Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 117 - 119)

2. Để hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT có hiệu quả cũng như hạn chế các rủi ro từ hoạt động này, việc thiết lập và sử dụng

3.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, pháp luật về góp vốn thành lập cơng ty bằng quyền sở hữu trí tuệ đang dần được hồn thiện

Kể từ thời điểm Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời, góp vớn bằng quyền SHTT dường như chỉ là một quy định mang tính hình thức khi mà thiếu vắng hồn tồn các quy định cho việc góp vớn bằng loại tài sản này. Bên cạnh đó, các quy định pháp ḷt về đới tượng góp vớn là quyền SHTT cịn nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Quyền SHTT ở thời điểm này được điều chỉnh chủ yếu trên phương diện quyền dân sự. Vì vậy, góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT là một điều dường như khó có thể thực thi trên thực tế. Bởi lẽ, hình thức góp vớn nào được phép, đới tượng nào được quyền góp vớn, thủ tục góp vớn bằng quyền SHTT như thế nào...đều khơng có câu trả lời. Bên cạnh đó, một vấn đề hết sức khó khăn nếu góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT đó chính là vấn đề định giá. Song, ở thời điểm đó, với một nhận thức chưa đầy đủ về quyền SHTT và giá trị quyền SHTT thì việc định giá quyền SHTT lại là một điều khơng thể. Do đó, việc góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT chỉ được thực hiện khi cơng ty nước ngồi thành lập các công ty liên doanh với các công ty ở Việt Nam. Điển hình là một số trường hợp như trường hợp liên doanh giữa tập đồn Unilever và cơng ty Hóa phẩm P/S hay liên doanh giữa Tập đồn Colgate Palmolive và Cơng ty Sơn Hải

Cùng với Luật Doanh nghiệp 2005 là sự ra đời của Luật SHTT 2005. Có thể xem đây là một bước tiến cho việc nhận thức về vai trò cũng như giá trị của quyền SHTT. Thay vì nhìn nhận quyền SHTT dưới góc độ quyền dân sự, các khía cạnh về khai thác thương mại quyền SHTT cũng được pháp luật điều chỉnh. Từ đó, hành lang pháp lý cho hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT đã bắt đầu được hình thành. Tuy nhiên, một số nội dung

vẫn chưa quy định rõ ràng như hình thức, đối tượng...và đặc biệt là thiếu một văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc định giá quyền SHTT.

Cho đến thời điểm hiện nay, pháp ḷt về góp vớn thành lập công ty bằng quyền SHTT đã chứa đựng các nội dung cơ bản cần có cho hoạt động góp vớn thành lập công ty bằng loại tài sản này như hình thức góp vớn, chủ thể góp vớn, đới tượng góp vớn, thực hiện góp vớn bằng quyền SHTT ... và lần đầu tiên đã có một văn bản riêng hướng dẫn việc định giá đới với tài sản vơ hình nói chung và quyền SHTT nói riêng.

Thứ hai, việc thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT trên thực tế đã tuân thủ các quy định cơ bản đối với việc góp vốn bằng loại tài sản.

Có thể nói rằng, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT. Nhờ đó, các chủ thể có thể tự do thực hiện quyền của mình đối với tài sản quyền SHTT cũng như tạo ra một nền tảng mới cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời đại nền kinh tế tri thức. Đồng thời, nó là động lực thúc đẩy cho chiến lược phát triển về SHTT ở Việt Nam hiện nay. Thực tiễn thực hiện pháp luật cho thấy, phần lớn việc góp vớn thành lập cơng ty bằng quyền SHTT đã tuân thủ các quy định cơ bản của pháp ḷt về đới tượng góp vớn, chủ thể góp vớn, trình tự thủ tục góp vớn, hình thức chuyển giao quyền SHTT góp vớn. Theo báo cáo thường niên của cục SHTT Việt Nam [10], số lượng hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN đối với các đối tượng phải đăng ký bảo hộ năm 2017 là 1015, năm 2018 là 950, năm 2019 là 1176; số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng năm 2017 là 178, năm 2018 là 239, năm 2019 là 228. Trong đó, chuyển giao quyền SHTT đều đảm bảo do chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể được chủ sở hữu cho phép thực hiện. Đối tượng của các hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng trong các hợp đồng nói trên đều là các đới tượng được phép chuyển giao theo quy định của Luật SHTT.

Một phần của tài liệu GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w