Nội dung về quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHỤC hồi và PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH SAU đại DỊCH COVID 19 tại CÔNG TY lữ HÀNH FIDITOUR CHI NHÁNH (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu của khóa luận

1.4.2 Nội dung về quản trị rủi ro

1.4.2.1 Nhận dạng – phân tích- đo lường rủi ro

 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức bao gồm nguồn gốc rủi ro, đối tượng rủi ro và tổn thất.

 Phân tích rủi ro

Sau khi nhận diện được rủi ro, bước tiếp theo là phải phân tích nó, nhằm tìm hiểu nguồn gốc hình thành, bản chất cũng như tìm ra các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa.

 Đo lường rủi ro

Doanh nghiệp cần phải đo lường được tần suất xuất hiện của rủi ro, loại rủi ro nào xuất hiện thường xuyên, loại rủi ro nào ít xuất hiện. Bên cạnh đó, tìm hiểu về mức độ nghiêm trọng của rủi ro cũng rất quan trọng.

Bảng 1.1. Bảng ma trận đo lường rủi ro

Tần suất xuất hiện

Mức độ nghiêm trọng

Cao Thấp

Cao I II

Thấp III IV

(Nguồn: Giáo trình Quản trị rủi ro & khủng hoảng)

Những rủi ro nào rơi vào ô I thì cần phải được xử lý trước, kế đến là ô IIIII, cuối cùng mới đến ô IV.

1.4.2.2 Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro.

Kiểm soát là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chương trình hành động,… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức

Có nhiều biện pháp để kiểm soát

 Biện pháp né tránh rủi ro

- Chủ động né tránh rủi ro trước khi xảy ra

- Né tránh bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây nên rủi ro.

 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất

- Tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn ngừa tổn thất - Tập trung tác động vào môi trường rủi ro

 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất - Cứu vớt tài sản còn sử dụng được - Chuyển nợ

- Dự phòng - Phân tán rủi ro

1.4.2.3 Tài trợ rủi ro. Có 2 biện pháp tài trợ - Tự khắc phục rủi ro - Chuyển giao rủi ro

1.4.3 Phân loại rủi ro

Có nhiều cách phân loại rủi ro khác nhau và theo Quản trị rủi ro & khủng hoảng (2009) của Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn, dưới đây là những cách tiếp cận phổ biến nhất

 Phân loại theo nguồn gốc rủi ro

- Rủi ro do môi trường thiên nhiên

- Rủi ro do môi trường văn hóa

- Rủi ro do môi trường xã hội

- Rủi ro do môi trường chính trị

- Rủi ro do môi trường pháp luật

- Rủi ro do môi trường kinh tế

- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức

- Rủi ro do nhận thức của con người

 Phân loại rủi ro theo môi trường tác động

- Môi trường bên trong của tổ chức

- Môi trường bên ngoài của tổ chức

 Phân loại theo đối tượng chiu rủi ro

- Rủi ro về tài sản

- Rủi ro về nhân lực

- Rủi ro về trách nhiệm pháp lý

 Phân loại theo các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động

- Rủi ro trong công nghiệp

- Rủi ro trong nông nghiệp

- Rủi ro trong kinh doanh thương mại

- Rủi ro trong hoạt động ngoại thương

- Rủi ro trong kinh doanh du lịch

- Rủi ro trong đầu tư

- …

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHỤC hồi và PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH SAU đại DỊCH COVID 19 tại CÔNG TY lữ HÀNH FIDITOUR CHI NHÁNH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w