BIDV được thành lập vào ngày 26/4/1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính. Sự ra đời của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có nhiệm vụ là cơ quan chuyên trách việc cấp phát, quản lý toàn bộ số vốn do NSNN cấp dành cho đầu tư kiến thiết cơ bản phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ngày 24/06/1981: đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc NHNN Việt Nam
Ngày 14/11/1990: đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngày 18/11/1994: chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình NHTM Ngày 28/12/2011, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa thông qua việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Ngày 1/5/2012, cổ phần hóa thành công, chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngày 24/01/2014, BIDV giao dịch chính thức cổ phiếu với mã chứng khoán BID trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
Tháng 5/2015, thực hiện sáp nhập với Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB)
Ngày 11/11/2019: ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố KEB Hana
Bank là cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV.
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng số cán bộ công nhân viên của NH là 24.016 người, tổng số điểm mạng lưới là 189 chi nhánh trong nước và 1 chi nhánh nước ngoài, cùng với 871 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc và là một trong ba NHTM có mạng lưới rộng nhất Việt Nam.
- Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành và cung cấp dịch vụ TCNH tốt nhất cho KH; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường việc chuyên
- Tầm nhìn: định hướng xây dựng BIDV trở thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam, để đạt được mục tiêu này, BIDV luôn không ngừng đổi mới và mở rộng mạng lưới hoạt động, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao, hiện đại hóa công nghệ và phát triển thêm nhiều dịch
vụ NH mới.
Sơ đồ bộ máy quản lý của BIDV (tại thời điểm 31/12/2019)
KHỐI NHBB — — KHỐI TÁC NGHIỆP
KHỐI NHBL — — - KHỐI TC-KT
KHỐI KD VỐN VÀ TT — — KHỐI ĐẦU TƯ
KHỐI QLRR — — KHỐI HỖ TRỢ
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 77,535,398 6.96% 105,297,399 8.67 % 108,760,008 7.98 % Tiền gửi và vay các TCTD khác 91,978,862 8.26% 79,198,149 6.52 % 76,683,179 5.63 %
Tiền gửi của KH 859,985,173 77.25% 989,671,155 81.51% 1,114,162,624 81.78% Phát hành GTCG 83,738,429 7.52% 39,991,361 3.29 % 62,772,362 4.61 % Tổng 1,113,237,862 100% 1,214,158,064 100% 1,362,378,173 %100
(Nguồn: BCTNcủa BIDVnăm 2019)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của ngân hàng BIDV 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
a) Tình hình huy động vốn
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại đều phải có nguồn vốn nhất định, NVKD là yếu tố không thể thiếu quyết định sự sống còn của DN và NHTM cũng không ngoại lệ. Càng ngày sức nóng cạnh tranh về huy động vốn càng gia tăng thể hiện tầm quan trọng của hoạt động này đối với tổng thể HĐKD của NH.
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: BCTCHN của BIDV từ 2017 - 2019)
Nhận xét:
Tại thời điểm 31/12/2018, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 1,214,158,064
triệu đồng; tăng 100,920,202 triệu đồng (tương ứng tăng 9.07% so với cùng kỳ 2017). Đến hết 2019, tổng nguồn vốn huy động đạt 1,362,378,173 triệu đồng; tăng 148,220,109
triệu đồng (tăng 12.21% so với năm 2018). Nhìn chung, nguồn vốn huy động của BIDV
31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019
Xét về cơ cấu huy động vốn: nguồn huy động từ Tiền gửi và vay các TCTD khác
có xu hướng giảm từ 8.26% năm 2017 xuống còn 5.63% năm 2019; các khoản nợ Chính
phủ và NHNN và phát hành GTCG có sự biến động không đáng kể qua 3 năm. Nguyên
nhân do thời điểm cuối năm 2017 NHNN đã ban hành Thông tư 19/2017/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của NVNH được sử dụng để cho vay trung dài hạn của NH, chi nhánh NH nước ngoài là 45% và sẽ giảm xuống còn 40% kể từ 1/1/2019 trở đi. Việc phải giảm tỷ lệ NVNH cho vay dài hạn đã dẫn đến cuộc đua tăng lãi suất của các NH
vào nửa cuối năm 2018 nhằm bổ sung NVDH. Cùng với đó, các NH cũng tìm đến phương án khác là huy động vốn từ phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn nhanh
chóng, chính vì thế mà khoản mục phát hành GTCG từ 2018 - 2019 có xu hướng tăng
lên, cụ thể tăng 56.96% so với giai đoạn 2017 - 2018.
Tiền gửi của KH là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng trung bình đạt 80%, duy trì mức độ tăng trưởng ổn định hàng năm, là nhân tố chính giúp BIDV mở rộng quy mô huy động vốn trong cả giai đoạn 2017 - 2019.
Ket luận: Nguồn vốn huy động của BIDV tăng qua các năm, chủ yếu do sự tăng lên của nguồn tiền gửi của KH, cơ cấu huy động vốn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi ổn định với chi phí thấp, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, khẳng định uy tín, thương hiệu, cũng như sự tín nhiệm của KH đối với BIDV, củng cố vị trí dẫn đầu thị trường về quy mô và tỷ trọng tiền gửi dân cư của BIDV.
Nguyên nhân:
- Xét về uy tín: Đối với nhóm KH có thói quen gửi tiền các NH có tiếng tăm, quy mô lớn, có bề dày lịch sử, bởi theo tâm lý đám đông, người dân hiện vẫn lo sợ mất tiền nếu chẳng may gửi vào nhóm NH nhỏ, yếu kém thì BIDV hoàn toàn đáp ứng
được yêu cầu của KH mặc dù lãi suất thấp hơn. Đó là nguyên nhân lý giải vì sao lượng tiền gửi của KH tại BIDV vẫn bỏ xa các NH top dưới.
- Xét về mạng lưới: BIDV là một trong ba NH có mạng lưới rộng khắp Việt Nam. Với mạng lưới dày đặc, BIDV hoàn toàn đáp ứng được về sự thuận tiện trong việc lựa chọn các chi nhánh gần với nơi sinh sống của KH.
- Để có được kết quả như vậy là do BIDV sử dụng các biện pháp marketing, chiến lược sản phẩm và KH phù hợp, chất lượng dịch vụ được ưu tiên hàng đầu, chính vì vậy mà thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ thị trường.
b) Tình hình hoạt động tín dụng
Với đặc thù trong hoạt động kinh doanh của NHTM là đi vay để cho vay, bên cạnh hoạt động huy động vốn, các NHTM cũng luôn chú trọng vào việc sử dụng vốn huy động sao cho hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập lớn cho NH và BIDV cũng không ngoại lệ, hoạt động tín dụng luôn được coi là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của NH.
Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay KH theo thời gian gốc của khoản vay
Nợ ngắn hạn 502,852,624 58.01% 611,216,895 61.82% 699,730,635 62.64% Nợ trung hạn 81,745,839 9.43% 71,538,449 7.24% 73,226,488 6.56% Nợ dài hạn 282,286,844 32.56% 305,983,436 30.95% 344,040,860 30.80%
2017 2018 2019
Nợ đủ tiêu chuẩn 94.86 95.76 96.02
Nợ cần chú ý 3.52 2.33 2.23
Nợ dưới tiêu chuẩn 0.43 0.55 0.34
Nợ nghi ngờ 0.59 0.63 0.39
Nợ có khả năng mất vốn 0.6 0.73 1.02
(Nguồn: Thuyết minh BCTCHNcủa BIDVtừ 2017 - 2019)
Nhận xét:
Tổng dư nợ cho vay KH có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2018 tăng 121,853,473 triệu đồng so với năm 2017, năm 2019 tăng 128,259,203 triệu đồng so
với năm 2018 tương ứng tăng 14,06% và 12.97%. Trong đó, nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) tăng dần từ 502,852,624 triệu đồng năm 2017 lên 699,730,635 triệu đồng năm 2019, tương ứng tăng 39.15%. Nợ trung hạn (từ 1 đến 5 năm) có sự biến động cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng, trong năm 2018 đã giảm 10,207,390 triệu đồng so với năm 2017, giảm tỷ trọng từ 9.43% xuống 7.24%; tuy nhiên đến năm 2019 tăng 1,688,039 triệu đồng
so với năm 2018, ghi nhận tỷ lệ tăng 2.36% tại thời điểm cuối năm 2019. Nợ dài hạn so với năm 2017, tuy nhiên có sự giảm nhẹ trong tỷ trọng dư nợ cho vay KH, từ 30.95%
năm 2017 xuống còn 30.8% năm 2019.Ve cơ cấu trong tổng dư nợ: nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay KH, luôn duy trì ở mức gần 60%; trong khi đó, nợ trung hạn chiếm tỷ trọng ít nhất, chưa đến 10%. Nguyên nhân do từ ngày 10/7/2017, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành. Chính vì vậy BIDV đã xây dựng chiến lược cho vay của NH trong giai đoạn này là tập trung cho vay với kỳ hạn ngắn, tích cực giảm lãi suất thông qua một số chương trình tín dụng hỗ trợ phát triển DN nhằm hỗ trợ phát triển nền kinh tế,
trong năm 2019, BIDV đã 3 lần giảm mức trần lãi suất cho vay, đặc biệt hướng đến các lĩnh vực ưu tiên như cho vay tài trợ XNK, cho vay SME, cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua đó thể hiện vai trò, trách nhiệm của BIDV trong việc thực hiện chủ trương, chính sách điều hành của Chính phủ, NHNN vì sự phát triển chung của đất nước.
- Phân tích chất lượng nợ cho vay
Bảng 2.3 : Chất lượng nợ vay của BIDV từ 2017 - 2019
2017 2018 2019
Thu nhập lãi thuần 30,955,331 79.34 34,720,848 78.45 35,977,80 8 74.76 Lãi thuần từ HĐDV 2,965,770 7.60 3,555,102 8.03 4,266,331 8.87 Lãi thuần từ HĐKD vàng và ngoại hối 668,128 1.71 1,039,685 2.35 1,494,696 3.11 Lãi thuần từ mua bán
CKKD
481,615 1.23 645,456 1.46 325,524 0.68 Lãi thuần từ mua bán
CKĐT
331,341 0.85 234,827 0.53 481,222 1.00 Lãi thuần từ hoạt động
khác 3,278,998 8.40 3,818,032 8.63 5,361,174 11.14 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 335,537 0.86 242,006 0.55 214,485 0.45 TỔNG TNHĐ 39,016,720 100 44,255,956 100 48,121,24 0 100 TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (15,504,237) (16,016,084) (17,257,115) LNTT 8,665,177 9,391,417 10,732,20 9
(Nguồn: Thuyết minh BCTCHNcủa BIDVtừ 2017 - 2019)
Nhận xét:
Qua bảng thể hiện chất lượng nợ vay có thể thấy nhóm nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu nợ của NH, luôn duy trì tỷ lệ trên 94%
ở cả 3 năm. Tỷ trọng của nhóm nợ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 94.86% năm 2017 đã chạm mốc 96.02% năm 2019. Các nhóm nợ khác đều duy trì ở mức tỷ trọng thấp. Trong đó, theo BCTN của BIDV tỷ lệ nợ xấu cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân tính đến thời điểm 31/12/2019 đạt 1,75%; đảm bảo mục tiêu ĐHĐCĐ đã thông qua (< 2%). Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của BIDV trong công tác xử lý nợ xấu trong thời gian qua, bằng việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, liên tục giám sát kết quả triển khai phương án cơ cấu lại gắn với việc xử lý nợ xấu để có những biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời,... chính vì thế mà tỷ lệ nợ xấu của NH đang từng bước được cải thiện.
c) Các HĐKD khác
Bảng 2.4: Kết quả HĐKD của BIDV
Nhận xét:
Tổng TNHĐ của BIDV có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2018 tăng 5,239,236 triệu đồng so với năm 2017, đến năm 2019 tiếp tục tăng 3,865,284 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng tăng 13.43% và 8.73%. Trong đó thu nhập lãi
thuần chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 80%) trong tổng TNHĐ của NH. Thu nhập lãi thuần là thu nhập đến từ các nguồn như lãi tiền gửi, lãi từ cho vay KH, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ chứng khoán nợ và các khoản thu khác từ HĐTD. Đây là những HĐKD chủ yếu của NH, chính vì vậy nguồn thu từ những hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của NH. Tuy nhiên, dù chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ trọng của thu nhập lãi thuần có xu hướng giảm dần qua các năm, chỉ trong 3 năm từ 2017 - 2019 đã giảm từ 79.34% xuống còn 74.76%; thay vào đó là sự tăng lên về tỷ trọng của các hoạt động khác như hoạt động dịch vụ (từ 7.6% lên 8.87%) hay tăng tỷ trọng của HĐKD vàng và ngoại hối (từ 1.71% lên 3.11%). Ngoài ra, tỷ trọng của các nguồn thu khác như lãi thuần từ mua bán CKĐT, mua bán CKKD có sự biến động nhỏ qua các năm, xét về mặt tỷ trọng thì cùng với thu nhập từ góp vốn mua cổ phần là những hoạt động chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn thu của NH (chỉ dưới 2%).
Như vậy, cơ cấu thu nhập của NH trong giai đoạn 2017 - 2019 có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của thu nhập lãi thuần, cùng với đó là tăng tỷ trọng thu nhập của hoạt động dịch vụ và HĐKD vàng và ngoại hối, phù hợp với định hướng
hoạt động của NH trong giai đoạn tới là đa dạng hóa nguồn thu thông qua từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh theo định hướng hoạt động đa dịch vụ, gia tăng nền KH bền vững bằng chất lượng sản phẩm và phương thức phục vụ, trong đó chú trọng
phát triển KH bán lẻ, doanh nghiệp SME và FDI.
Xét về mặt chi phí thì chi phí của NH lần lượt tăng tăng 3.3% (2018 so với 2017) và tăng 7.75% (2019 so với 2018). Nguyên nhân do trong giai đoạn 2017 - 2019, BIDV đầu tư tương đối nhiều vào phát triển các kênh giao dịch ngân hàng điện
tử, các dịch vụ thanh toán/thu chi hộ điện tử (Thanh toán điện, nước) giúp KH có thể sử dụng các dịch vụ NH mọi lúc mọi nơi mà không cần phải đến các địa điểm giao dịch truyền thống như trước kia.
Bên cạnh đó so với năm 2017, chi phí đã tăng 11.31% năm 2019; trong khi đó
TNHĐ tăng 23.33%, tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên tổng LNTT của NH cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Nhờ có các biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả theo đúng kế hoạch đề ra mà lợi nhuận của NH năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể như sau:
- Năm 2019 có sự dịch chuyển hợp lý chi phí theo hướng tiết giảm các chi phí
vật liệu, giấy tờ in (bằng 95% kế hoạch), gia tăng các chi phí hiệu quả hơn như chi đào tạo.
- Chống lãng phí trong sử dụng lao động và thời gian lao động: đẩy mạnh đánh
giá, phân loại cán bộ và sắp xếp công việc phù hợp; cải tiến quy trình làm việc trong công tác nghiệp vụ.
Từ những nhận định trên cho thấy, BIDV đang trên đà phát triển ngày càng bền vững, tiếp tục gia tăng lợi nhuận trong khi thực hiện công tác quản lý chi phí ngày càng hiệu quả.
2.2. Thực trạng chất lượng HĐBL tại BIDV
2.2.1. Quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV* Các văn bản pháp lý điều chỉnh HĐBL tại BIDV: * Các văn bản pháp lý điều chỉnh HĐBL tại BIDV:
- Quyết định số 632/QĐ-VP1 về việc ủy nhiệm xét duyệt cho vay bảo lãnh của
BIDV.
-Văn bản số 2538 CV-BL của Tổng giám đốc BIDV chỉ đạo một số vấn đề về nghiệp vụ bảo lãnh.
- Quyết định số 4275/QĐ-VP quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với
KH là DN.
- Quyết định số 588/QĐ-HĐQT của BIDV về Ban hành Quy chế bảo lãnh đối
2.2.2. Quy trình thực hiện HĐBL tại BIDV
Sơ đồ 2.2: Quy trình bảo lãnh tại BIDV
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định đối với mỗi loại bảo lãnh của KH
Khi khách hàng đến NH đề nghị cấp bảo lãnh thì CBTD của NH sẽ gặp gỡ, trao đổi và hướng dẫn KH lập hồ sơ nhằm giúp KH tiết kiệm thời gian trong bước đầu của quy trình.
a) Hồ sơ chung bao gồm: