Lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 28 - 31)

Để thực hiện nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sử dụng các lý thuyết nghiên cứu sau đây:

* Lý thuyết về tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp: Tài sản trí tuệ là

những sản phẩm của hoạt động trí tuệ, là một yếu tớ quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp và đất nước. Khác với những tài nguyên khác như lao động, vớn, tiền, đất đai..., tài sản trí tuệ là nguồn tài nguyên khơng giới hạn mà mỗi doanh nghiệp đều có thể tạo ra. Sự tăng trưởng của tài sản trí tuệ là kết quả của hoạt động sáng tạo không ngừng nghỉ của con người. Các chuyên gia thương hiệu cho rằng, chúng ta đang sống trong môi trường của những tài sản trí tuệ, tài sản vơ hình. Những sản phẩm càng có nhiều tài

chúng ta phải trả thêm tiền cho bằng sáng chế công nghệ, bản quyền phát minh, thương hiệu... Hiện nay, sự tăng trưởng, sự phát triển, sự bền vững của tài sản vơ hình có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển của tài sản hữu hình mà chúng ta vô tình khơng để ý. Đây là thiệt thịi rất lớn đối với doanh nghiệp. Bởi vậy, để kinh doanh tài sản trí tuệ có hiệu quả, trước hết, doanh nghiệp cần có những hiểu biết nhất định về loại tài sản này. Doanh nghiệp cần phải coi trọng tài sản trí tuệ và có chiến lược kinh doanh, quản trị thích hợp với tài sản trí tuệ.

Thơng qua hoạt động kinh doanh tài sản trí tuệ, doanh nghiệp khơng chỉ thu hồi vớn chi phí đầu tư để tạo dựng và phát triển, bảo vệ tài sản trí tuệ, mà cịn làm cho giá trị của tài sản trí tuệ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, tài sản trí tuệ chỉ thực sự phát huy nếu có một thể chế bảo hộ quyền SHTT mang tính đầy đủ và hiệu quả. Để thực hiện được điều đó, hệ thớng pháp ḷt và thực thi pháp luật SHTT cần phải lập ra những nguyên tắc bảo hộ rõ ràng, có khả năng ngăn chặn cũng như phịng ngừa các hành vi cớ ý xâm phạm.

*Lý thuyết về góp vốn trong kinh doanh: Góp vớn là vấn đề then chốt

trong hoạt động kinh doanh. Xét về mặt pháp lý, góp vớn là hành vi pháp lý mà theo đó, người góp vớn chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người kinh doanh để đổi lại những lợi ích từ việc góp vớn. Thực tế, việc góp vớn hay hùn vớn là việc nhiều người cùng góp nguồn lực của mình để tạo nên một nguồn lực chung lớn hơn nhằm thực hiện ý tưởng kinh doanh mang lại mục đích sau cùng là lợi nḥn. Thơng qua hành vi góp vớn, mới quan hệ pháp lý được tạo lập, người góp vớn có nghĩa vụ phải chuyển giao những quyền tài sản của mình sang cho thương nhân. Việc dịch chuyển quyền sở hữu này có thể được thực hiện thơng qua giao kết hợp đồng thành lập công ty của các cổ đơng, thành viên góp vớn.

Trong khoa học pháp lý hiện đại, những đới tượng được chuyển giao trong quan hệ góp vốn để thành lập doanh nghiệp là tri thức, danh tiếng, quyền lợi…, đặc biệt là các sáng chế ứng dụng trong khoa học, y tế, kỹ thuật

không những phát triển, mà còn đem lại rất nhiều lợi nhuận. Tuy xuất hiện với dạng thức mới, nhưng bản chất lại chính là quyền tài sản hay nói cách khác, chúng là tài sản vô hình. Về cơ bản, tài sản vô hình là tài sản khơng có đặc tính vật lý, có thể chuyển giao, khai thác giá trị sử dụng và trị giá được bằng tiền. Ngày nay, pháp luật dân sự một sớ q́c gia cịn xem lợi ích, thơng tin là tài sản. Bằng hành vi góp vớn các thành viên, các cổ đông sáng lập đã tạo ra sản nghiệp ban đầu cho công ty để đổi lại quyền lợi của mình trong cơng ty. Đặc điểm của góp vớn bằng quyền SHTT cũng dựa trên đặc tính phi vật lý của tài sản. Đó là việc chuyển giao sẽ khơng thể xảy ra nếu không tạo lập một hình thức vật chất nhằm chứa đựng giá trị tài sản đem góp vớn (ghi nhận việc góp vớn thành lập cơng ty).

*Lý thuyết về quyền sở hữu trí tuệ: Quyền SHTT đề cập đến các quyền

hợp pháp được trao cho các chủ thể sáng tạo để bảo vệ thành quả sáng tạo của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, mọi cá nhân đều có quyền tự nhiên đới với sáng tạo trí tuệ của họ và cần được công nhận là tài sản của họ dù hữu hình hay vô hình. Việc ghi nhận quyền SHTT có thể xem xét ở hai khía cạnh: (i) đó là sự bảo vệ dành cho các thành quả của sự lao động sáng tạo trí tuệ; (ii) đây là một cơng cụ được sử dụng nhằm bù đắp các khoản chi phí, đầu tư về tiền bạc và cơng sức mà chủ thể sáng tạo đã bỏ ra vì nó cho phép các chủ thể sáng tạo độc quyền sử dụng đối tượng SHTT trong một khoảng thời gian. Việc trao những độc quyền như vậy là hợp lý vì chúng được coi là động lực cần thiết để những người sáng tạo đầu tư thời gian và tiền bạc vào các sáng tạo của họ và chia sẻ chúng. Vì vậy, trong khoảng thời gian nhất định, chủ thể sáng tạo được phép độc quyền khai thác và sử dụng tài sản trí tuệ của mình. Quyền SHTT có thể nhìn nhận dưới góc độ kinh tế hoặc pháp lý. Là một loại tài sản vơ hình nhưng đóng góp một vai trị rất lớn vào sự phát triển của mỗi quốc gia, vì vậy, cần thiết lập một cơ chế bảo hộ cũng như thương mại hóa đới với tài sản trí tuệ này.

*Lý thuyết về quyền tự do kinh doanh: Quyền tự do kinh doanh là khả

năng của con người theo ý chí nguyện vọng và vì lợi ích của mình quyết định cách thức thực hiện các hoạt đọng sản xuất, kinh doanh từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để tạo ra lợi nhuận. Điều 23 khoản 1 của Tuyên ngôn Q́c tế về nhân quyền năm 1948 nói rằng: “Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chớng thất nghiệp”. Từ đó cho thấy, chủ thể hưởng quyền có thể tự do lựa chọn những hình thức kinh doanh mình ḿn và vận hành nó như nghề nghiệp của mình. Nó cũng mang tinh thần của “quyền tự do kinh doanh” khi “kinh doanh” được coi là một nghề nghiệp không vi phạm pháp luật.

Vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào từ sản xuất đến cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần phải có vớn. Về mặt kinh tế, vốn là phương tiện kinh doanh. Các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau có cách nhìn nhận và quy định khác nhau về tài sản được coi là vớn góp để thành lập doanh nghiệp. Phạm vi rộng, hẹp của những loại tài sản được coi là vớn góp vào thành lập doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh, hạn chế hay thúc đẩy việc khởi nghiệp của cá nhân.

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w