2. Để hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT có hiệu quả cũng như hạn chế các rủi ro từ hoạt động này, việc thiết lập và sử dụng
3.1.5. Quy định về định giá quyền sở hữu trí tuệ góp vốn
Định giá được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ 108, điều 3. Thông qua hoạt động định giá, giá trị của quyền SHTT sửdụng để góp vớn sẽ được xác định cụ thể, từ đó, xác định được tỷ lệ góp vớn mà thành viên, cổ đơng đóng góp. Đới với các tài sản góp vớn khơng phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng nói chung đều phải được định giá và thể hiện thành tiền Việt Nam. Pháp luật về định giá quyền SHTT bao gồm các quy định về chủ thể định giá; phương pháp định giá; trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập trong trường hợp định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Thứ nhất, về chủ thể định giá quyền SHTT
Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “1.Tài sản góp vốn
hiện thành Đồng Việt Nam. 2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận”.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép việc định giá tài sản góp vớn có thể do chính các thành viên, cổ đơng sáng lập định giá tài sản góp vớn hoặc thơng qua tổ chức định giá độc lập và được sự chấp thuận của trên 50% thành viên. Mặc dù, các thành viên, cổ đông sáng lập được quyền định giá theo nguyên tắc nhất trí nhưng việc định giá một tài sản vô hình là không hề dễ dàng. Vì vậy, nếu cho phép các thành viên định giá mà khơng có sự định giá của các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp thì sẽ có thể dẫn đến hậu quả là định giá q cao hoặc q thấp quyền SHTT góp vớn. Điều này, sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi ích của cơng ty cũng như các chủ thể có liên quan khác, đồng thời, vấn đề trách nhiệm cũng sẽ đặt ra đối với các thành viên, cổ đông sáng lập. Vì vậy, việc cho phép sự tham gia của tổ chức thẩm định giá trong hoạt động định giá quyền SHTT góp vớn là hết sức hợp lý và cần thiết, bởi lẽ: (i) Việc định giá quyền SHTT không thể sử dụng các phương pháp thông thường như định giá các loại tài sản khác. Bản thân các thành viên khó có thể tự mình tiến hành định giá loại tài sản này; (ii) So với nhiều nước trên thế giới, hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT diễn ra khá muộn và cũng chưa phổ biến như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhiều chủ thể hiện nay còn chưa nhận thức rõ về giá trị của loại tài sản này; (iii) Thực tế cho thấy, các thành viên góp vớn thường có xu hướng định giá q cao quyền SHTT được sử dụng để góp vớn thành lập cơng ty. Sự tham gia của tổ chức thẩm định giá sẽ giúp cho hoạt động định giá dễ dàng hơn cũng như đảm bảo cho việc xác định giá trị tài sản góp vớn được chính xác hơn.
Pháp ḷt nhiều q́c gia hiện nay cũng có ghi nhận về sự tham gia của tổ chức thẩm định giá, thẩm định viên trong hoạt động định giá tài sản
góp vớn thành lập cơng ty. Tuy nhiên, nếu như pháp luật các quốc gia quy định vai trò của tổ chức thẩm định giá, thẩm định viên định giá mang tính chất độc lập với việc định giá của các thành viên, cổ đông sáng lập thì pháp luật Việt Nam lại quy định, trường hợp nếu các thành viên, cổ đông sáng lập lựa chọn tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vớn phải được trên 50% thành viên, cổ đông sáng lập chấp tḥn. Do đó, nếu từ 50% trở x́ng đa sớ thành viên, cổ đông sáng lập không chấp thuận với giá mà tổ chức thẩm định giá đưa ra thì phải tiến hành thẩm định giá lại hoặc các thành viên lại phải tự mình tiến hành định giá hoặc thuê một tổ chức thẩm định giá khác. Quy định này sẽ khiến cho hoạt động định giá khó có thể đảm bảo được tính khách quan.
Bên cạnh đó, mặc dù cho phép sự tham gia của tổ chức định giá chuyên nghiệp nhưng trách nhiệm trong trường hợp định giá sai tài sản góp vớn chỉ đặt ra đới với thành viên, cổ đơng sáng lập, cịn tổ chức định giá không phải chịu bất cứ một trách nhiệm gì từ việc định giá sai tài sản góp vớn. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu rằng quy định này xuất phát từ việc giá mà tổ chức thẩm định giá đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, cịn quyền quyết định về giá tài sản góp vớn vẫn thuộc về các thành viên, cổ đông sáng lập. Do đó, trách nhiệm chỉ đặt ra đới với thành viên, cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, thông thường đối với quyền SHTT, khi các thành viên, cổ đông sáng lập không thể tự mình định giá quyền SHTT thì mới cần có sự tham gia của tổ chức thẩm định giá. Vì vậy, nếu chỉ đặt ra trách nhiệm đối với các thành viên, cổ đông sáng lập trong trường hợp này là khơng hợp lý. Chưa kể đến trường hợp chủ thể góp vớn bằng quyền SHTT và tổ chức thẩm định giá có sự đồng tḥn trong việc cớ ý định giá cao hơn giá trị thực tế quyền SHTT góp vớn, trong khi đó các chủ thể góp vớn khác khơng hề biết.
Khơng chỉ có vậy, quy định về chủ thể có quyền định giá hiện nay cũng có sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và văn bản pháp luật khác. Luật
lập theo nguyên tắc nhất trí. Tuy nhiên, theo thông tư liên tịch sớ 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC đới với góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT do Nhà nước đầu tư kinh phí thì quyền định giá quyền SHTT góp vớn lại thuộc về Nhà nước (bao gồm đại diện chủ sở hữu Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà giao quyền). Quy định này khiến cho vai trị của chủ thể góp vớn là Nhà nước trở nên khác biệt hơn so với các chủ thể góp vớn khác. Theo đó, thay vì một mới quan hệ pháp lý bình đẳng giữa các chủ thể góp vớn theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì quyền định giá trong trường hợp này lại chỉ dành cho một chủ thể góp vớn là Nhà nước. Đây là một quy định khơng hợp lý, bởi lẽ, quan hệ góp vớn là quan hệ pháp luật mà trong đó các chủ thể góp vớn có quan hệ bình đẳng với nhau. Nhà nước trong quan hệ góp vớn cũng có vai trị bình đẳng như các chủ thể góp vớn khác, khơng thể cho phép Nhà nước với tư cách một thành viên góp vớn lại có một đặc quyền hơn so với các thành viên góp vớn khác.
Thứ hai, về các phương pháp định giá quyền SHTT
Pháp luật Việt Nam đã có các quy định cụ thể về phương pháp định giá, quyền định giá đới với quyền SHTT khi góp vớn thành lập cơng ty. Bộ Tài chính đã đưa ra Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 về thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014, theo đó, có ba cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vơ hình nói chung và quyền SHTT nói riêng, bao gồm: (i) Tiếp cận từ thu nhập; (ii) Tiếp cận từ thị trường: (iii) Tiếp cận dựa vào chi phí. Đây là ba cách tiếp cận cơ bản được sử dụng phổ biến để định giá quyền SHTT không chỉ ở Việt Nam mà cịn ở các q́c gia trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu như nhiều quốc gia hiện nay cho phép các chủ thể định giá tự lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp, thì theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, “Doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá (sau đây gọi là
thẩm định viên), khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo quy định của pháp luật cần thực hiện những quy định của tiêu chuẩn này
trong quá trình thẩm định giá tài sản vơ hình”. Quy định này đồng nghĩa với
việc các chủ thể định giá chỉ được phép lựa chọn các phương pháp đã được quy định trong Tiêu chuẩn thẩm giá sớ 13. Quy định mang tính chất bắt buộc này dường như chỉ phù hợp trong trường hợp việc góp vớn bằng quyền SHTT có sự tham gia của cơ quan nhà nước. Cịn đới với các trường khác, quy định này chỉ nên có mang tính hướng dẫn và tham khảo cho các chủ thể khi tiến hành định giá quyền SHTT góp vớn. Bởi lẽ, trên thế giới ngồi các phương pháp định giá cơ bản nói trên, nhiều phương pháp định giá quyền SHTT cũng đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến như phương pháp "quy tắc ngón tay cái" hay cịn gọi là “quy tắc 25%” (25% rule), quy tắc “50.000 đô la”, phương pháp “từ trên xuống” (top-down), phương pháp thẻ ghi điểm tri thức (knowledge capital scorecard)... Mỗi phương pháp định giá đều có ưu, nhược điểm và theo đánh giá hiện nay chưa có một phương pháp nào được xem là phương pháp toàn diện. Với các phương pháp định giá khác nhau có thể cho ra giá trị khác nhau. Tuy nhiên, thay vì quy định mang tính bắt buộc, Luật chỉ nên quy định mang tính chất định hướng, việc lựa chọn phương pháp định giá nên để các chủ thể định giá thỏa thuận lựa chọn.
Thứ ba, trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập trong trường hợp
định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá
Tất cả các hoạt động của công ty là không thể tách rời vốn, và nguồn vốn đầu tiên phụ thuộc nhiều nhất vào phần vớn góp của thành viên, cổ đơng cơng ty. Nói cách khác, sự đóng góp của các thành viên, cổ đơng là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cơng ty, và đóng vai trị cớt lõi quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty. Do đó, để đảm bảo vớn hoạt động cho cơng ty khi thành lập cũng như đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với các chủ thể khác mà pháp luật quy định các thành viên, cổ đông sáng lập sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp định giá sai tài sản
một trong những hành vi bị cấm theo Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp 2020. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định: “Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao
hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đơng sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế”. Với quy định này có thể hiểu rằng, việc định giá
sai tài sản góp vớn chỉ trong trường hợp cớ ý thì các thành viên, cổ đông sáng lập mới phải chịu trách nhiệm đóng góp thêm phần chênh lệch cũng như chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại do cớ ý định giá sai tài sản góp vớn. Vậy, cơ sở nào để chứng minh được rằng hành vi định giá sai tài sản góp vớn là cớ ý hay vơ ý thì hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn. Đối với các loại tài sản khác, việc định giá có thể dễ dàng hơn, nhưng định giá quyền SHTT có thể nói là hết sức phức tạp. Vì vậy, việc định giá cao hơn so với giá trị thực tế của quyền SHTT góp vớn hồn tồn có thể xảy ra. Nếu dựa trên hành vi cố ý định giá sai quyền SHTT để góp vớn để xác định trách nhiệm của các thành viên, cổ đông sáng lập là một điều không dễ dàng.
Mặt khác, Luật Doanh nghiệp năm 2020 chỉ quy định khi định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vớn, các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới góp thêm phần giá trị chênh lệch nhưng tỷ lệ đóng góp giữa các thành viên như thế nào lại không được quy định cụ thể.