Quy định về hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 94 - 96)

2. Để hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT có hiệu quả cũng như hạn chế các rủi ro từ hoạt động này, việc thiết lập và sử dụng

3.1.4. Quy định về hợp đồng thành lập công ty và thỏa thuận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

bằng quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, nhiều q́c gia quy định hợp đồng thành lập công ty là điều kiện bắt buộc để thành lập công ty. Chẳng hạn, pháp luật của CHLB Nga quy định những người sáng lập công ty phải ký kết văn bản thỏa thuận thành lập công ty, trong đó xác định thủ tục hoạt động chung để thành lập công ty, quy mô vốn điều lệ của cơng ty, tỷ lệ phần vớn góp của từng thành viên sáng lập công ty cũng như số lượng, thủ tục và điều khoản thanh tốn phần vớn góp đó

76, điều 11. Bộ Luật Dân sự của Cộng hòa Pháp cũng đề cập tới hợp đồng thành lập công ty như một nội dung tất yếu phải có của cơng ty 55; Điều 1832.

Trong khi đó, ở Việt Nam, kể từ Luật Doanh nghiệp 1999 cho đến Luật Doanh nghiệp năm 2020 đều khơng đề cập đến loại hợp đồng này. Có chăng, trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã từng đề cập đến hợp đồng liên doanh, theo đó “hợp đồng liên doanh là văn bản ký kết giữa các bên

(Điều 2). Bản chất của hợp đồng liên doanh được đề cập đến trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 chính là hợp đồng thành lập công ty đã được quy định trong pháp luật nhiều quốc gia.

Đây có thể xem là một điểm thiếu sót trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, bản chất của hợp đồng thành lập công ty là sự thỏa thuận giữa các thành viên góp vớn nhằm tạo ra một thực thể pháp lý mới, trong đó nội dung chủ yếu là xác định quan hệ pháp ḷt giữa các thành viên góp vớn thành lập cơng ty. Hợp đồng này chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên góp vớn mà khơng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba. Việc xác lập hợp đồng thành lập cơng ty buộc các thành viên góp vớn phải thực hiện đúng nghĩa vụ góp vớn và chịu trách nhiệm nếu khơng thực hiện theo đúng thỏa thuận. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh từ hoạt động góp vớn, đặc biệt trong trường hợp khơng có cơ chế pháp lý điều chỉnh. Riêng đới với trường hợp thành viên góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT, hợp đồng thành lập cơng ty càng đóng vai trị quan trọng. Việc thiếu vắng quy định về loại hợp đồng này có thể khiến cho việc góp vớn thành lập cơng ty nói chung và góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT dễ gặp các rủi ro như rủi ro từ việc tài sản góp vớn khơng cịn thuộc quyền sở hữu của thành viên góp vớn hay đới tượng SHTT khơng cịn được bảo hộ...Bên cạnh đó, có thể dẫn đến sự trung thiếu trung thực của thành viên góp vớn về tài sản góp vớn.

Ḷt Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ đề cập tới cam kết góp vớn (đới với cơng ty TNHH và công ty hợp danh) và đăng ký mua cổ phần (đối với công ty cổ phần), tuy nhiên hình thức thế nào, nội dung ra sao thì khơng có quy định. Do đó, hiện nay chỉ có một văn bản chính thức được ghi nhận cho việc thành lập và hoạt động của công ty tại Việt Nam theo quy định của pháp ḷt doanh nghiệp đó chính là điều lệ cơng ty và một trong những nội dung cơ bản cần có trong đó là thỏa tḥn góp vớn, cụ thể “họ, tên,

của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với cơng ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;”[107; Khoản 2 Điều 24]. Tuy nhiên, chỉ với những

nội dung này để điều chỉnh quan hệ góp vớn của các thành viên, cổ đơng sáng lập thì sẽ có thể gặp phải những rủi ro và hạn chế như đã nói ở trên. Mặt khác, xét về bản chất, điều lệ công ty là văn bản cấu thành của công ty, và quy định “cuộc sớng bên trong” của nó [73; tr.67]. Điều lệ cơng ty không phải là thỏa thuận nhằm hình thành một công ty, mà là ấn định sự tồn tại của một chủ thể pháp luật mới, trong đó xác định các quan hệ của công ty bao gồm: cơ cấu tổ chức, chức năng và quyền hạn của các cơ quan trong công ty, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty…Về hình thức, điều lệ công ty là biểu hiện bên ngồi sự tồn tại hợp pháp của cơng ty [73].

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w