Định hướng phát triển của du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHỤC hồi và PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH SAU đại DỊCH COVID 19 tại CÔNG TY lữ HÀNH FIDITOUR CHI NHÁNH (Trang 53 - 56)

5. Kết cấu của khóa luận

3.1.1 Định hướng phát triển của du lịch Việt Nam

Những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã đạt được những con số ấn tượng, những thành tích đáng kể. Với tốc độ phát triển chóng mặt, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành du lịch trở thành ngành nghề thu hút được nhiều lao động, đóng tỉ trọng cao trong GDP, có ảnh hưởng lớn tới kinh tế.

Mặc dù đại dịch Covid- 19 có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành Du lịch nhưng Du lịch Việt Nam luôn chủ động thích ứng và khôi phục trong tình hình mới. Nhận thấy được Việt Nam còn rất nhiều cơ hội phát triển du lịch trong 10 năm tới, 8Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” vào ngày 22/01/2020.

Thông qua quyết định có thể thấy rõ được quan điểm, mục tiêu và giải pháp cụ thể

 Về quan điểm

- Thứ nhất, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

- Thứ hai, phát triển du lịch bền vững và bao trùm; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với sự biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Thứ ba, chú trọng phát triển du lịch văn hóa gắn với phát triển du lịch bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc dân tộc

- Thứ tư, chú trọng phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cao và đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Thứ năm, phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; phát huy lợi thế tài nguyên thiên nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

 Về mục tiêu

Chiến lược đặt ra với hai mục tiêu lớn:

- Đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh trong du lịch.

- Đến năm 2030, du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh trong du lịch, đáp ứng đầy đủ và mục tiêu phát triển bền vững.

 Về giải pháp

- Thứ nhất, nhận thức đầy đủ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang nội dung văn hóa và nhân văn sâu sắc, đóng góp chính vào hội nhập kinh tế, tạo động lực cho các ngành khác phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Đổi mới tư duy phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường đồng thời nâng cao ý thức

người dân, doanh nghệp, cộng đồng trong cách ứng xử, bảo vệ hình ảnh Việt Nam.

- Thứ hai là hoàn thiện thể chế, các chính sách ưu đãi nhằm mục tiêu phát triển du lịch, tạo điều kiện cho các nguồn lực đầu tư tại các điểm du lịch và khu có tiềm năng phát triển du lịch. Hoàn thiện các chính sách tạo thuận lợi trong việc xuất nhập cảnh và hoạt động đi lại của khách du lịch quốc tế. Tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở nhiều đường bay mới, trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng.

- Nâng cao kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; đầu tư vào các nút giao thông tại các khu du lịch trọng điểm; nâng cấp, mở rộng, đẩy nhanh xây dựng các cảng hàng không, cảng biển; nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật trong phục vụ du lịch; tập trung đầu tư, hình thành trung tâm tổ chức hội nghị, triễn lãm, mua sắm, giải trí hiện đại tại các khu vực phát triển du lịch.

- Đa dạng các hình thức đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch, chú trọng đào tạo các kỹ năng nghề và kỹ năng mềm. Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn diện.

- Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch. Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên Bang Nga. Đồng thời, quan tâm phát triển thị trường mới, có tiềm năng như Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Ấn Độ. Tại du lịch nội địa, thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt xu hướng thị trường để kịp thời đáp ứng nhu cầu. Định hướng lại thị trường khách du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh theo hướng kết hợp hài hòa với các mục đích khác nhằm khắc phục tính thời vụ.

- Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam như du lịch nghỉ dưỡng, biển đảo; du lịch thể thao, giải trí; sản phẩm du lịch văn hóa; du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; du lịch thể thao mạo hiểm; đặc biệt là du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (M.I.C.E).

- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác hội nhập quốc tế về du lịch.

- Cuối cùng, đẩy nhanh về chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh và ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm tăng động lực phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHỤC hồi và PHÁT TRIỂN KINH DOANH DU LỊCH SAU đại DỊCH COVID 19 tại CÔNG TY lữ HÀNH FIDITOUR CHI NHÁNH (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w