Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 27 - 30)

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

a) Khả năng rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục xin bảo lãnh của khách hàng

Quy trình nhanh chóng; thủ tục bảo lãnh đơn giản, dễ thực hiện là một trong những yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi tiến hành lựa chọn ngân hàng bảo lãnh, thủ tục nhanh gọn không những đem lại lợi ích cho khách hàng mà còn cả ngân

hàng về mặt tiết kiệm thời gian, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự hài lòng cho khách hàng, tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng có khả năng mở rộng hơn và ngược lại.

Một nghiệp vụ bảo lãnh tốt phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về tính

kịp thời nhanh nhạy trong việc ra quyết định của ngân hàng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khách hàng được thông suốt, đó cũng là khả năng mà ngân hàng

có thể đáp ứng mọi khoản bảo lãnh cho mọi đối tượng khách hàng, mọi ngành nghề kinh doanh. Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng sẽ gây dựng được uy tín trên thị trường, vì vậy chỉ tiêu này cũng phản ánh hiệu quả hoạt động của bảo lãnh ngân hàng.

c) Khả năng đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh

Một ngân hàng cung cấp nhiều loại hình bảo lãnh cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đó luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, khách

hàng cũng luôn tìm kiếm một ngân hàng có thể đáp ứng mọi nhu cầu thực hiện bảo lãnh của họ, giúp giảm thời gian và chi phí tìm kiếm. Như vậy, ngân hàng có khả năng đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh thì cho thấy hiệu quả của hoạt động bảo lãnh ngân hàng tốt và ngược lại.

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

a) Nhóm chỉ tiêu về quy mô

- Số lượng khách hàng

Để đánh giá quy mô hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trước hết cần xem xét đến số lượng khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh tại ngân hàng đó. Một khách hàng

có thể thực hiện nhiều loại hình bảo lãnh khác nhau của ngân hàng, chính vì vậy khi số lượng khách hàng năm sau có xu hướng tăng lên so với năm trước chứng tỏ chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thực sự tốt, thể hiện sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng đối với hoạt động này, ngân hàng có chính sách chăm sóc khách hàng

phù hợp để duy trì tập khách hàng hiện tại trong khi không ngừng gia tăng về số lượng

với đối tác thì đây chính là số tiền ngân hàng phải trả thay. Một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt, quy mô bảo lãnh lớn tương đương với doanh số bảo lãnh cao.

- Tốc độ tăng trưởng của doanh số bảo lãnh:

(Doanh số bảo lãnh kỳ này — doanh số bảo lãnh kỳ trước)

Doanh số bảo lãnh kỳ trước × 100%

Chỉ số này tăng đồng nghĩa với việc doanh số bảo lãnh kỳ này cao với doanh số bảo lãnh kỳ trước, các hợp đồng bảo lãnh kỳ trước có thể đã đến hạn, thay vào đó phát sinh các hợp đồng bảo lãnh mới, chứng tỏ quy mô hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang được mở rộng so với năm trước.

- Dư nợ bảo lãnh

Là tổng giá trị bảo lãnh tại một thời điểm nhất định, thường được xem xét vào

cuối năm tài chính, chỉ tiêu này mang tính thời điểm phản ánh các tổng giá trị các hợp

đồng bảo lãnh vẫn đang có hiệu lực, từ đó giúp cho ngân hàng ước lượng rủi ro có thể xảy ra và lên kế hoạch trích lập dự phòng.

b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng

- Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Khi khách hàng vi phạm hợp đồng với đối tác, ngân hàng đứng ra trả thay thì khách hàng phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đó cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi hết thời hạn bảo lãnh mà khách hàng không hoàn trả đầy đủ cho ngân hàng, số tiền đó chính là nợ quá hạn phát sinh do bảo lãnh, được đánh giá qua chỉ tiêu:

Dư nợ bảo lãnh quá hạn Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn = ——----———————

Tổng số dư bảo lãnh

Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp so với năm trước (do dư nợ bảo lãnh quá hạn giảm,

tổng doanh số bảo lãnh đến hạn không đổi) thì chất lượng bảo lãnh càng cao.

- Cơ cấu bảo lãnh trong ngân hàng: cơ cấu bảo lãnh trong ngân hàng thường

chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu bảo lãnh chứng tỏ nhu cầu về loại hình bảo lãnh đó là rất lớn, ngân hàng chú trọng phát triển loại hình đó hơn và ngược lại.

c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập

- Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh: bao gồm phí bảo lãnh và một số phụ phí đi kèm như phát hành thư bảo lãnh, phí sửa đổi thư bảo lãnh, phí hủy thư bảo lãnh,... Doanh thu bảo lãnh của ngân hàng cao chứng tỏ ngân hàng thực hiện hoạt động bảo lãnh có hiệu quả và ngược lại. Doanh thu hoạt động bảo lãnh phản ánh khả năng sinh

lời của hoạt động bảo lãnh so với tổng doanh thu của ngân hàng.

- Nghĩa vụ tài chính phát sinh: khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng hay

không thanh toán được cho bên nhận bảo lãnh, lúc này ngân hàng phải tiến hành trả nợ thay cho khách hàng. Chỉ tiêu sau đây dùng để đánh giá thu nhập ngân hàng thực sự nhận được trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ trả thay.

Tốc độ tăng trưởng của doanh số bảo lãnh trả thay:

(Doanh số bảo lãnh trả thay kỳ này — doanh số bảo lãnh trả thay kỳ trước) Doanh số bảo lãnh trả thay kỳ trước

× 100%

Giả sử doanh số bảo lãnh của hai kỳ là như nhau, nếu chỉ tiêu này tăng lên tức

là doanh số bảo lãnh trả thay kỳ này tăng so với năm trước, nguyên nhân có thể do ngân hàng sơ suất trong việc thẩm định khách hàng hoặc xuất phát từ việc khách hàng

cố tình làm giả hồ sơ để được bảo lãnh từ ngân hàng, dẫn đến việc phải trả thay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w