Phân tích thực trạng chất lượng HĐBL tại BIDV

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 51 - 59)

2.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

a) Khả năng rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục xin bảo lãnh của khách hàng

Quy trình bảo lãnh tại BIDV được đánh giá là nhanh chóng, thủ tục bảo lãnh đơn giản cho KH. Đặc biệt đối với KH đã phát sinh QHTD với NH trước đó, trong bước đầu của quy trình KH không cần phải cung cấp hồ sơ pháp lý cho CBTD (trừ trường hợp KH có thay đổi). Điều này cũng hạn chế lãng phí thời gian cho KH để tiến hành thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình.

b) Khả năng đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh

Hiện nay cơ cấu bảo lãnh khi chia theo mục đích của ngân hàng BIDV rất đa dạng,

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH: từ BL vay vốn, BL dự thầu, BL thực hiện hợp

đồng, BL hoàn trả tiền ứng trước, BL bảo đảm chất lượng sản phẩm, BL thanh toán, BL

thanh toán thuế XNK, BL đối ứng và các loại BL khác theo yêu cầu KH.

c) Tiện ích quản lý bảo lãnh trực tuyến

Hiện nay các KH đang có hợp đồng bảo lãnh tại BIDV có thể dễ dàng tra cứu thông tin bảo lãnh trên website chính thức của BIDV là www.bidv.com.vn . Tiện ích này giúp KH chủ động quản lý tất cả hợp đồng bảo lãnh của mình với BIDV, KH

không phải trực tiếp ra Phòng giao dịch của NH nên đồng thời tiết kiệm thời gian trong việc tra cứu, đối chiếu thông tin.

2.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

a) Nhóm chỉ tiêu về quy mô

* Số lượng KH và hợp đồng bảo lãnh 620,000 5,046 5,200 5,000 4,800 4,600 4,400 4,200 4,000 3,800 ^■Số lượng Hợp đồng Số lượng KH

Biểu đồ 2.1: Số lượng hợp đồng và KH sử dụng DVBL tại BIDV từ 2017 - 2019 Nhận xét:

Biểu đồ cho thấy xu hướng tăng lên của số lượng KH sử dụng DVBL tại BIDV

giai đoạn 2017 - 2019. Tốc độ tăng lần lượt là 7.12% và 10.85%. Một KH có thể thực

hiện nhiều hợp đồng bảo lãnh tại BIDV, nhưng số lượng KH đang sử dụng dịch vụ này đang có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ NH đã tiếp cận được nhiều KH mới, ngày càng có nhiều KH sử dụng DVBL tại NH hơn trong giai đoạn được xem xét. Cùng với sự tăng lên của số lượng KH thì giai đoạn này cũng chứng kiến sự tăng lên của số lượng hợp đồng bảo lãnh. Điều này chứng tỏ chất lượng HĐBL tại NH BIDV thực sự tốt mới có thể thu hút được số lượng KH như vậy, đồng thời khẳng định uy tín cũng như sự tin tưởng của KH khi lựa chọn BIDV làm NHBL.

2017 2018 2019

Thu nhập lãi tiền gửi

1,755,040 2.23% 2,500,295 2.78% 3,722,367 3.69 % Thu nhập lãi cho

vay KH 65,407,585 83.19% 75,218,477 83.73% 85,798,186 85.16% Thu lãi chứng khoán nợ 9,698,063 12.33% 9,830,253 10.94% 8,722,086 8.66 % Thu từ nghiệp vụ BL 1,490,636 1.90% 1,733,008 1.93% 1,771,238 1.76 % Thu khác từ hoạt động tín dụng 277,191 0.35% 557,092 0.62% 733,348 %0.73 Tổng 78,628,515 100 89,839,125 100 100,747,225 100 Đơn vị: triệu đồng 155000000 150000000 145000000 140000000 135000000 130000000 125000000 120000000

Biểu đồ 2.2: Số dư bảo lãnh từ 2017 - 2019

(Nguồn: BCTC của BIDV từ 2017- 2019)

Nhận xét:

Theo sơ đồ cho thấy số dư HĐBL của BIDV có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2018 tăng 17,411,642 triệu đồng so với năm 2017 (tương ứng tăng 13.07%), năm 2019 tăng 434,880 triệu đồng so với năm 2018 (tăng 0.29%). Từ 2017 - 2018, BIDV đã có những biện pháp đẩy mạnh và mở rộng quy mô bảo lãnh như đẩy mạnh hoạt động marketing để giúp nhiều DN tiếp cận HĐBL, luôn duy trì cơ cấu

bảo lãnh đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Từ 2018 - 2019, về giá trị tuyệt đối thì số dư bảo lãnh của BIDV vẫn tiếp tục tăng nhưng xét về mặt tốc độ thì tăng chậm lại so với giai đoạn 2017 - 2018 do NH đã xây dựng cho mình một tập KH nhất định, trong khi đó thị trường NH cạnh tranh ngày càng trở nên

gay gắt gây khó khăn trong việc tìm kiếm KH mới, tuy nhiên số dư bảo lãnh vẫn tăng

là nỗ lực đáng ghi nhận của BIDV trong giai đoạn này, chứng tỏ được năng lực cạnh tranh so với các NH khác trong toàn ngành.

b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập

* Doanh thu từ HĐBL

Bảng 2.5: Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Các khoản phải trả thay KH

45,484 0.005% 36,822 0.003% 533,940 0.048%

Cho vay KH 866,885,307 100 988,738,780 100 1,116,997,985 100

(Nguồn: Thuyết minh BCTCHNcủa BIDVtừ 2017 - 2019)

Nhận xét:

Cùng với sự tăng lên của số dư bảo lãnh, doanh thu từ HĐBL cũng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2018 doanh thu tăng lên 242,372 triệu đồng so với năm 2017 (tăng 16.26%), đến năm 2019 doanh thu tiếp tục tăng 38,230 triệu đồng so với năm 2018 (tăng 2.21%). Tuy nhiên, doanh thu HĐBL giai đoạn 2018 - 2019 chỉ tăng lên về mặt giá trị tuyệt đối, tốc độ tăng đã giảm so với giai đoạn trước.

Ve cơ cấu: nhìn chung, doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh vẫn chỉ đóng góp một phần khiêm tốn cho nguồn thu nhập từ lãi của BIDV, cụ thể là dưới 2% từ 2017 - 2019 trong khi so sánh với tỷ trọng của hoạt động khác như cho vay KH - luôn giữ vững tỷ trọng ở mức rất cao và ổn định (trên 83%). Tuy nhiên theo như những kết quả khả quan đạt được từ HĐBL như sự gia tăng về doanh thu qua các năm là cơ sở để ngân hàng BIDV tiếp tục tăng cường mở rộng HĐBL, tăng tỷ trọng của hoạt động này trong những năm tiếp theo.

* Các khoản trả thay

Khi tiến hành bảo lãnh cho KH, NHTM không mong muốn các đối tượng được

bảo lãnh không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với đối tác dẫn đến việc NHBL phải trả thay. Tuy nhiên trong giai đoạn 2017 - 2019, đối với ngân hàng BIDV

vẫn xuất hiện tình trạng phải trả thay KH. Cụ thể như sau: Bảng 2.6: Các khoản trả thay KH

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tăng/Giảm 1 Doanh số cho vay 1,406,113 1,726,322 2,041,775 18.27%

2 Doanh số thu nợ 1,262,925 1,604,469 1,913,515 19.26% 3 Cho vay KH 866,885 988,739 1,116,998 12.97% 4 Nợ xấu (không bao gồm

TPDN) Số tuyệt đối 14,063 18,802 19,496 Tỷ lệ 1.62% 1.9% 1.75% 5 Tỷ lệ bảo lãnh thuộc nhóm 3,4,5/Tổng số dư bảo lãnh 0.38% 1.06% 1.11%

(Nguồn: Thuyết minh BCTCHNBIDV từ 2017 - 2019)

Nhận xét:

Khi so sánh các khoản phải trả thay KH trong mối quan hệ với số dư cho vay KH của BIDV có thể thấy sự biến động của khoản mục này qua các năm. Cụ thể, năm

2018 giảm 8,662 triệu đồng so với năm 2017 (giảm 23.52%). Nhằm kiểm soát nợ xấu

theo kế hoạch 5 năm của BIDV trong giai đoạn 2016 - 2020, BIDV trở nên thận trọng

hơn trong việc lựa chọn đối tượng KH để tiến hành bảo lãnh cũng như cho vay, chỉ tập trung cho vay một số lĩnh vực nhất định, hạn chế các lĩnh vực có rủi ro cao như BĐS nên giai đoạn này các khoản trả thay có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên đến năm

2019, con số này đã tăng đột biến, tăng gấp 14.5 lần so với năm 2018. Giai đoạn này,

BIDV tích cực mở rộng hoạt động cho vay và bảo lãnh, cùng với sự tăng lên của dư nợ cho vay là sự tăng lên của các khoản phải trả thay nhưng sự tăng lên đột biến của các khoản này trong giai đoạn 2018 - 2019 cũng là dấu hiệu mà BIDV phải chú ý trong thời gian tới.

Ve tỷ trọng: tỷ trọng của các khoản phải trả thay trong dư nợ cho vay KH rất thấp, chỉ ở mức dưới 0.1% ở tất cả các năm, luôn nằm trong tầm kiểm soát của NH, tuân theo kế hoạch đặt ra của ĐHĐCĐ tại thời điểm đầu năm.

c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng

* Dư nợ BL quá hạn

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động bảo lãnh

2017 2018 2019 BL thực hiện hợp đồng 43,287,504 32.5% 47,616,254 31.62% 48,482,004 32.10% BL thanh toán 60,282,844 45.26% 72,339,413 48.03% 74,147,898 49.09% BL vay vốn 1,478,435 1.11% 3,876,639 2.57% 1,060,893 0.70% BL dự thầu 11,654,328 8.75% 13,985,194 9.29% 11,712,600 7.75% BL thanh toán thuế XNK 8,098,093 6.08% 6,073,570 4.03% 8,502,998 5.63% BL khác 8,391,116 6.30% 6,712,893 4.46% 7,132,449 4.72% Tổng 133,192,320 100 150,603,962 100 151,038,842 100

(Nguồn: BCTN của BIDV từ 2017 - 2019)

Nhận xét:

Với mục tiêu: Tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro, BIDV tiếp tục bám sát và triển khai Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Qua bảng có thể thấy, mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát của BIDV (< 2%), nhưng tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động bảo lãnh/ Tổng số dư bảo lãnh đang có xu hướng gia tăng về mặt tỷ trọng. Điều này là dấu hiệu cảnh báo cho BIDV không được lơ là trong công tác QTRR trong nghiệp vụ bảo lãnh, xử lý nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay KH nói chung và nợ xấu của HĐBL nói riêng.

* Cơ cấu HĐBL

Bảng 2.8: Cơ cấu hoạt động bảo lãnh theo mục đích bảo lãnh

Biểu đồ 2.3: Mức tăng trưởng của các loại bảo lãnh phân chia theo mục đích

Nhận xét:

Đối với BL thanh toán: đây là loại BL luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng

số dư bảo lãnh của NH, luôn chiếm gần một nửa tỷ trọng so với các loại BL khác trong giai đoạn 2017 - 2019. Năm 2018 tăng 12,056,569 triệu đồng so với năm 2017,

tăng 20%; đến năm 2019 tiếp tục tăng 1,808,485 triệu đồng so với năm 2018, tăng 2.5%. Có thể thấy bảo lãnh thanh toán dù có xu hướng tăng lên về mặt giá trị tuyệt đối nhưng tốc độ tăng của giai đoạn 2018 - 2019 đang chậm lại so với giai đoạn 2017

- 2018.

Đối với BL thực hiện hợp đồng: là loại BL chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau BL thanh toán. Cũng giống như BL thanh toán, BL thực hiện hợp đồng cũng có xu hướng

tăng lên về mặt giá trị tuyệt đối, tuy nhiên tỷ trọng của nhóm BL này có biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể năm 2018 tỷ trọng giảm từ 32.5% xuống 31.62%, đến năm 2019 lại tăng lên 32.1%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của giai đoạn 2018 - 2019 là 1.82%,

đang chậm hơn so với giai đoạn 2017 - 2018 là 10%. Tốc độ tăng chậm lại cho thấy BIDV đang tích cực mở rộng quy mô, phát triển sang các loại hình BL khác, không chỉ chú trọng phát triển 2 loại BL thanh toán và BL thực hiện hợp đồng.

Đối với BL vay vốn: là loại BL chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số dư BL của BIDV. Xét về mặt giá trị tuyệt đối có sự tăng lên vào giai đoạn 2017 - 2018 và giảm đi vào giai đoạn 2018 - 2019, tỷ trọng cũng biến động cùng chiều với sự biến động về mặt giá trị. Nguyên nhân do khối lượng tiền BL của nghiệp vụ này thường lớn, vì vậy mà rủi ro NH phải trả thay cũng tăng cao, nên BIDV cũng chỉ duy trì loại BL này ở một tỷ trọng thấp hơn so với các loại BL khác.

Các loại BL còn lại: BL dự thầu, BL thanh toán thuế XNK, các loại BL khác có sự biến động qua cả 3 năm cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Các loại BL này có sự chênh lệch không quá lớn về mặt tỷ trọng, duy trì ở khoảng gần 5% đến 9%, BIDV chưa có sự đầu tư chú trọng vào các loại BL này nên sự thay đổi về mặt tỷ trọng không có sự khác biệt quá lớn giữa các năm.

Ket luận: tốc độ tăng của các hình thức BL không đồng đều, BIDV chủ yếu tập trung vào 2 loại BL thực hiện hợp đồng và BL thanh toán.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 51 - 59)