5. Kết cấu của khóa luận
1.5 Cơ sở lý luận về quản trị khủng hoảng
Theo khái niệm trong Quản trị rủi ro & khủng hoảng (2009) của các tác giả Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn thì: “Quản trị khủng hoảng là quá trình tiếp cận khủng hoảng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống để nhận dạng, kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu những ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng, tình trạng có khả năng gây tác động bất lợi về mặt tài chính cho tổ chức và có thể hủy hoại uy tín của tổ chức, đồng thời tìm cách tận dụng, khai thác những cơ hội xuất hiện trong khủng hoảng đem lại lợi ích cho tổ chức”.
1.5.2 Phân loại về khủng hoảng
Một số phân loại chủ yếu của khủng hoảng như sau: - Khủng hoảng do thiên tai: bão, lũ, hạn hán, dịch bệnh…
- Khủng hoảng do vấn đề về kinh tế: nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, tình trạng lạm phát gia tăng, áp lực tài chính lớn…
- Khủng hoảng về y tế: Sars (2003), Covid- 19,…
- Khủng hoảng do thảm họa công nghiệp: rò rỉ hóa chất, tràn dầu, các vụ cháy… - Khủng hoảng do vấn đề chính trị: chịu tác động của các chính sách bất lợi từ chính phủ, bị thanh tra kiểm tra nhiều lần, bị phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp khác…
- Khủng hoảng do tai nạn: tai nạn lao động, tai nạn giao thông…
- Khủng hoảng do có hiện tượng tử vong: khách hàng bị tử vong, người lao động bị tử vong, lãnh đạo tử vong…
- Khủng hoảng sự cố gây nên bởi các thiết bị hư hỏng: hệ thống máy tính bị tấn công, hệ thống bảo vệ bị xâm nhập, hỏng dây chuyền sản xuất…
- Khủng hoảng do bị phá hoại, khủng bố: bị đe dọa tống tiền, bị vu khống…
- Khủng hoảng do vấn đề bên trong tổ chức: sự mất đoàn kết nội bộ, nhân viên đình công, ăn cắp tiền hoặc công nghệ…
1.5.3 Những việc cần làm trước, trong và sau khi gặp khủng hoảng
Trước khủng hoảng Lập ban quản trị khủng hoảng
Thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ chức về mọi mặt Xây dựng các kế hoạch nhằm quản trị khủng hoảng
Thực hiện các hoạt động đào tạo, huấn luyện cho những người có liên quan trong công tác quản trị khủng hoảng
Trong khủng hoảng Tìm hiểu tình hình thực tế
Phân tích nguyên nhân gây ra khủng hoảng Thông tin liên lạc
- Cần thông báo cho tất cả thành viên có liên quan về cuộc khủng hoảng
- Người phát ngôn trong cuộc khủng hoảng có vai trò quan trọng, nên chọn người có khả năng giao tiếp và thuyết phục người nghe đảm nhận vai trò này
Dự báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai, gồm: - Các tình huống tồi tệ nhất
- Các tình huống tốt đẹp nhất
Đánh giá chung về công tác quản trị khủng hoảng
Sau khủng hoảng
- Đánh giá và rút kinh nghiệm, các ưu và nhược điểm trong quá trình quản trị khủng hoảng
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa các lý luận nền tảng từ các khái niệm về du lịch và khách du lịch sẽ giúp định hướng cho các giải pháp. Bên cạnh đó, các lý luận về quản trị học giúp doanh nghiệp có thể đánh giá, nhận định các môi trường từ bên ngoài vào trong nhằm đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các lý luận về rủi ro và khủng hoảng sẽ là nền tảng để đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp có thể đối phó được sự bùng phát dịch trong tương lai.
CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH COVID- 19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH FIDITOUR
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1 Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19 đến du lịch thế giới và Việt Nam2.1.1 Ảnh hưởng của dịch Covid- 19 đến du lịch thế giới 2.1.1 Ảnh hưởng của dịch Covid- 19 đến du lịch thế giới
Du lịch quốc tế đối mặt với cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong lịch sử. Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp chưa từng có về sức khỏe, xã hội và kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19. Du lịch và lữ hành là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề.
2Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) “UNWTO World Tourism Barometer and Statistical Annex, December 2020”, sự sụt giảm ước tính của du lịch quốc tế vào năm 2020 tương đương với thiệt hại khoảng 1 tỷ lượt khách và 1,1 nghìn tỷ USD doanh thu từ du lịch quốc tế. Sự sụt giảm này của du lịch quốc tế có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế ước tính trên 2 nghìn tỷ đô la Mỹ trong GDP toàn cầu, hơn 2% GDP của thế giới vào năm 2019.
Bất chấp sự cải thiện nhẹ được ghi nhận trong các tháng cao điểm mùa hè là tháng 7 vào tháng 8, kết quả trở nên tồi tệ hơn vào tháng 9 và tháng 10, bị đè nặng bởi sự gia tăng đột biến trong các trường hợp COVID-19, việc áp dụng lại các hạn chế và khuyến cáo đi lại, đặc biệt là ở châu Âu, và việc đóng cửa biên giới đang diễn ra. Ở nhiều điểm đến, đặc biệt là ở Châu Á và Thái Bình Dương.
3Châu Á và Thái Bình Dương đã giảm 82% lượng khách đến từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020. Trung Đông ghi nhận mức giảm 73%, trong khi Châu Phi giảm 69% trong khoảng thời gian 10 tháng này. Lượng khách quốc tế đến ở cả châu Âu và châu Mỹ đều giảm 68%.
Biểu đồ 2.1 So sánh lượng khách du lịch quốc tế từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2019 và năm 2020 (%)
(Nguồn: World Tourism Organization)
4Dựa trên xu hướng hiện tại, UNWTO dự kiến lượng khách quốc tế sẽ giảm từ 70% đến 75% trong cả năm 2020. Điều này có nghĩa là du lịch quốc tế có thể đã trở lại mức của 30 năm trước.
2.1.2 Ảnh hưởng của dịch Covid- 19 đến du lịch Việt Nam và thành phố Đà Nẵng
2.1.2.1 Ảnh hưởng của dịch Covid- 19 đến du lịch Việt Nam
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến và khách nội địa có sự gia tăng đáng kể. Việt Nam ngày càng được quốc tế biết đến nhiều hơn qua những chương trình thực tế, thước phim ấn tượng, những đoạn quảng cáo quảng bá du lịch nước nhà thông qua báo giới quốc tế. Nhiều điểm đến mới lạ được khám phá; Nhiều sản phẩm, dịch vụ được nâng cấp nhằm đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Chính vì điều này, mà trong thời gian qua, nhiều điểm du lịch được bình chọn là điểm yêu thích của du khách quốc tế. Đây chính là sự nổ lực của các nhà chức trách, của các nhà cung ứng du lịch, của toàn khối nhân viên phục vụ và toàn dân tộc đã
3 https://www.e-unwto.org/doi/abs/10.18111/wtobarometereng.2020.18.1.7 4 https://www.e-unwto.org/doi/abs/10.18111/wtobarometereng.2020.18.1.7
đồng lòng xây dựng những hình ảnh đẹp trong mắt du khách nhằm khẳng định vị trí và vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
5Trong tháng 1/2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 2 triệu lượt. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã làm đóng băng hoạt động du lịch toàn cầu. Từ cuối tháng 3/2020, hoạt động du lịch quốc tế đã ngừng trệ đến nay. Năm 2020, các chỉ tiêu đều giảm mạnh: Khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu từ khách du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 58,7%.
Theo Tổng cục thống kê, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng.
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2020
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2021)
Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Myanmar, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay.
2.1.2.2 Ảnh hưởng của dịch Covid- 19 đến du lịch tại TP Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng thuộc một trong những thành phố có tốc độ phát triển Du lịch vượt bậc. Không phải ngẫu nhiên mà Đà Nẵng được bình chọn là thành phố an toàn và 5 https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/35302
đáng sống nhất tại Việt Nam, là Singapore thu nhỏ của bán đảo Đông Dương. Đà Nẵng được bao quanh bởi núi non hùng vĩ, biển cả bao la và nhiều làng nghề truyền thống in dấu ấn văn hóa lâu đời cũng như các công trình kiến trúc hiện đại nổi bật như Cầu Vàng Bà Nà Hills- được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn top đầu danh mục trong 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới. “Thành phố đáng sống”, “Thành phố của những cây cầu”, “Thành phố của sự kiện”,… không chỉ đơn giản là những cái tên mà nó chính là niềm tự hào của con người Đà Nẵng đã góp công xây dựng để có một thành phố như ngày hôm nay. Những năm qua, Đà Nẵng đã đại diện nước nhà, tổ chức nhiều sự kiện lớn nhỏ mang tầm quốc tế và khu vực, điển hình như: Tuần lễ cấp cao APEC (2017), lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Ironman 70.3 Châu Á- Thái Bình Dương (2019), sự kiện trình diễn kinh khí cầu (2019), Miss World Việt Nam 2019, cuộc thi Marathon quốc tế tại Việt Nam (2019) và rất nhiều sự kiện khác. Chính vì điều này, Đà Nẵng đã thu hút rất nhiều báo giới, khách du lịch trong và ngoài nước trong thời gian qua.
Tuy nhiên, bùng nổ dịch Covid- 19 đã làm tê liệt mọi hoạt động du lịch tại Đà Nẵng. Đặc biệt, khi Đà Nẵng trở thành tâm dịch trong đợt dịch lần 2, thì ngành du lịch đóng băng hoàn toàn. Ảnh hưởng nặng nề đến các ngành cung ứng dịch vụ, nguồn lực lao động và các ngành nghề có liên quan khác.
Đà Nẵng nhanh chóng thực hiện công tác giãn cách xã hội. Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong các đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19, Sở đã chủ động kết nối, hỗ trợ chi phí ăn ở cho 1000 du khách bị mắc kẹt tại Đà Nẵng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Ngoài ra, tháng 8/2020, Đà Nẵng đã thực hiện 7 chuyến bay giải cứu đưa 1.453 khách về Hà Nội và TPHCM. Điều này đã tiêu tốn rất nhiều ngân sách của thành phố.
Ngày 13/3/2020, Chính phủ Việt Nam quyết định không cho người nhập cảnh đến hoặc từng đi qua vùng dịch, tạm dừng cấp thị thực tại cửa khẩu cho người nước ngoài.
6Theo Sở kế hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng, lũy kế 11 tháng đầu năm 2020, tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 2.434,3 nghìn lượt, giảm 63,9% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 30,1% kế hoạch; trong đó, khách quốc tế ước đạt 686,2 nghìn lượt, giảm 73,8%, khách nội địa ước đạt 1.748,1 nghìn lượt, giảm 57,6%; Tổng doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành ước đạt 3.705,3 tỷ đồng, giảm 57,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ảnh hưởng đến nền kinh tế, đại dịch Covid- 19 còn ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. 7Năm 2020, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã có hơn 190 nghìn công nhân, viên chức lao động bị chịu tác động bởi dịch Covid-19. Trong đó, hơn 20.600 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; 70.120 lao động bị ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương và 99.280 lao động làm việc không có giao kết hợp đồng bị mất việc.
2.2 Giới thiệu CTCP Lữ hành Fiditour và công ty Lữ hành Fiditour chi nhánh Đà Nẵng Đà Nẵng
2.2.1 Thông tin chung
Tên đăng ký tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN LỮ HÀNH FIDITOUR
Tên đăng ký tiếng Anh: FIDITOUR TRAVEL JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch: Lữ hành Fiditour
Logo
Hình 2.1 Logo CTCP Lữ hành Fiditour
Người đại diện pháp luật: Ông Trần Thế Dũng – Tổng Giám Đốc
Trụ sở chính: 129 Nguyễn Huệ, Q1, Tp. Hồ Chí Minh
• Chi nhánh tại Hà Nội: 43A Ngô Quyền, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
6 https://dpi.danang.gov.vn/chi-tiet?id=3730&_c=50
7 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/hon-190-nghin-nguoi-lao-dong-anh-huong-boi-dich-covid-19-tai- da-nang-631888/
• Chi nhánh tại Cần Thơ: 59 Võ Văn Tần, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ
• Chi nhánh tại Đà Nẵng: 93 Hàm Nghi, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Website: www.fiditour.com
Email: fidi@fiditour.com
Điện thoại (Chi nhánh Đà Nẵng): (0236) 399 66 33
Fax (Chi nhánh Đà Nẵng): (0236) 399 66 22
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Lữ hành Fiditour
Công ty cổ phần Lữ hành Fiditour được thành lập vào ngày 25/03/1989. Tính đến nay đã hoạt động được 32 năm trong ngành kinh doanh du lịch lữ hành.
Quá trình xây dựng và phát triển:
• Năm 1989, Fiditour được thành lập với hoạt động kinh doanh đầu tiên là tổ chức chương trình du lịch cho du khách quốc tế đến Việt Nam (Inbound)
• Năm 1990, CTCP Lữ hành Fiditour bắt đầu phát triển sang các lĩnh vực dịch vụ khác như: vận chuyển, visa,…
• Năm 1994, trở thành một trong những hãng lữ hành đầu tiên của Việt Nam tổ chức đưa người Việt đi du lịch nước ngoài (Outbound)
• Năm 1995, trở thành top 4 hãng lữ hành có chất lượng khách du lịch nước ngoài cao nhất
• Năm 1998, đẩy mạnh thị trường du lịch trong nước với những đoàn khách lớn từ vài trăm lên đến hàng ngàn người
• Năm 2002, khai thác mạnh thị trường M.I.C.E
• Năm 2003, xác định M.I.C.E trở thành một trong những mũi nhọn chiến lược kinh doanh của Lữ hành Fiditour
• Năm 2005, mở rộng lĩnh vực kinh doanh với: Dịch vụ visa- tư vấn du học, Tổ chức sự kiện, Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch…
• Năm 2019, Lữ hành Fiditour đã 19 năm liên tiếp đón nhận các giải thưởng cao quý của ngành do Tổng Cục Du lịch và Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam trao tặng. Ngày 28/2/2019, chuyển tiếp thành CTCP Lữ hành Fiditour hiện nay.
2.2.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty
2.2.3.1 Tầm nhìn:
Luôn phấn đấu, định vị là Công ty du lịch hàng đầu của Việt Nam trong lòng du khách.
2.2.3.2 Sứ mệnh:
Mang đến cho khách hàng những dịch vụ giá trị, xây dựng môi trường đầu tư, phát triển du lịch hiệu quả cho nhân viên và cổ đông, hoạt động bền vững, gắn kết với lợi ích của cộng đồng.
2.2.3.3 Giá trị cốt lõi:
• Luôn tuân thủ các quy chuẩn và cam kết chất lượng đã công bố với khách hàng. • Xem chất lượng dịch vụ và sự tiện ích của khách hàng là tiêu chí hàng đầu trong
các định hướng và hoạt động kinh doanh của Lữ hành Fiditour.
• Tiên phong trong việc gởi mở những cảm hứng, mong đợi tiềm ẩn của khách hàng để mang đến cho khách những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ mà khách chỉ có thể tìm thấy ở Lữ hành Fiditour
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng vé máy bay
Phòng kinh doanh
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
Phòng kinh doanh vé đoàn Phòng kinh doanh vé lẻ Phòng Visa Phòng booking khách sạn
Phòng hướng dẫn Phòng điều hành Phòng kế toán
2.2.4 Cơ cấu tổ chức tại công ty Lữ hành Fiditour chi nhánh Đà Nẵng