Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 73 - 75)

a) Tăng cường thanh tra giám sát HĐBL tại các NHTM

Mục đích của việc tăng cường kiểm tra, giám sát HĐBL tại các NH là để nhằm

an toàn cho toàn hệ thống NH nói chung và HĐBL nói riêng. Các hoạt động thanh tra phải được tiến hành hài hòa giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ để thu được kết quả chính xác nhất. Bên cạnh công tác thanh tra định kì, cần tiến hành thanh tra đột xuất tránh trường hợp khi nào phát hiện sai phạm trong HĐBL tại NHTM nào đó thì mới tiến hành kiểm tra. Để quá trình thanh tra diễn ra một cách trung thực khách quan thì công tác đào tạo cán bộ thanh tra cũng cần phải được chú trọng nâng cao, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp luôn phải đặt lên hàng đầu góp phần giải quyết nhanh chóng và kịp thời các sai sót phát sinh.

b) Thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NH

Hiện nay sự canh tranh giữa các NH không phải là điều xấu trong quá trình HĐBL, NH có tiềm lực tài chính lớn và uy tín cao thì sẽ có ưu thế hơn trong việc thu hút KH sử dụng HĐBL tại NH mình. Tuy nhiên, để tạo ra môi trường cạnh tranh lành

mạnh, đảm bảo sự công bằng hơn giữa các NHTM thì đòi hỏi NHNN phải có chính sách quản lý đúng đắn, cần có các chính sách tạo điều kiện cho các NH nhỏ có điều kiện phát triển, như điều kiện về hạn mức BL, điều kiện để thực hiện các loại BL mới.

c) Hỗ trợ các NHTM trong quá trình thực hiện nghiệp vụ BL

NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra định hướng trong HĐKD của

NHTM, là cơ quan ban hành ra các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM nói chung và HĐBL nói riêng. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả HĐBL cần xuất phát từ chính vai trò này của NHNN:

- Trước hết, NHNN cần bổ sung thêm quy định chặt chẽ, sửa đổi các quy định

BL cho phù hợp với sự phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Việc này sẽ hạn

chế được tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật mà sẽ gây khó

khăn cho hoạt động của NHTM và hạn chế các kẽ hở trong văn bản luật tạo điều kiện

cho các đối tượng xấu lợi dụng, lách luật và không tuân thủ theo quy định của NHNN.

- Ban hành các văn bản điều chỉnh cụ thể cho từng loại BL về quy trình riêng,

các hồ sơ cần thiết, hạn mức BL,... tạo điều kiện cho các NHTM dễ áp dụng, thực hiện đúng theo quy chuẩn đã đề ra cho từng hình thức BL.

CIC là một tổ chức trực thuộc NHNN Việt Nam, có chức năng nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về cung cấp thông tin tín dụng của KH.

Một trong những nguyên nhân mà có thể gây ra rủi ro cho các NH trong quá trình cung cấp bảo lãnh là do tình trạng thông tin bất cân xứng. Thông thường, KH là

chủ thể nắm được nhiều thông tin hơn so với NH như thủ tục bảo lãnh, mức phí dịch vụ.... trong khi NH chỉ biết được những thông tin mà KH cung cấp thông qua các BCTC, rất khó khăn trong việc xác định tính xác thực của những thông tin đó. Vì thế để hạn chế những tình trạng này thì CIC chính là căn cứ để NH có thể đối chiếu phần

nào thông tin được cung cấp. Việc này đòi hỏi CIC cũng cần thường xuyên cập nhật để đánh giá chính xác lịch sử tín dụng của KH và cung cấp kịp thời thông tin cho các

TCTD.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 73 - 75)