III. Kết quả hoạt động kinh doanh
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
4.1.1. Tóm tắt các kết quả chính
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sơ bộ như sau:
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lường về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang, kết quả loại đi 03 biến CP1, TT5, CS1 còn lại 30 biến quan sát
với 7 thành phần trong đó có 6 thành phần độc lập cịn lại 26 biến quan sát cụ thể: Hình ảnh thương hiệu (4 biến); Chi phí giao dịch (4 biến); Sự tin cây (4 biến); Sự thuận tiện (5 biến); Chính sách chiêu thị (4 biến); Ảnh hưởng xã hội (5 biến), thang đo quyết định sử dụng với 4 biến quan sát .
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha chính thức như sau:
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chính thức lường về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang, kết quả tiếp tục loại đi 02 biến TT6, AH1 vì hai biến này có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên bị loại. Kết quả phân tích chỉ cịn lại 28 biến quan sát với 7 thành phần. Trong đó có 6 thành phần độc lập gồm 24 biến quan sát, 1 thành phần phụ thuộc là Quyết định sử dụng với 4 biến quan sát.
Kết quả phân tích EFA:
Nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập với 24 biến quan sát thuộc sáu thành phần đề xuất ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang. Thành phần Quyết định sử dụng với 04 biến quan sát.
Kết quả Phân tích EFA lần 1: Kết quả phân tích EFA lần 1 loại biến
AH2 có hệ số tải Factor loading = 0.475 < 0.5 nên biến này sẽ bị loại, phải chạy EFA lần thứ hai.
Kết quả Phân tích EFA lần 2: Kết quả thể hiện trong bảng phân tích
nhân tố các biến độc lập lần thứ hai loại biến TC4 có hệ số Factor loading = 0.184 (0.660-0.476) < 0.5 sẽ bị loại, sau khi loại TC4 tiếp tục chạy EFA lần thứ ba.
Kết quả phân tích EFA lần 3: Kết quả thể hiện trong bảng phân tích
nhân tố các biến độc lập lần thứ ba thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu hệ số KMO = 0.715 và các biến quan sát là tương quan với nhau
trong tổng thể (Sig = 0.000 < 0.05). Như vậy, kết quả phân tích khám phá EFA các biến độc lập đã loại bỏ biến TC4, AH2 vì hệ số tải Factor loading < 0.5 nên không đạt yêu cầu nên bị loại khỏi phân tích tiếp theo. Các thành phần cịn lại đều đạt yêu cầu và có ý nghĩa trong thống kê.Kết quả ở bảng phân tích hồi quy thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố hình thành nên các thành phần đề xuất ban đầu có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang:
QĐSD = 0,126*CP+ 0,268*TC + 0,175*TT+0,472*AH (1.1)
Qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy trong sáu thành phần đề xuất có bốn thành phần ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang là: Ảnh hưởng xã hội, Sự tin cậy, Sự thuận tiện, Chi phí giao dịch. Thành phần Hình ảnh thương hiệu và Chính sách chiêu thị khơng có ý nghĩa thống kê, nghĩa là hai thành phần này chưa được khách hàng quan tâm đánh giá nhiều như các thành phần khác nhưng khơng có nghĩa là các thành phần này không tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang.
Thành phần Hình ảnh thương hiệu và Chính sách chiêu thị về mặt số liệu khơng có ý nghĩa thống kê có thể lý giải bởi một số nguyên nhân:
Thứ nhất, trong quá trình khảo sát, tìm hiểu những đánh giá của khách hàng trong bảng câu hỏi dễ nhầm lẫn giữa các mục hỏi trong thành phần Hình ảnh thương hiệu và Chính sách chiêu thị. Bên cạnh đó có thể các lỗi do xây dựng bảng câu hỏi chưa thật sự tốt, khách hàng vội vã trả lời các bảng câu hỏi nên số liệu phân tích cịn hạn chế.
Thứ hai, số lượng mẫu chưa đủ lớn, do trong thời gian phát phiếu câu hỏi trong tình hình dịch bệnh nên số lượng phiếu trả lời thu về khơng cao. Bên cạnh đó do tác giả chọn mẫu theo cách thu mẫu thuận tiện nên kết quả
điều tra cịn mang tính chủ quan của tác giả, cỡ mẫu chưa đại diện hết cho tổng thể mẫu.
Thứ ba, ngân hàng Agribank là một trong những ngân hàng có truyền thống lâu đời tại Việt Nam, Agribank là thương hiệu được biết đến từ nông thôn đến thành thị cho nên yếu tố hình ảnh thương hiệu được khách hàng xem như là tất yếu nên khơng quan tâm đánh giá. Về nhân tố Chính sách chiêu thị cũng có thể lý giải do hiện nay các chính sách của các ngân hàng tương đồng, chiến lược marketing tương đối giống nhau, các ngân hàng hiện nay điều sử dụng cách tiếp cận khách hàng theo truyền thống, không sáng tạo. Mặt khác, khách hàng hiện nay cũng ít quan tâm đến chiến lược marketing thông thường của các ngân hàng vì họ có thể tìm hiểu thơng tin trên các trang web chính thống của ngân hàng nên nhân tố này cũng mờ nhạt và không tác động mạnh đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng,… khách hàng hiện nay thường tập trung quan tâm vào các vấn đề như sự thuận tiện của sản phẩm, ảnh hưởng của xã hội và sự tin cậy của sản phẩm dịch vụ nhiều hơn các yếu tố khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các nhóm yếu tố khi quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang.
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều nhằm mục tiêu xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm. Xét về mục tiêu nghiên cứu thì đề tài này đơn giản hơn chỉ tập trung vào nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng dịch vụ thẻ tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang, cuối cùng là đề xuất kiến nghị những giải pháp cho ngân hàng nhằm tăng lưu lượng khách hàng sử dụng thẻ.