5. Kết cấu của khóa luận
3.4 Các giải pháp phục hồi và phát triển kinh doanh du lịch sau đại dịch Covid-19 tạ
Covid- 19 tại công ty Lữ hành Fiditour chi nhánh Đà Nẵng
Giải pháp 1: Giữ vững vị trí doanh nghiệp trong thị phần
Theo báo cáo cơ cấu khách du lịch của công ty Lữ hành Fiditour Đà Nẵng trong những năm 2017,2018, 2019 có thể thấy được khách quốc tế chiếm tỷ lệ cao hơn, du lịch quốc tế được xem là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước tình hình đại dịch chưa kết thúc hẵn, theo chính sách của Chính phủ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân đồng thời khôi phục lại nền kinh tế, thì tất cả các công ty du lịch chỉ có thể tập trung vào thị trường nội địa.
Đây là lúc mà các công ty lớn nhỏ cạnh tranh trực tiếp với nhau, thị trường lại chia nhỏ phần hơn. Chính vì vậy, công ty Lữ hành Fiditour Đà Nẵng phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, nâng cao đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn bao giờ hết nhằm giữ vững uy tín, thương hiệu đã xây dựng bấy lâu nay trong lòng khách hàng. Không chỉ tìm kiếm khách hàng mới mà còn phải khiến khách hàng sẵn lòng quay lại sử dụng sản phẩm.
Giải pháp 2: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng, tăng cường hoạt động Marketing
Dưới tác động của đại dịch Covid- 19, hành vi tiêu dùng của khách hàng có nhiều sự thay đổi, chính vì thế bộ phận kinh doanh cần phải khảo sát nghiên cứu hành vi tiêu dùng khách hàng để có thế đưa ra các chiến lược Marketing về giá cả phù hợp, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị trường khách hàng tiềm năng và phương thức xúc tiên bán hiệu quả. Một số chiến lược như tăng dịch vụ nhưng không tăng giá, tặng quà lưu niệm hay hậu khuyến mãi sẽ dễ dàng đánh vào tâm lý khách hàng.
Giải pháp 3: Đào tạo nhân viên sử dụng hiệu quả các ứng dụng công nghệ mới
Tốc độ phát triển công nghệ ngày càng nhanh, xu hướng mua hàng online ngày càng phổ biến, đây là điều kiện thuận lợi để bứt phá cũng có thể là mối đe dọa đối với nhiều công ty truyền thống. Thực tế cho thấy, công ty Lữ hành Fiditour Đà Nẵng không có thế mạnh về công nghệ như Agoda, Airbnb hay Traveloka,…
Điểm mạnh của việc mua hàng trực tuyến là sự nhanh chóng, tiện lợi, giá cả công khai. Tuy nhiên ngành du lịch có tính vô hình, chính vì điều này rất cần yếu tố
con người làm cầu nối trung gian. Cảm xúc, ngôn ngữ của nhân viên bán hàng có tác động rất lớn đến việc ra quyết định mua chương trình du lịch.
Với đội ngũ nhân viên kĩ năng và tiếp thu nhanh, công ty sẽ đào tạo những kĩ năng mềm như thiết kế; sáng tạo nội dung trên các trang mạng như Website, Facebook, Instagram,…; chạy quảng cáo hiệu quả trên Google Ads, Facebook Ads. Đặc biệt, tiếp cận nhanh tới những ứng dụng thịnh hành như Tiktok cũng là một cách tiếp cận đến lượng lớn khách hàng.
Giải pháp 4: Hợp tác chặt chẽ với các đối tác lớn, các nhà cung ứng
Như phân tích ở chương 1 và 2, sức đe dọa về các đối thủ tiềm ẩn là rất lớn trong thời gian nhạy cảm này. Việc hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng, đối tác lớn giúp doanh nghiệp vừa tạo ra chuỗi cung ứng với mức giá tốt, vừa kiểm soát được sự đột phá của các đối thủ tiềm ẩn có thế mạnh về vốn, công nghệ và sản phẩm độc đáo.
3.4.2 Các giải pháp tận dụng điểm mạnh để đón đầu cơ hội
Giải pháp 1: Phát triển sản phẩm, tạo khác biệt hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản phẩm
Đặc tính ngành dịch vụ là dễ sao chép, nếu như sản phẩm không có sự cải tiến thì trong thời gian ngắn, chắc chắn công ty sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, việc cải tiến như thế nào thì đó là câu hỏi lớn. Chúng ta có thể tham khảo cách Thái Lan hay Singapore làm du lịch nội địa, điều gì khiến sản phẩm của họ lại thu hút nhiều du khách quay lại, phân tích xem nó có phù hợp với điều kiện ở Việt Nam không, thích hợp với xu hướng du lịch nội địa của Việt Nam không. Từ đó, cải tiến phát triển sản phẩm để tạo khác biệt hóa tạo lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là chuyên môn hóa sản phẩm (nghĩa là cùng một sản phẩm có thể bán cho nhiều phân khúc thị trường khác nhau).
Giải pháp 2: Chiếm lĩnh thị trường du lịch MICE tại TP Đà Nẵng
Các tour du lịch MICE được xem như là sản phẩm đặc trưng của công ty Lữ hành Fiditour. Với sự vững chắc từ các nguồn nhân vật lực và kinh nghiệm tổ chức hàng
ngàn tour MICE từ trước đến nay, Lữ hành Fiditour Đà Nẵng có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường MICE này bằng cách:
- Phân tích, phán đoán các dự án đầu tư vào Đà Nẵng sẽ thu hút, đáp ứng nhu cầu của những đoàn khách MICE nào
- Chủ động tìm kiếm, tìm hiểu các nhóm khách đoàn của các doanh nghiệp, cơ quan- Đây cũng là đối tượng khách mục tiêu của bộ phận sale khách đoàn, giới thiệu sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
- Khảo sát các dịch vụ từ nhà cung ứng, hợp tác với những nhà cung ứng phù hợp
- Đảm bảo chất lượng, cải tiến các sản phẩm du lịch MICE, bổ sung nhiều chương trình vui chơi, giải trí,… mới nổi vào chương trình.
3.4.3 Các giải pháp vượt qua điểm yếu để đón đầu cơ hội
Giải pháp 1: Hợp tác với các công ty kinh doanh du lịch cùng nhau kích cầu du lịch Đà Nẵng
Không riêng gì công ty Lữ hành Fiditour Đà Nẵng mà tất cả các công ty kinh doanh du lịch khác đề chịu tổn thất nặng nề trong thời gian qua. Đặc biêt, Đà Nẵng lại là tâm dịch trong đợt bùng dịch thứ hai, dẫn đến lượng khách sụt giảm nghiêm trọng, các hoạt động du lịch gần như đóng cửa vì không có khách.
Đây là thời điểm mà các công ty nên giảm sự cạnh tranh mạnh mẽ tới nhau, cùng nhau tạo nên các chương trình du lịch thu hút, kích cầu cho ngành Du lịch Đà Nẵng. Các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhau, tạo ra chuỗi cung ứng với mức giá tốt, giúp tất cả các ngành dịch vụ đều có thế quay lại hoạt động sớm nhất.
Giải pháp 2: Xây dựng nguồn lực vững mạnh cho công ty Lữ hành Fiditour Đà Nẵng
Công ty Lữ hành Fiditour có số lượng chi nhánh và văn phòng đại diện tại thị trường nội địa ít hơn so với các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Tuy nhiên các chính sách, các quyết định đầu tư cho sự phát triển du lịch Đà Nẵng của chính phủ được xem là cơ hội rất lớn đối với công ty, vì trụ sở chi nhánh miền Trung của Lữ hành Fiditour được đặt tại Đà Nẵng. Cho nên, việc đầu tư các nguồn nhân lực vững mạnh là điều cần thiết trong tương lai, đây sẽ là chi nhánh chủ chốt giúp khôi phục
lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phát triển mạnh mẽ sản phẩm du lịch MICE.
3.4.4 Các giải pháp khắc phục điểm yếu trong thách thức
Giải pháp: Lựa chọn thị trường mới cho doanh nghiệp
Theo báo cáo và phân tích thực trạng kinh doanh của công ty Lữ hành Fiditour Đà Nẵng trong chương 2, có thể thấy được mức độ nghiêm trọng mà đại dịch để lại. Để duy trì hoạt động kinh doanh, công ty luôn phải chi trả chi phí hằng tháng mà không mang lại được lợi nhuận nào trong năm 2020 vừa qua. Điều này đã làm tiêu tốn một lượng ngân sách lớn, làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty trong thị trường du lịch. Cộng thêm đặc điểm lớn nhất của ngành du lịch là tính mùa vụ cao mà khu vực miền Trung lại chịu nhiều biến đổi khí hậu. Đây thật sự là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng nói chung và công ty Lữ hành Fiditour Đà Nẵng nói riêng.
Chính vì vậy, chúng ta buộc phải có quan sát, theo dõi các dự báo thời tiết sớm nhất và phán đoán xu hướng đi du lịch của khách hàng để kịp thời lựa chọn thị trường mới, giảm tối thiểu rủi ro về tài chính.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 kết hợp với tình trạng thực tế tại công ty Lữ hành Fiditour chi nhánh Đà Nẵng để có thể phân tích chính xác nhất môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, đồng thời tiến hành phân tích doanh nghiệp theo mô hình SWOT. Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể, khoa học phù hợp với định hướng phát triển du lịch Việt Nam cũng như mục tiêu, phương hướng của doanh nghiệp. Qua đó, phần nào có thế giúp được doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
PHẦN KẾT LUẬN
Trên cơ sở kế thừa của những đề tài nghiên cứu trước, qua quá trình tìm hiểu, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu và quá trình thực hiện, đề tài “Giải pháp phục hồi và phát triển kinh doanh du lịch sau đại dịch Covid- 19 tại công ty Lữ hành Fiditour chi nhánh Đà Nẵng” đã đạt được một số kết quả như sau:
Đầu tiên, khóa luận đã làm sáng tỏ những cơ sở lý luận chung về du lịch, khách du lịch, kinh doanh lữ hành, quản trị rủi ro và quản trị khủng hoảng. Từ đó làm nền tảng cho việc phân tích, nghiên cứu phục vụ cho khóa luận sau này.
Bên cạnh đó, khóa luận này đã góp phần đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Lữ hành Fiditour chi nhánh Đà Nẵng trong những năm vừa qua cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 đến ngành du lịch toàn cầu nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Cuối cùng, dựa trên nền tảng của cơ sở lý luận và thực trạng của công ty Lữ hành Fiditour, khóa luận này đã đưa ra những phân tích cụ thể về các môi trường quản trị trong công ty. Từ đó đề xuất lên những giải pháp chiến lược giúp công ty phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid- 19.
Ngoài những đóng góp và kết quả tích cực đạt được, khóa luận trên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định như:
Thứ nhất, đây là lĩnh vực nghiên cứu vĩ mô và mang tính cấp thiết nhưng trình độ và năng lực bản thân còn hạn chế nên nghiên cứu này vẫn còn ở mức cơ bản. Tuy nhiên, tất cả những thông tin, số liệu và quá trình phân tích đều được tác giả lựa chọn, đánh giá kỹ càng và đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, đảm bảo sự hiệu quả tối đa với yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Thứ hai, quá trình nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian ngắn và ở thời điểm hiện tại nên kết quả nghiên cứu này chưa được kiểm chứng tính khả thi trong thời gian lâu dài. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài thêm thì cần phải có những nghiên cứu tiếp theo để đảm bảo sự hiệu quả của các giải pháp.
Do năng lực và thời gian có hạn, khóa luận trên chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót, hạn chế nhất định. Tuy nhiên bản thân tác giả đã rất nổ lực và cố gắng nên rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của bạn đọc để có thể hoàn thành tốt hơn cho những nghiên cứu sau.
Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, luận án và báo cáo khoa học
[1] Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn (2009), Quản trị rủi ro & khủng hoảng, NXB Lao Động- Xã hội.
[2] Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nhà xuất bản trẻ
[3] Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Loan (2006), Quản Trị Học, NXB Tài Chính
[4] Luật du lịch Việt Nam (2017), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
[5] Ngô Kim Thanh (2012), giáo trình Quản Trị Chiến Lược, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
[6] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
[7] Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
[8] Phạm Thế Tri (2007), Quản Trị Học, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh [9] Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tài liệu tham khảo là các bài báo trên mạng Internet
[10] Bảo Ngọc (2020), Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, https://tuoitre.vn, ngày 22/04/2021
[11] Bùi Duy Hưng (2020), Chính sách tiền tệ trong bối cảnh Covid-19 ở một số nước phát triển và Việt Nam, http://tapchinganhang.com.vn, ngày 22/04/2021 [12] Danang Travel & Shopping Guide (2019), Top sự kiện Đà Nẵng “hot” nhất không thể bỏ qua, https://danang-shopping.com/vi, ngày 13/04/2021
[13] Nguyễn Thị Phương Dung (2020), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021, https://tapchitaichinh.vn, ngày 22/04/2021
[14] Phòng Tổng hợp quy hoạch (2020), Tình hình kinh tế thành phố Đà Nẵng tháng 11/2020, https://dpi.danang.gov.vn, ngày 16/04/2021
[15] Thái Hà (2021), Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh, https://www.gso.gov.vn, ngày 16/02/2021
[16] Thanh Tâm (2021), Hơn 190 nghìn người lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19 tại Đà Nẵng, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi, ngày 16/04/2021
tạp của dịch Covid-19, https://tourism.danang.gov.vn, ngày 15/04/2021
[18] Theo laodong.vn (2020), Thiệt hại do COVID-19, du lịch Đà Nẵng vẫn “ghi điểm” với du khách, https://tourism.danang.gov.vn, ngày 15/04/2021
[19] Tổng cục du lịch Việt Nam (2020), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, https://vietnamtourism.gov.vn/, ngày 15/04/2021
[20] Tổng cục thống kê (2021), Kiểm soát thành công lạm phát năm 2020, đạt mục tiêu quốc hội đề ra dưới 4%, https://www.gso.gov.vn, ngày 22/04/2021
[21] Trung tâm Thông tin du lịch (2021), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đánh giá cao nỗ lực của ngành Du lịch trong năm 2020, cần đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới, https://vietnamtourism.gov.vn, ngày 16/04/2021
[22] UNWTO World Tourism Barometer and Statistical Annex, December 2020, https://www.e-unwto.org, ngày 16/04/2021