Hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập cơng ty bằng quyền sở hữu trí tuệ phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh và chuyển hóa quyền

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 128 - 132)

2. Để hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT có hiệu quả cũng như hạn chế các rủi ro từ hoạt động này, việc thiết lập và sử dụng

4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập cơng ty bằng quyền sở hữu trí tuệ phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh và chuyển hóa quyền

Khái niệm quyền tự do kinh doanh đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Quyền tự do kinh doanh xuất phát từ lý thuyết chủ nghĩa tự do kinh tế được phát triển trong thời đại Khai sáng, và Adam Smith được coi là học giả đầu tiên xây dựng trên ý tưởng này. Ý tưởng về "nền kinh tế tự do" là trung tâm của toàn bộ lý thuyết kinh tế của Adam Smith. Ơng lập ḷn rằng sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế nên được giữ ở mức tối thiểu, nhưng ông cũng không phản đối việc cung cấp một số tài sản công cộng cơ bản của nhà nước. Nội dung của tự do trong kinh tế theo Adam Smith là việc tự do chọn nghề, tự do hành nghề, tự do sở hữu, tự do cạnh tranh được pháp luật bảo đảm.

Ở Việt Nam, quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Quyền tự do kinh doanh không phải là một quyền mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các quy định trước đây, thì nội dung quyền tự do kinh doanh của các chủ thể đã được mở rộng hơn. Điều này được thể hiện thông qua các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn. Qua đó, quyền tự do kinh doanh thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau: quyền tự do sở hữu; quyền tự do hợp đồng; quyền tự do thành lập doanh nghiệp; quyền tự do cạnh tranh; quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp và rút lui khỏi thị trường. Trong đó, quyền tự do hợp đồng, quyền tự do thành lập doanh nghiệp là tiền đề cho quyền tự do góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT.

Với việc ngày càng mở rộng quyền tự do kinh doanh kết hợp với chính sách thơng thống mà Việt Nam đã và đang ngày càng thu hút được nhiều đầu tư trong nước và nước ngồi. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực tuy nhiên, thớng kê cho thấy tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn thấp so với rất nhiều q́c gia khác trong cùng khu vực. Trong đó, đầu tư thơng qua chuyển giao cơng nghệ nói riêng và quyền SHTT nói chung chiếm một tỷ lệ rất thấp. Đây là một tình hình rất đáng lo ngại, bởi lẽ, trong nền kinh tế tri

thức, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, SHTT và cơng nghệ đóng vai trị nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hôi cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy chuyển hóa quyền SHTT thành vớn kinh doanh ở Việt Nam?

Ngày nay, nhận thức về SHTT đã có nhiều thay đổi. Khơng chỉ là một quyền sở hữu đơn thuần, quyền SHTT đang ngày càng đóng một vai trị quan trọng trong hình thành vốn trong các công ty. Trước đây, quyền SHTT chỉ được xem xét dưới khía cạnh đơn thuần là các quyền dân sự. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã mang lại một khía cạnh mới của quyền SHTT đó là nghiên cứu SHTT dưới góc độ vớn. Trong nền cơng nghiệp truyền thống, các hình thức vốn nổi tiếng, chẳng hạn như vốn hữu hình như tiền bạc, nhà ở, đất đai và các phương tiện sản xuất khác, đã mang lại lợi nhuận to lớn cho các doanh nghiệp. Nhưng tỷ lệ với sự phát triển kinh tế-xã hội và công nghệ, bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu, bí quyết và tài sản vơ hình khác, vớn cổ phần trong công ty đang phát triển. Theo thống kê từ các cơ quan chứa năng, vớn tài sản vơ hình nói chung tăng từ khoảng 20% lên khoảng 80% vốn trong doanh nghiệp. Ở một nghĩa nào đó, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đã được chuyển thành cạnh tranh cho SHTT như công nghệ cốt lõi và các thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, việc chuyển hóa quyền SHTT thành vớn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay cịn nhiều hạn chế. Sở dĩ như vậy là bởi vì trong một thời gian dài ở Việt Nam, trọng tâm nghiên cứu bảo vệ quyền SHTT tập trung vào khía cạnh dân sự của quyền SHTT mà bỏ qua nghiên cứu về quản lý quyền SHTT dưới góc độ vớn. Các nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết cơ bản như giá trị vốn SHTT và quản lý vốn SHTT không nhiều. So với vốn vật chất truyền thống như nhà ở và vật liệu sản xuất, quyền SHTT là vơ hình. Giá trị của vớn vật chất có thể được xác định dựa trên “thời gian lao động cần thiết về mặt xã hội”, nhưng giá trị của tài sản trí tuệ khơng

đó, vớn SHTT có đặc điểm khác với vớn vật chất truyền thống. Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp quản lý vốn truyền thống để quản lý vốn SHTT là không phù hợp. Mặt khác, dù luật doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập hệ thống đầu tư quyền SHTT nhưng chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi cụ thể về loại quyền SHTT nào có thể được đầu tư và cách đóng góp.

Xuất phát từ ngun nhân nói trên,việc hồn thiện pháp ḷt về góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT là yêu cầu tất yếu để thúc đẩy chuyển hóa quyền SHTT thành vốn kinh doanh, đồng thời đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của các chủ thể.

Để đạt được mục đích này, địi hỏi pháp ḷt về góp vớn thành lập công ty bằng quyền SHTT phải hồn thiện một sớ nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ góp vớn

thành lập cơng ty bằng quyền SHTT. Quan hệ góp vớn bản chất là một quan hệ dân sự mà ở đó các chủ thể có mới quan hệ bình bẳng với nhau. Ngay cả khi, Nhà nước là một chủ thể của quan hệ góp vớn thì quan hệ này cũng chỉ nên xem xét dưới khía cạnh quan hệ dân sự. Việc thể hiện quyền lực Nhà nước trong một quan hệ dân sự mà Nhà nước là một bên trong quan hệ dân sự đó là khơng phù hợp và sẽ mang tính áp đặt.

Thứ hai, xây dựng các quy định riêng rõ ràng và cụ thể về các vấn đề

liên quan đến hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT như đới tượng SHTT góp vớn, chuyển giao quyền SHTT, định giá quyền SHTT, ...Bởi lẽ, SHTT ở Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ với nhiều người. Nhiều chủ thể hiện nay dù ḿn sử dụng quyền SHTT để góp vớn nhưng lại phân vân không biết rằng đối tượng của mình có đủ điều kiện để góp vớn hay khơng, và việc góp vớn tiến hành như thế nào. Trong khi đó, các cơng ty có nhu cầu nhận góp vớn bằng quyền SHTT lại rất do dự không biết tài sản này sẽ được hạch toán như thế nào, thể hiện trên bảng cân đới ra sao. Vì vậy, dù nhu cầu góp vớn bằng quyền SHTT khơng ít nhưng pháp ḷt khơng có quy định rõ ràng, cụ

thể nên thay vì lựa chọn sử dụng quyền SHTT để góp vớn, họ sử dụng phương án li – xăng hay chuyển nhượng quyền SHTT.

Thứ ba, tăng cường hơn vai trò giám sát của nhà nước đới với hoạt động

góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT ở một chừng mực nhất định để đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT. Là một tài sản có đặc trưng riêng biệt so với các loại tài sản khác tuy nhiên trình tự, thủ tục góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT không khác gì đối với các tài sản thơng thường khác. Vì vậy, việc góp vớn thành lập công ty bằng loại tài sản này sẽ rất dễ đối diện với các rủi ro pháp lý cũng như hoạt động định giá quyền SHTT sẽ khó đảm bảo được tính khách quan, chính xác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các hoạt động khai thác thương mại quyền SHTT thơng qua hình thức góp vớn chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, một mặt, nhà nước tôn trọng quyền tự do thỏa tḥn góp vớn của các chủ thể, mặt khác nhà nước cần có cơ chế giám sát hoạt động góp vớn ở một chừng mực nhất định để tránh các tranh chấp, rủi ro phát sinh từ việc góp vớn bằng quyền SHTT.

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w