CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Nghiên cứu sẽ sử dụng mơ hình TPB (Theory of Planned Behavior) của Fishbein & Ajzen. Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Ajzen, 1991)[16] được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA, Ajzen & Fishbe). Lý thuyết này giả định rằng, một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các ý định (động cơ) để thực hiện hành vi đó. Các ý định được giả sử bao gồm các nhân tố, động cơ ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó.
Qua việc nghiên cứu lý thuyết về người tiêu dùng, hành vi người tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng và áp dụng thực tiễn các mơ hình nghiên cứu liên quan như: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet của Wadie Nasri (2011) , nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến hành vi và ảnh hưởng chúng đến tiền gửi tiết kiệm của Saleh Saud Almejyesh và Khaled Subhi Rajha (2014), về hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của (Tarkiainen, A, Sundqvist, S, 2005), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát của Lê Ngọc Vũ (2016), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của Bạch Thị Mỹ Hương (2018), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm nước nắm Phú Quốc của Trần Chí Trường (2014), bên cạnh việc kết hợp với điều kiện thực tế khi tham khảo về quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm các yếu tố sau:
Chi phí giao dịch (2) Sự tin cậy (3) Sự thuận tiện (4) Chính sách chiêu thi (5) Ảnh hưởng xã hội (6)