C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định
Kinh tế xã hội cùng công nghệ càng phát triển thì hệ thống NH cũng ngày càng hiện đại hơn, đặt ra vấn đề cần nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên NH để họ có thể thích nghi kịp thời với môi trường làm việc luôn có sự thay đổi cải tiến trong hoạt động kinh doanh ngành NH. Con người luôn là tài sản quý báu nhất, luôn là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động với VPBank và chi nhánh
Thăng Long cũng vậy. Chi nhánh luôn tin tưởng và cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể phát huy khả năng, nâng cao năng lực của bản thân, từ đó đóng góp, cống hiến tốt nhất cho công việc, cho ngân hàng và xa hơn là cho toàn xã hội. Do đó, chi nhánh nên chú trọng xây dựng và đưa vào triển khai các hệ thống quản trị nhân sự tiên tiến, làm nền tảng vững chắc để tạo lợi thế cạnh tranh phát triển khả năng của các nhân viên ngân hàng.
Trên địa bàn hiện nay, cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay ngắt, VPBank Thăng Long cần xây dựng một hệ thống đào tạo và học tập bài bản, một lộ trình công danh rõ ràng tới từng vị trí chủ chốt trong bộ máy tổ chức. Sao cho số lượng cán bộ làm công tác tín dụng đủ để đảm bảo các cán bộ tín dụng, thẩm định có thời gian kiểm soát, quản lý khoản vay một cách đầy đủ, chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi thu hồi nợ. Đội ngũ cán bộ tín dụng cần được chuẩn hóa cả về kiến thức, trình
độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, để tranh thủ được các cơ hội trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay.
về trình độ chuyên môn: Mỗi cán bộ tín dụng, thẩm định tại chi nhánh cần phải được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ chuyên môn, tình hình kinh tế, xã hội, thị trường, pháp luật. Từ đó, có khả năng tư duy đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, khoa học các vấn đề cần thẩm định. Bên cạnh việc nắm bắt nhanh, sáng tạo những phương pháp thẩm định mới các cán bộ thẩm định phải đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc, cũng như các tình huống phát sinh bất ngờ, cùng sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ, khai thác xử lý thông tin một cách linh hoạt, chủ động.
về đạo đức nghề nghiệp: uy tín tư cách, đạo đức KH trong việc xem xét hồ sơ cho vay tiêu dùng để phê duyệt quyết định giải ngân luôn là yếu tố quan trọng. Và đạo đức của nhân viên NH trong thẩm định cũng quan trọng như vậy. Nhân viên thẩm định phải có tinh thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng, tự có ý thức rèn luyện, bồi dưỡng bản thân, góp sức mình vào sự phát triển của ngân hàng. Làm cán bộ tín dụng, thẩm định có rất nhiều cám dỗ về vật chất nếu không có đạo đức nghề nghiệp tốt thì rất dễ đưa ra những quyết định sai lầm trong công việc và là nguyên nhân phát sinh nợ xấu, giảm chất lượng TDTD của chi nhánh, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động NH làm gia tăng gánh nặng cho kinh tế xã hội.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ thẩm định vừa có trình độ vừa có tâm với nghề, VPBank Thăng Long cần chú ý đến công tác đào tạo và thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, các chương trình nâng cao trình độ thẩm định, hay các buổi hội thảo chuyên sâu. Chi nhánh nên quan tâm hơn đến chính sách đãi ngộ về cả vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên, thường xuyên kiểm tra, ra soát, đánh giá năng lực nhân viên thẩm định để bố trí đúng việc, đúng sở trường của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả trong công việc.
Cụ thể, về tổ chức và điều hành công tác thẩm định thì VPBank Thăng Long cần phân bổ nhân viên thẩm định sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp nhân viên có đủ trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm, có trách nhiệm làm công tác thẩm định để hạn chế tối đa rủi ro đạo đức. Chi nhánh đang thực hiện phân công
cán bộ thẩm định gồm nhân viên thẩm định phụ trách khối doanh nghiệp trong quốc doanh và nhân viên thẩm định ngoài quốc doanh, điều này rất bất cập khi cán bộ ngân hàng đi thẩm định các khách hàng làm việc thuộc nhiều lĩnh vực, nhành nghề khác nhau trên địa bàn. Vì vậy, chi nhánh nên phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định sẽ phụ trách, tìm hiểu về một loại ngành nghề khác nhau thể hiện được sự chuyên môn hóa, thông tin và kết quả thẩm định được sẽ đủ độ tin cậy hơn.
Hay trong việc thu thập thông tin của KH, cán bộ thẩm định nên hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định với một không khí cởi mở, thân thiện nhằm thu được những thông tin cần thiết như năng lực tài chính, khả năng trả nợ, tình hình thanh toán, tính cách, trình độ, thiện chí trả nợ đứng hạn của khách hàng. Qua đây, cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà KH đưa ra. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần tìm kiếm thêm các thông tin từ các nguồn khác như từ bạn hàng, cơ quan chủ quản, cấp trên, bạn bè của KH đã có quan hệ tín dụng trước đây với ngân hàng, các công ty kiểm toán để biết được tính chính xác và trung thực của các báo cáo lương mà KH cung cấp.