai sót trong quá trình phục vụ khách nhân viên các bộ phận phải thường xuyên nhanh chóng liên hệ với nhau để lấy thông tin nhằm phục vụ kịp thời cho khách. Bộ phận nhà hàng phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khách trong khách sạn để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nếu một trong các bộ phận không có sự liên kết kịp thời sẽ dễ dàng gây ra sơ suất trong quá trình phục vụ khách. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ trong khách sạn, ảnh hưởng đến hình ảnh của khách sạn.

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng tại bộ phận nhà hàng

Muốn xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng phục vụ của bộ phận nhà hàng thì khách sạn nên kiểm tra chất lượng của đội ngũ nhân viên. Khi tuyển dụng, nhà quản lý cần đưa ra các bài kiểm tra tuyển dụng tuyển những ứng viên đảm bảo về sức khỏe, trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ có phù hợp với công việc ứng tuyển hay không.

Hiện nay, trên thị trường vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là rất cần thiết. Để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần phải kiểm tra giám sát chặt chẽ khâu mua hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào. Vì chất lượng của mặt hàng được nhập vào sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm thức ăn đồ uống sẽ được sản xuất tại nhà hàng. Nên những người tham gia trực tiếp vào quá trình nhập nguyên liệu như bộ phận cung ứng, bộ phận thu mua phải kiểm tra các nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ và các loại thực phẩm tươi sống phải qua hệ thống kiểm dịch để đảm bảo chất lượng.

Tăng cường quản lý chất lượng tại bộ phận nhà hàng trong khách sạn bằng cách giám sát thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bị phục vụ, trong khi phục vụ,các quy trình của nhân viên khi phục vụ khách và quá trình thu dọn, nếu nhân viên sai sót chỗ nào thì nhắc nhở để lần sau rút kinh nghiệm, làm tốt nhiệm vụ hơn. Quản lý chặt chẽ giờ giấc đi làm của nhân viên, tránh xảy ra tình trạng đi trể. Các nhân viên khi muốn đổi ca làm việc cho nhau phải được sự đồng ý của trưởng bộ phận nhà hàng. Đã từng xảy ra tình trạng nhân viên đổi ca mà không thông qua cấp trên, dẫn đến ca thì có quá ít nhân viên, còn ca khác lại thừa nhân viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc, nhất là vào mùa cao điểm. Đồng thời có những chế độ khen thưởng đối với những nhân viên làm việc tốt và kỉ luật đối với nhân viên sai phạm quá nhiều lần hay nghiêm trọng.

Các quản lý nhà hàng phải thường xuyên báo cáo hoạt động của nhà hàng cho Giám đốc để nắm rõ tình hình hoạt động, có biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác vận hành hoạt động. Tạo điều kiện cho nhân viên góp ý để nâng cao công tác quản lý tại nhà hàng. Mọi người đều bình đẳng trong việc góp ý , giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ với nguyên tắc cấp trên luôn tôn trọng ý kiến cấp dưới và cấp dưới kính phục cấp trên, có như thế cơ cấu đơn vị mới phát triển được. Tôn trọng ý kiến của tất cả nhân viên, sau khi lấy ý kiến nhân viên sẽ cùng nhau họp để phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp để tìm ra giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao công tác quản lý tại nhà hàng.

Công tác quản lý, giám sát chất lượng tại bộ phận nhà hàng được thực hiện rất hiệu quả và chặt chẽ. Vì vậy cần phát huy ngày một tốt hơn tại bộ phận nhà hàng trong khách sạn. Đặc biết người quản lý phải hiểu được nhân viên mình muốn gì, cần gì, hiểu được tâm lý nhân viên, thì lúc đó nhân viên sẽ cảm thấy mình được quan tâm hơn và sẽ cố gắng hơn trong công việc.

3.2.6 Đa dạng hóa về dịch vụ ăn uống

Dịch vụ bổ sung ngày càng đóng vị trí hết sức quan trọng trong việc hấp dẫn, thu hút khách sạn cũng như tạo cho doanh nghiệp một thế đứng vững chắc trên thị trường. Đa dạng hóa về dịch vụ ăn uống là một cách để thu hút được nhiều khách đến với khách sạn cũng như nhà hàng và kéo dài thời gian lưu trú của khác ở lại khách sạn lâu hơn. Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống cũng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa sản phẩm, bổ sung thêm các món ăn mới, duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ. Việc bổ sung thêm các món ăn mới phải dựa trên kết quả nghiên cứu tâm lý, sở thích và nhu cầu của từng đối tượng khách để cung cấp những món ăn phù hợp. Chẳng hạn như:

+ Bổ sung các món ăn làm đa dạng menu và các thức uống nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách.

+ Đưa vào các món ăn chính, các loại món bánh đặc sản của người miền Trung, các món ăn dân gian.

+ Tùy vào mùa, đối tượng khách mà nhà hàng cần thay đổi món ăn, đồ uống cho phù hợp.

+ Nên bổ sung thêm các món ăn, đồ uống trong buffet sáng hằng ngày để tăng sự mới lạ cho khách hàng.

+ Phải có chính sách khuyến mãi cho khách hàng thường xuyên đặt tiệc tại nhà hàng.

+ Đối với đối tượng khách là khách quen của nhà hàng thì nên áp dụng những chính sách khuyến mãi cho họ.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, điều quan trọng nhất là tìm ra phương hướng và biện pháp khai thác nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng qui mô kinh doanh. Đặc biệt, trong những năm qua du lịch Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đơn vị kinh doanh du lịch. Do vậy, trong quá trình hoạt động, việc cạnh tranh sẽ trở nên mạnh mẽ và ngày càng gay gắt hơn, không những cạnh tranh về giá cả mà còn cạnh tranh về chất lượng phục vụ. Vì vậy, để đáp ứng tối đa nhu cầu khách, đạt được hiệu quả kinh doanh, thu hút khách và khả năng cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi một doanh nghiệp cần phải có công tác quản lý về đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất kĩ

thuật từ đó mới tạo được ấn tượng cho khách và giữ được khách hàng trung thành của khách sạn và thu hút được khách hàng tiềm năng.

Thời gian được thực tập tại bộ phận nhà hàng thuộc khách sạn Green Plaza em đã được trực tiếp phục vụ khách, cũng như quan sát thực tế về hoạt động của nhà hàng về quy trình phục vụ, đón tiếp khách của nhà hàng. Với điều kiện vật chất đầy đủ, phong cách phục vụ tận tình của nhân viên. Nhà hàng đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mọi người nhất là với các thực khách đến với nhà hàng.

Nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong bộ phận nhà hàng, em cảm thấy rất thoải mái khi được làm việc chung với các anh chị, đã giúp em hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy kinh nghiệm còn chưa sâu, rụt rè nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Với lòng biết ơn sâu sắc đó, em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Mạnh và Th.S Hoàng Thị Lan Hương – Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Khách sạn. Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân Hà Nội – Nhà xuất bản Lao Động, Xã hội Hà Nội – 2004.

2. Bài giảng Quản trị kinh doanh của Giảng viên Trần Kim Thọ

3. Giáo trình Tổ chức kinh doanh nhà hàng của PGS – TS Trịnh Xuân Dũng

4. Dư Vinh và Vân Anh – Giáo trình Quản trị Kinh doanh tổng hợp Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội – Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội – 2001

5. Trương Sĩ Quý và Hà Quang Thơ – Giáo trình Kinh tế Du lịch. Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng – 2003

6. Vũ Thị Hòa và Nguyễn Vũ Hà – Giáo trình Lý thuyết nghiệp vụ Nhà hàng Trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội – Nhà xuất bản Hà Nội - 2008

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA DU LỊCH NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ...

... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận nhà hàng khách sạn green plaza (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w