Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng của chi nhánh MBBắc Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội chi nhánh bắc ninh khoá luận tốt nghiệp 408 (Trang 84)

- Chú trọng công tác đào nhân viên mới: nhân viên mới được xem là đội ngũ kế cận, bổ sung nhằm nâng cao sức mạnh và tạo động lực cho sự phát triển. Do đó, việc đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo cho nhân viên mới cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc như là một giải pháp quan trọng để phát triển tín dụng trong giai đoạn mới.

- Tăng cường chất lượng công tác đào tạo nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ tín dụng của Chi nhánh: thực tế, trong thời gian qua, Chi nhánh bước đầu đã chú trọng hơn đến công tác đào tạo, nhiều buổi đào tạo nội bộ đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều cán bộ

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi sát hạch nghiệp vụ nhằm nâng cao tinh thần học tập và đào tạo đồng thời đánh giá chất lượng nhân sự.

3.2.7. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Hoạt động của ngân hàng đang phát triển theo hướng “ngân hàng điện tử”. Chính vì vậy, việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: home banking, internet banking, bank plus... là điều tát yếu sẽ xảy ra. Đó là những đòi hỏi, thách thức đối với ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần thực hiện,hiện đại hóa công nghệ thanh toán, sử dụng các hình thức thanh toán không dùng ti ền mặt nhằm thu hút doanh nghi ệp tham gia vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng. Điều này rất có lợi cho ngân hàng, tăng thêm vốn sử dụng và thu thập thông tin qua thu phí dịch vụ, hơn nữa tăng thêm độ an toàn, nhanh chóng và tiện ích trong giao dịch.Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm từ một số sản phẩm công nghệ đặc biệt từ ngân hàng bạn.

3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI BẮC NINH

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

S Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết và ban hành lộ trình khả thi cho việc thực thi các chính sách của NHNN đối với hoạt động ngân hàng.

S Hoàn thành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng, nhằm đảm bảo khả năng chống đỡ trước các rủi ro, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Hầu hết các ngân hàng trong nước đều sử dụng thông tin lấy từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC để phục vụ cho mục đích thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay. Tuy

nhiên, lượng thông tin nhận được không phải lúc nào cũng đầy đủ và được cập nhật. NHNN hoàn toàn có khả năng nâng cao hơn nữa việc thực hiện nghiệp vụ của trung tâm

trong phân tích và xếp hạng tín dụng, giúp tổ chức tín dụng có cái nhìn rõ ràng để đánh giá

doanh nghiệp một cách chính xác hơn.

S Tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng quốc tế để thực hiện các hoạt động

tín dụng đối với DNVVN tại Việt Nam.

Các tổ chức tài chính quốc tế như Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Qũy phát triển DNVVN (DNVVNDF) của cộng đồng Châu Âu,... thường có những nguồn vốn tín dụng

ủy thác cho các nước phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNVVN. Chính vì vậy,

NHNN Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn nước ngoài đổ vào trong nước, từ đây, NHNN có thể ủy thác cho các NHTM tiến hành cho vay hỗ trợ các DNVVN tại Việt Nam với lãi suất ưu đãi.

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

chính sách ưu đãi với khách hàng DNVVN, đặc biệt là các cơ chế liên quan đến lãi suất, phí. Trong đó trọng tâm là xây dựng cơ chế thẩm quyền phán quyết linh hoạt, trao thẩm quyền phán quyết giảm lãi suất, phí,... với biên độ cho phép trên cơ sở đề xuất hợp lý của chi nhánh và nghiên cứu kỹ khía cạnh cạnh tranh.

- Hỗ trợ chi nhánh về nguồn lực đặc biệt là các chuyên gia và công nghệ thông tin trong việc thực hiện nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, thiết lập các phần mềm quản lý khách hàng DNVVN. Xây dựng và chuyển giao phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và khả thi làm định hướng cho chi nhánh trong việc triển khai nghiên cứu trong nội bộ.

- Hỗ trợ Chi nhánh trong việc đào tạo cán bộ nhằm nâng cao chất lượng nhân sự thông qua việc tổ chức các buổi đào tạo tập trung và chuyên sâu về các vấn đề Chi nhánh có nhiều vướng mắc, cử các chuyên gia và phối hợp với chi nhánh mời các chuyên gia tham gia đào tạo tại Chi nhánh, tiếp nhận và đào tạo trực tiếp các cán bộ của chi nhánh lên học tập dưới dạng điều động nhân sự tạm thời trực tiếp làm việc tại các Phòng Ban của Hội sở.

- Tạo ra một kênh tương tác giữa chi nhánh và Hội sở, cập nhật và thông báo tới các chi nhánh công khai các đầu mối giải quyết các vấn đề thắc mắc, phát sinh, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ chi nhánh liên quan đến từng vấn đề cụ thể. Tránh tình trạng, khi có các vấn đề cần hỗ trợ/phối hợp giải quyết, hoặc có những ý kiến phản hổi liên quan đến các nội dung, Chi nhánh không xác định được đối tượng và cách thức tương tác, dẫn đến việc chậm trễ và thiếu hiệu quả trong giải quyết vấn

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo cung ứng vốn cho sự phát triển của

nền kinh tế, đồng thời tạo động lực và cơ sở cho sự phát triển toàn diện của bản thân mỗi

Ngân hàng đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có quản lý của Nhà nước với xu hướng toàn cầu hóa và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, được xem là nhiệm vụ trọng tâm của

các Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Bắc Ninh. Việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng là một

vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm đảm bảo tính ổn định và hiệu quả lâu dài giúp Ngân

hàng tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh. Trong những năm gần đây, chi nhánh có mức tăng trưởng khá cao nhờ vào sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo, chiến lược phát

triển phù hợp cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, không ngừng

học hỏi, được bồi dưỡng tốt về chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã

có những chính sách đặc biệt để nâng cao chất lượng của các DNVVN, nhưng trong quá

trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn đáng kể. Tuy nhiên, chi nhánh đã và đang dần dần khắc phục và đạt được những kết quả nhất định.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn với đề tài iiNang cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tín dụng ngân hàng - Học viện Ngân hàng 2. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Học viện Ngân hàng

3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015, 2016, 2017 và kế hoạch kinh doanh năm 2018.

4. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Cổ phần Quân đội năm 2015, 2016 và báo cáo tổng kết năm 2017

5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Bắc Ninh năm 2015,2016,2017.

6. Học viện Ngân hàng - Nguyễn Văn Tiến: Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng - Nhà xuất bản Thống kê, 2003.

7. Thông tư 02/2013/NHNN ngày 21/3/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 8. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ 9. Các website: http://www.sbv.gov.vn/ mbbank.com.vn http://bacninh.gov.vn/news/-/details/20182/cac-muc-tieu-va-nhiem-vu-phat-tr ien-kinh-te-xa-hoi-chu-yeu-nam-2018 http://bacninh.gov.vn/

https://vi. wikipedia .org/wiki/B%E1%BA%AF c Ninh http://tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội chi nhánh bắc ninh khoá luận tốt nghiệp 408 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w