2. Để hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT có hiệu quả cũng như hạn chế các rủi ro từ hoạt động này, việc thiết lập và sử dụng
3.1.3. Quy định về đối tượng góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ
hữu trí tuệ
Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 đều quy định tài sản góp vớn có thể là quyền SHTT. Tuy nhiên, nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 quy định “ Tài sản góp vốn là giá trị quyền sở hữu trí tuệ” thì Luật Doanh nghiệp 2020 lại xác định “tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ”. Dù có khơng nhiều thay đổi, tuy nhiên quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 đã thể hiện chính xác về nội dung và đới tượng góp vớn. Theo đó, tài sản góp vớn là quyền SHTT chứ khơng phải là giá trị quyền SHTT.
Đối với quyền SHTT, pháp luật SHTT hiện hành phân loại dựa trên hai tiêu chí: (i) tính chất của quyền SHTT; (ii) đới tượng của quyền SHTT
(i) Dựa vào tính chất quyền, quyền SHTT được chia thành hai loại quyền bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản119; điều 19 và điều 20. Trong đó, quyền tài sản là các quyền thuộc chủ sở hữu quyền SHTT và có đủ điều kiện về tính chất tài sản để góp vớn. Điều này là phù hợp với khái niệm tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” (Điều 105). Bên cạnh các quyền tài sản, Luật SHTT
còn phân chia quyền nhân thân thành hai nhóm: quyền nhân thân gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao và quyền nhân thân có thể chuyển giao (quyền công bố tác phẩm thuộc quyền tác giả). Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả [111; Điều 20]. Nếu như nhiều quốc gia hiện nay quy định quyền công bố tác phẩm là quyền tài sản, thì Luật SHTT Việt Nam lại ghi nhận quyền cơng bớ tác phẩm dưới khía cạnh là quyền nhân thân. Quyền nhân thân này không dành cho tác giả - người trực tiếp sáng tạo tác phẩm mà thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển giao cho các chủ thể khác. Điều này dẫn đến một vấn đề đó là, nếu xét về bản chất thì quyền công bố tác phẩm là quyền tài sản với khả năng chuyển giao và mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu quyền SHTT. Tuy nhiên, quyền công bố tác phầm không thuộc một trong các loại tài sản được quy định tại Điều 102 Bộ luật Dân sự năm 2015, do đó quyền cơng bớ tác phẩm khơng được quyền sử dụng để góp vớn thành lập công ty.
(ii) Dựa trên đối tượng của quyền SHTT, quyền SHTT bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Quyền tác giả và quyền liên quan: Quyền tác giả được ghi nhận bảo hộ cho các chủ thể sáng tạo hoặc sở hữu đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đây là những đới tượng có ý nghĩa trong việc nâng cao đời sớng tinh thần cũng như sự hiểu biết của con người trong các lĩnh vực của đời sớng xã hội. Xuất phát từ ý nghĩa đó, những đới tượng là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được Nhà nước ghi nhận và bảo hộ. Ngoài việc ghi nhận và bảo hộ cho các chủ thể đã tạo ra
quyền của các chủ thể có cơng trong việc truyền tải tác phẩm đến cơng chúng, đó chính là chủ thể quyền liên quan. Đối tượng của quyền liên quan bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Các đới tượng của quyền liên quan được bảo hộ và sử dụng khi không gây phương hại đến quyền tác giả, không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm.
Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế (là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giai quyết các vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên); kiểu dáng cơng nghiệp (là hình dáng bên ngồi của sản phẩm, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc và sự kết hợp những yếu tố này); thiết kế bớ trí mạch tích hợp bán dẫn (là cấu trúc khơng gian của các phần tử và mối liên kết giữa các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn); nhãn hiệu (là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau); tên thương mại (là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh); chỉ dẫn địa lý (là dấu hiệu dùng để chỉ sản phầm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc q́c gia cụ thể); bí mật kinh doanh (là thơng tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ) và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với giống cây trồng: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giớng và vật liệu thu hoạch.
Có thể thấy, trong khi pháp luật doanh nghiệp chỉ ghi nhận quyền SHTT là tài sản góp vớn thì pháp ḷt SHTT lại khơng có quy định nào đề cập đến phạm vi các quyền SHTT được phép sử dụng để góp vớn. Điều này có thể gây khó khăn cho việc xác định quyền SHTT nào được góp vớn. Do thiếu cơ sở pháp lý về vấn đề này nên việc phạm vi các quyền SHTT góp vớn đươc xác
định dựa trên các quy định của pháp luật SHTT về các trường hợp hạn chế chuyển nhượng quyền SHTT tại Điều 139 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung các năm 2009 và 2019. Theo đó, quyền đối với chỉ dẫn địa lý là đối tượng khơng được sử dụng để góp vớn do khơng được phép chuyển nhượng. Tuy nhiên chỉ với quy định này để xác định về phạm vi quyền SHTT góp vớn là chưa đủ. Bởi lẽ việc sử dụng quyền đối với một số đối tượng như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và tên thương mại để góp vớn cần được xem xét.
Thứ nhất, đối với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận: Theo pháp
luật của CHLB Nga, nhãn hiệu tập thể không phải là đối tượng chuyển nhượng cũng như các thỏa thuận li – xăng [54; điều 1510]; bên cạnh đó BLDS của CHLB Nga cũng không xác định dấu hiệu chứng nhận là một loại nhãn hiệu mà được xem là hình thức chứng nhận tự nguyện. Cộng hòa Pháp cũng đã từng quy định nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là hai loại nhãn hiệu không được phép chuyển giao trừ trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu bị giải thể [80; Điều L715-2], tuy nhiên, nội dung này đã được sửa đổi, theo đó cho phép chuyển giao đới với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận nhưng chỉ được phép chuyển giao cho các chủ thể đáp ứng điều kiện đối với chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận [81, Điều L715-3 và Điều L715-8]. Luật SHTT năm 2005 và sửa đổi các năm 2009 và năm 2019 quy định để chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu phải đáp ứng được các điều kiện sau: (a) Việc chuyển nhượng không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gớc của hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu; (b) Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đới với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. Cụ thể, tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gớc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh
đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; Tổ chức có chức năng kiểm sốt, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gớc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đới với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép [119; Điều 87]. Với các quy định này cho thấy, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đòi hỏi chủ thể đăng ký phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Việc xác định về chủ thể đáp ứng điều kiện không phải do bên chuyển giao thực hiện mà được xác định bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, đới với hoạt động góp vớn, việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vớn được thực hiện sau khi các bên đã thỏa thuận về tài sản góp vớn. Vì vậy, rủi ro cao sẽ xảy ra vì nếu chủ thể nhận góp vớn được xác định là không đáp ứng được điều kiện để được cấp nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, từ đó dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ góp vớn là khơng thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng quyền đới với nhãn hiệu tập thể để góp vớn có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của các thành viên và đối với nhãn hiệu chứng nhận, việc góp vớn khó có thể xảy ra bởi lẽ, để có chức năng kiểm sốt, chứng nhận chất lượng…theo quy định thông thường phải là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực đó và các công ty không phải là chủ thể đáp ứng được điều kiện này. Vì lẽ đó, quyền đới với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận không phải là đối tượng để góp vớn.
Thứ hai, đới với tên thương mại: Dù Luật SHTT vẫn cho phép chuyển
nhượng quyền đối với tên thương mại nếu chuyển nhượng cùng với cơ sở sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quyền đối với tên thương mại sẽ chỉ được phép chuyển nhượng nếu chuyển nhượng cùng với cơ sở sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh hay nói cách khác, đó chính là việc chủ sở hữu “bán” doanh nghiệp của mình. Do đó, nếu
áp dụng quy định về chuyển nhượng này để xác định tên thương mại có quyền góp vớn thì vấn đề đặt ra là, nếu ḿn sử dụng quyền đới với tên thương mại để góp vớn có nghĩa là chủ thể góp vớn khơng chỉ chuyển quyền sở hữu tên thương mại mà còn phải đồng thời chuyển giao cả cơ sở và hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh gắn liền với tên thương mại. Do đó, khi góp vớn bằng quyền đới với tên thương mại, việc định giá không chỉ đối với tên thương mại mà định giá đới với tồn bộ cơ sở kinh doanh. Vấn đề đặt ra là khi góp vớn bằng tên thương mại, đới tượng được góp vớn ở đây sẽ được xác định và định giá như thế nào. Nếu ghi nhận riêng rẽ tài sản góp vớn khi góp vớn bằng tên thương mại thì sẽ không hợp lý ở chỗ, tên thương mại không thể chuyển nhượng độc lập. Bên cạnh đó, tác giả cho rằng, xét về bản chất, góp vớn bằng tên thương mại tương tự như hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đã bị hợp nhất, bị sáp nhập thì doanh nghiệp bị hợp nhất và sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại. Vì vậy, khơng thể ghi nhận tài sản góp vớn là tên thương mại trong vớn điều lệ mà chỉ ghi nhận việc góp vớn bằng các tài sản khác của doanh nghiệp. Vì vậy, quan điểm tác giả cho rằng quyền đối với tên thương mại khơng phải là đới tượng góp vớn mà đới tượng góp vớn trong trường hợp này chính là cơ sở kinh doanh gắn với tên thương mại.
Ngoài sự thiếu vắng các quy định về phạm vi các quyền SHTT được sử dụng để góp vớn, pháp ḷt doanh nghiệp cũng như pháp luật SHTT cũng khơng có quy định nào về các trường hợp quyền SHTT khơng được sử dụng để góp vớn. Trong một sớ trường hợp sau, quyền SHTT nên được xem xét cân nhắc để cho phép sử dụng góp vớn:
Một là, đối với các quyền SHTT đang bị tranh chấp về quyền sở hữu đới
tượng SHTT.
Việc góp vớn bằng quyền SHTT đang bị tranh chấp đới với các tài sản nói chung và quyền SHTT nói riêng tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hoạt động góp
có tranh chấp thì sẽ khơng được phép chuyển quyền sở hữu nếu tài sản đó đang có tranh chấp. Tuy nhiên, tranh chấp về quyền SHTT có nhiều dạng tranh chấp khác nhau như tranh chấp về quyền sở hữu, tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng, tranh chấp liên quan đến các hành vi xâm phạm về quyền nhân thân, quyền tài sản... Vậy, có phải trong mọi trường hợp khi đang có tranh chấp về quyền SHTT thì khơng được quyền góp vớn.
Hai là, trường hợp quyền SHTT đang li – xăng độc quyền trong phạm vi
lãnh thổ góp vớn.
Một trong những đặc trưng của quyền SHTT đó là cùng một thời điểm có thể có nhiều chủ thể khác nhau cùng sử dụng một đối tượng SHTT. Việc sử dụng của các chủ thể khác nhau đối với quyền SHTT thường xuất phát từ hoạt động khai thác thương mại quyền SHTT của chủ sở hữu như li-xăng, nhượng quyền thương mại... Chủ sở hữu quyền SHTT có thể đồng thời khai thác thương mại quyền SHTT dưới nhiều hình thức khác nhau mà không bị coi là vi phạm. Một hình thức khai thác thương mại phổ biến đối với quyền SHTT hiện nay đó là li-xăng.
Có hai hình thức: Một là, li-xăng độc quyền là sự thỏa thuận của các bên mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng SHTT, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng SHTT với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đới tượng SHTT đó nếu được phép của bên được chuyển quyền; Hai
là, li-xăng không độc quyền là thỏa thuận của các bên, mà theo đó, trong
phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đới tượng SHTT, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng SHTT không độc quyền với người khác. Về bản chất, việc li-xăng không làm mất đi quyền sở hữu của chủ sở hữu đới tượng SHTT. Bên cạnh đó, pháp ḷt hiện nay chỉ quy định đối với trường hợp li-xăng độc quyền, chủ sở hữu đối tượng SHTT không được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT đã li- xăng độc quyền cho bên thứ ba119, điều 143. Điều này có nghĩa là, việc
chuyển nhượng quyền SHTT trong trường hợp này không bị hạn chế. Vậy, trường hợp chủ sở hữu đới tượng SHTT ḿn góp vớn bằng quyền SHTT đã li – xăng độc quyền trong phạm vi lãnh thổ góp vớn thì liệu có được khơng hay phải chờ hết thời gian độc quyền. Bởi lẽ, nếu cho phép sử dụng quyền SHTT đang li – xăng độc quyền để góp vớn trong phạm vi li-xăng độc quyền thì đồng nghĩa với việc bên nhận góp vớn sẽ khơng được quyền sử dụng tài sản đó cho đến khi kết thúc thời hạn li – xăng độc quyền. Mặt khác, nếu cho phép góp vớn đới với quyền SHTT đang li – xăng thì đặt ra một số vấn đề sau: (i) hợp đồng li – xăng đã được thiết lập trước thời điểm góp vớn có cịn hiệu lực hay không; (ii) giải quyết vấn đề đến phí li-xăng như thế nào; (iii) nếu việc góp vớn ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên li-xăng thì giải quyết như