C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
3.3.2. Đối với hội sở Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Thứ nhất, mở các cuộc điều tra về để thăm dò ý kiến của khách hàng về thái
độ phục vụ của nhân viên, chất lượng dịch vụ, sự cố khi sử dụng,.. .để ngân hàng rút kinh nghiệm nhằm phát triển và hoàn thiện chính sách CVTD. Quá trình cấp tín
dụng tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào chính sách cho vay tiêu dùng của ngân hàng nên việc điều tra đề hoàn thiện quy trình CVTD cần được thực hiện có kế hoạch cụ thể trong thời điểm. Tuy nhiên, để lấy được những phản hồi có chất lượng cao cần tổ chức có tính chuyên nghiệp cao, có phần thưởng cho các KH tham gia để vừa làm marketing vừa đạt được mục đích cần điều tra.
Thứ hai, quan tâm hơn đến đời sống của nhân viên, hỗ trợ thêm lương tăng
ca, nơi nghỉ ngơi cho nhân viên giờ nghỉ trưa. Đào tạo thêm các nghiệp vụ chuyên sâu cho các nhân viên suất sắc để phát triển tài năng bản thân cống hiến cho công việc cũng như tạo thêm hình ảnh NH trong các cuộc thi giữa giành cho nhân viên NH. Từ đây, NH có thể khắc phục được hạn chế do nguồn nhân lực trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, và líu giữ những cán bộ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao ở lại làm việc và cống hiến tài năng cho NH.
Thứ ba, các nghị định, chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự
phát triển của hệ thống ngân hàng được ban hành thường xuyên nên VPBank cần nhanh chóng đưa ra các hướng dẫn cụ thể về những nội dung quan trọng nhất đến toàn bộ chi nhánh để giải quyết những vướng mắc, giúp cán bộ nhân viên NH nắm bắt được thay đổi kịp thời, nhanh chóng khi làm hồ sơ và tư vấn cho KH, tăng chất lượng CVTD.
Thứ tư, NH đã chú trọng nhiều vào hoạt động CVTD tuy nhiên tỷ trọng vẫn
chưa cao, nợ xấu còn ở mức cao so với hệ thống. Do vậy, NH nên đầu tư cho hoạt động CVTD hơn nữa, chú ý đến phát triển chất lượng CVTD, nâng cao hệ thống phê duyệt hiện đại để giải quyết các hồ sơ cho vay trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí khi xét duyệt hồ sơ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Như vậy với những hạn chế còn tồn tại ở chương 2 đã phần nào được giải quyết trong chương 3. Có thể thấy việc nâng cao chất lượng của CVTD không hề đơn giản, cần phải được quan sát phân tích tỷ mỷ rồi bàn bạc kỹ càng để đưa ra những giải pháp kiến nghị có tính khả thi nhất. Các giải pháp được đưa ra ở đây như nâng cao trình độ cán bộ thẩm định, hoàn thiện quy chế cho vay và giám sát thực hiện, nâng cao công tác quản lý nợ'... cùng với đó là những kiến nghị đối với
NHNN, Chính phủ và các ban ngành liên quan với mong muốn nâng cao chất lượng CVTD của Ngân hàng VPBank trong tương lai.
KẾT LUẬN
Việt Nam những năm gần đây không ngừng nỗ lực vươn mình ra trường quốc tế để khẳng định với bạn bè năm châu sự cố gắng, quyết tâm phấn đấu phát triển. Từ những thành tựu đạt được của nền kinh tế Việt Nam cùng với chế độ chính trị ổn định quản lý Nhà nước tốt luôn là cơ hội để các ngành các lĩnh vực trong nước hoạt động phát triển mở rộng. Đây cũng là lý do thị trường tiêu dùng Việt Nam phát triển và là miếng bánh ngon cho các NHTM không chỉ trong và ngoài nước. Các NH không ngừng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường mang lại hiệu quả kinh doanh cao này.
Trong đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã có những bước đi vô cùng khác người trong việc chọn phân khúc khách hàng mang rủi ro khá cao nhưng kết quả lại không ngờ được là nó đã đem lại cho NH rất nhiều giải thưởng danh giá và sự công nhận của các đối thủ khác. VPBank đã nhận định rất rõ nâng cao chất lượng CVTD là điều vô cùng quan trọng. Hoạt động CVTD kích thích nền sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ổn định an nình xã hội. Thêm vào đó còn cung cấp tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt giảm lượng tiền lưu thông tăng khả năng hội nhập với thế giới. Để hưởng ứng chiến lược này VPBank chi nhánh Thăng Long đã có những bước đi quan trọng nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng hơn. Trong quá trình hoạt động chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả tốt như kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn nhưng bên cạnh đấy không tránh khỏi những khó khăn hạn chế cần có những giải pháp, chính sách khắc phục như còn chưa đáp ứng được các mục đích vay vốn đa dạng của KH, quản lý quá trình cấp tín dụng chưa tốt...
Qua quá trình phân tích nghiên cứu thực trạng tại VPBank em đã rút ra được kết luận rằng nếu muốn mở rộng hay nâng cao chất lượng CVTD thì các biện pháp đưa ra cần được thực hiện một cách thống nhất đồng bộ từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu thiết kế sản phẩm cộng với việc thực hiện tốt khâu tiếp thị giới thiệu hình ảnh NH và sản phẩm cho KH. Những chính sách để hỗ trợ các ngân hàng trong việc cạnh tranh thị trường này của Nhà nước cũng góp phần không nhỏ đến thành công của các ngân hàng, do đó, các NHNN cùng chính phủ cần xem xét lại
các mặt để tạo thêm điều kiện cho hoạt động CVTD mở rộng và phát triển hơn nữa. Ngoài ra cũng cần tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất công nghệ hiện đại nâng cao công tác quản trị, đưa ra dự báo rủi ro có thể xảy ra tránh tổn thất nhiều đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kỹ năng phân tích chưa được tốt nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong thầy cô và các anh chị cán bộ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chỉ bảo thêm để kết quả khóa luận đạt được tốt hơn.