C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
1.4.2. Các khoá luận, chuyên đề
Trong khóa luận: "Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Ba Đình” của tác giả Trần Thị Hà Giang (2016), tác giả đã sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu (1) định tính bao gồm công tác quản lý tín dụng, thời gian xử lý hồ sơ, mức độ tuân thủ các điều kiện, quy định; (2) bộ chỉ tiêu định lượng là tăng trưởng quy mô CVTD, cơ cấu cho vay tiêu dùng, nợ xấu, nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng để phân tích, đánh giá thực trạng của cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong giai đoạn 2013 - 2015. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và đề xuất một số kiến nghị để khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng.
Trần Thị Nga (2018) trong khóa luận tốt nghiệp: "Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh
Hà Nội’”, đã nhận thấy sự cần thiết của cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng, nhà đầu tư, nền kinh tế, từ đây, phân tích những chỉ tiêu liên quan dư nợ tín dụng cá nhân, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ sinh lời từ tín dụng cá nhân, tính đa dạng sản phẩm tín dụng cá nhân, hệ thống kênh phân phối để thấy được tồn tại và kết quả đạt được, từ đó đi đến các giải pháp khắc phục hạn chế giúp nâng cao và hoàn thiện chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng.
Trong khóa luận: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Thế’” (2018) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, chất lượng tín dụng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Yên Thế được phân tích, đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng bao gồm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn, mức độ tập trung tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và chỉ tiêu định tính như uy tín ngân hàng, tuân thủ và chấp hành pháp luật đối với hoạt động tín dụng, sự hài long của khách hàng. Từ thực trạng đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân là hoàn thiện chính sách tín dụng, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng,... cùng các kiến nghị cho nhà nước và hệ thống ngân hàng Agribank.
Theo Bùi Thị Cẩm Nhung (2016) khóa luận: “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh sở giao dịch””, tác giả đưa ra quan niệm về chất lượng CVTD dưới ba góc độ từ ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế để từ đó tập trung chủ yếu vào góc độ ngân hàng, phân tích chất lượng cho vay thông qua các chỉ tiêu như mức độ tập trung tín dụng, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn để đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó để đưa ra các biện pháp khắc phục và cải thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng.
Trong khóa luận: “Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long””
lượng cho vay không thể nào tách rời, mở rộng cho vay phản ánh sự vận động cho vay về mặt lượng, chất lượng cho vay phản ánh sự phát triển cho vay về mặt chất. Qua đó tác giả phân tích, đánh giá khía cạnh chất lượng cho vay tiêu dùng qua các chỉ tiêu doanh thu và tốc độ tăng doanh thu CVTD, khả năng sinh lời hoạt động (ROS) của CVTD, CVTD phân theo tài sản bảo đảm, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng. Cuối cùng nhận xét và đưa ra giải pháp phù hợp để phát triển mở rộng CVTD và nâng cao chất lượng CVTD tại chi nhánh.
Hay trong luận văn thạc sĩ kinh tế: iiGiaipháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” (2013) của tác giả Cao Mai Ngọc Tuyết, tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Chất lượng CVTD được đánh giá thông qua các chỉ tiêu bao gồm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, thu lãi từ các hình thức cho vay tiêu dùng, trích lập dự phòng rủi ro từ hoạt động CVTD để từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị cho chính ngân hàng nói riêng và nhà nước các bộ ngành liên quan nói chung.
Liên quan đến đề tài này, còn có các khóa luận tốt nghiệp khác như: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex chi nhánh Bắc Ninh”” (2014) của Nguyễn Thị Huyền. “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội”” (2014) của Vũ Minh Tuấn. “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Tiên Sơn”” (2014) của Phan Hoài Thu, phân tích các chỉ tiêu chất lượng cho vay tiêu dùng như tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, vòng quay tín dụng để thấy được thực tế chất lượng cho vay tiêu dùng ra sao và đưa ra hướng giải quyết các mặt hạn chế còn tồn tại.