Các cơng trình nghiên cứu các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập cơng ty bằng quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 25 - 27)

thiện pháp luật về góp vốn thành lập cơng ty bằng quyền sở hữu trí tuệ

Hồn thiện pháp ḷt về góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT được đánh giá là một trong những nội dung căn bản trong các cơng trình nghiên cứu về góp vớn bằng quyền SHTT hiện nay. Tuy nhiên, để có thể đưa ra các giải pháp hồn thiện pháp ḷt về góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT phù hợp đòi hỏi phải xác định được các định hướng tổng thể phù hợp với các thể chế, chính sách, cũng như sự phát triển của kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu gần như chưa đề cập đến vấn đề này. Chủ yếu, trong hầu hết các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay đều trực tiếp đưa ra các giải pháp hồn thiện pháp ḷt về góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT. Vấn đề hồn thiện pháp ḷt về góp vớn thành lập công ty bằng quyền SHTT được đưa ra trong các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về đối tượng góp vốn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT.

Theo tác giả Tạ Thị Thanh Thủy42 cần ghi nhận khái niệm thương hiệu và làm rõ sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu trong pháp luật thực định. Tác giả Nguyễn Quang Duy17 kiến nghị cần bổ sung quy định về chuyển nhượng sản nghiệp thương mại Việc định giá sản nghiệp thương mại khá phức tạp, nên cần sử dụng cả cách thức định nghĩa mô tả các đặc trưng chủ yếu và cả cách thức liệt kê.

Thứ hai, về định giá quyền SHTT sử dụng để góp vốn. Về chủ thể có

quyền định giá quyền SHTT, Tác giả Lê Đức Hiền và Trương Quốc Hưng

21 cho rằng, trong thời gian tới, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cần được sửa đổi theo hướng đới với các tài sản trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu khi góp vớn phải do tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Đồng quan điểm với tác giả Lê Đức Hiền và Trương Q́c Hưng, tác giả Hồng Lan Phương34 cũng cho rằng, đối với việc định giá các tài sản trí tuệ nói chung, việc định giá

này nên trao cho một tổ chức định giá chuyên nghiệp để đảm bảo được tính chính xác tới đa khi tiến hành định giá. Trong khi dó, tác giả Võ Linh Giang

18 kiến nghị quy định về tổ chức định giá chuyên nghiệp cần được thay thế bằng Hội đồng về góp vớn như pháp luật của Cộng hòa Pháp đã quy định.

Về trách nhiệm pháp lý khi định giá sai quyền SHTT, tác giả Võ Linh Giang18 kiến nghị, Luật nên quy định cả trách nhiệm dân sự và hình sự đối với những chủ thể có hành vi định giá khơng chính xác giá trị của tài sản góp vớn. Tác giả cũng cho rằng pháp luật nên đặt ra trách nhiệm đối với tổ chức định giá khi định giá sai quyền SHTT. Đồng quan điểm nói trên, tác giả Hồng Lan Phương34 cũng đề xuất pháp luật cần quy định chế tài đối với các tổ chức định giá khi định giá tài sản trí tuệ cao hoặc thấp hơn giá trị thực tế của tài sản trí tuệ đó. Theo tác giả Nguyễn Quang Duy 17, Luật Doanh nghiệp cần phải dự liệu thêm trường hợp khi doanh nghiệp phá sản, nếu tài sản định giá sai thì quyền lợi của các chủ nợ sẽ giải quyết như thế nào và đồng nghĩa với việc này, thì ai sẽ là người đứng ra chịu về phần định giá sai này để cho các cổ đông, thành viên, tổ chức định giá và cả chủ nợ biết được quyền và lợi ích của mình sẽ được thực hiện như thế nào. Ngồi ra, về phần định giá tài sản đới với những tài sản vô hình cũng cần được pháp luật quy định cụ thể những đới tượng nào có thể định giá được đới với loại tài sản này.

Thứ ba, về thực hiện góp vốn bằng quyền SHTT. Tác giả Lê Đức Hiền và

Trương Quốc Hưng21 đề xuất đối với tài sản khơng đăng ký quyền sở hữu, việc góp vớn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vớn có xác nhận bằng biên bản. Nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, bí mật kinh doanh và các quyền tài sản khác xác lập quyền sở hữu không qua thủ tục đăng ký thì chỉ cần lập hợp đồng góp vớn bằng biên bản, mà khơng cần làm biên bản giao nhận tài sản”.

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w