Khuyến nghị chính sách 1.Đối với NHNN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 350 (Trang 62 - 63)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

3.3. Khuyến nghị chính sách 1.Đối với NHNN

3.3.1. Đối với NHNN

Thứ nhất, NHNN cần có những chính sách tiền tệ, chế độ kịp thời phù hợp

với lãi suất, giá cả, TSBĐ... để tạo nên hành lang pháp lý đảm bảo cho các NHTM được chủ động tích cực tham gia phát triển thị trường CVTD đạt hiệu quả cao nhất. Chính phủ và bộ, các ban ngành liên quan nên thảo luận để đưa ra hoạch định chiến lược chung cho các NHTM trong hoạt động CVTD. Qua chiến lược này sẽ tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM trong nước.

Cũng qua đây các ngân hàng sẽ không ngừng va chạm, trao đổi và hợp tác cùng nhau để hướng đến mục đích chung là phát triển hoạt động CVTD.

Thứ hai, NHNN cần khuyến khích các NH nên đóng góp và nâng cao chất

lượng thông tin tín dụng để bảo đảm lợi ích chung. Những thông tin này sẽ được tổ chức CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) thu tập, xử lý, lưu trữ và phân tích để phục vụ cho mục tiêu quản lý của Nhà nước. Nếu như thông tin không đủ không chính xác thì khi các bên liên quan sử dụng sẽ dẫn tới những phán đoán sai lầm, khó khăn trong công tác giám sát và thu hồi nợ khiến cho các biện pháp hạn chế hậu quả không có nhiều tác dụng làm giảm chất lượng CVTD.

Thứ ba, NHNN cần ban hành những văn bản cụ thể để hướng dẫn cách hoạt

động CVTD, các quy định về sản phẩm dịch vụ CVTD, để đảm bảo cho quyền lợi của NH và KH, đưa ra những giải pháp giải quyết nợ quá hạn để NH yên tâm hoạt động. Khi các văn bản này được ban hành, NH sẽ có cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng công văn riêng nhằm củng cố những lố hổng trong quy trình tín dụng tại ngân hàng, cũng như việc minh bạch hóa các quy định về lãi suất, hay thực hiện phát triển sản phẩm mới dễ dàng hơn, quy định về quản lý và thu hồi nợ trong CVTD cũng được rành mạnh, nâng cao thêm chất lượng CVTD để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ tư, NHNN cũng cần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động CVTD, do đây là

hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao, mà ngành ngân hàng lại có đặc điểm lan truyền thông tin, nhất là khi một ngân hàng nào đó trong hệ thống xảy ra rủi ro thanh khoản, khách hàng khá nhạy cảm với vẫn đề này. Bên cạnh việc nhà nước đang tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển thị trường tiêu dùng thì việc quản lý hoạt động ngân hàng cũng mang ý nghĩa quan trọng, giúp giảm bớt những thông tin xấu bất lợi với hệ thống NH, tránh các ngân hàng quá đi sâu vào TDTD với chất lượng CVTD không tốt, làm ảnh hưởng đến ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 350 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w