C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
1.4. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng cho vay tiêu dùng 1.Các bài báo đăng tạp chí
1.4.1. Các bài báo đăng tạp chí
Theo Lê Hoằng Bá Huyền (2019) trong bài nghiên cứu: iiNang cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc - Thanh Hod” đã đánh giá khái quát thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa trong giai đoạn 2015 - 2017 qua các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, chỉ tiêu lợi nhuận cho vay KHCN, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, hệ số khả năng bù đắp rủi ro, sau đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ này trong thời gian tới.
Theo TS. Đoàn Ngọc Xuân (2019) trong bài viết: "Phái triển cho vay tiêu dùng vì an sinh xã hội””, tác giả đưa ra một số đặc điểm của cho vay tiêu dùng, sau đó phân tích đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong 7 năm qua, với các chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng cuối cùng và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người. Từ đó, tác giả nhận thấy tín dụng cho vay tiêu dùng đã góp phần đáp ứng tốt các nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận tầng lớp nhân dân với những sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều tồn tại bất cập, do vậy, việc tác giả đưa ra các giải pháp để khắc phục tồn tại này là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Tác giả Phùng Việt Hà Bài (2020) trong nghiên cứu về: "Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội”” đã sử dụng mô hình Serverqual của Parasuraman, để đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà
Nội với 5 thành phần cơ bản của chất lượng dịch vụ: phương tiện hữu hình, mức độ đồng cảm, năng lực phục vụ, mức độ đáp ứng, mức độ tin cậy.
Trong bài viết: iiCho vay cá nhân của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2014-2018” (2020) của ThS. Lê Thị Anh Quyên, tác giả đi từ thực trạng cho vay cá nhân giai đoạn 2014 - 2018, qua phân tích chỉ tiêu dư nợ cho vay KHCN, tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân, xu hướng cho vay cá nhân, thị phần cho vay cá nhân để thấy được hoạt động cho vay cá nhân của 14 ngân hàng tiêu biểu và nhận xét về ngân hàng Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank, VIB...các ngân hàng đang tăng dần dư nợ cá nhân lên thay vì chú trọng quá nhiều vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Bài viết cho thấy, trong vòng 5 năm qua (từ năm 2014 - 2018), các TCTD đã có định hướng rõ ràng hơn trong việc tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ, đặc biệt là tập trung thị phần trong cho vay cá nhân, lấy xu hướng cho vay cá nhân làm vai trò chủ đạo. Cũng trong giai đoạn này, thị phần bán lẻ có sự cạnh tranh, găng đua khốc liệt giữa khối nhà nước và khối cổ phần. Ngoại trừ năm 2015 có sự trỗi dậy mạnh mẽ của khối cổ phần thì các năm về sau khối nhà nước đã chiếm lại ưu thế về thị phần cho vay cá nhân. Vì vậy, tác giả đưa ra một số kiến nghị để khuyến khích các NHTM cần tập trung hơn nữa nguồn lực vào mảng ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động cho vay cá nhân để phù hợp với xu hướng chính của nền kinh tế.