Nguyên nhân và hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 60 - 65)

a) Hạn chế

- Các hình thức bảo lãnh chưa có sự phát triển đồng bộ: dù ngân hàng BIDV cung cấp một danh mục bảo lãnh đa dạng và linh hoạt nhưng vẫn đang tập trung chủ yếu vào các BL chính như: BL thanh toán, BL thực hiện hợp đồng thể hiện qua việc 2 loại BL này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu HĐBL, đặc biệt là BL thanh toán gần như là chiếm một nửa tổng doanh số BL. Điều này chứng tỏ NH đã đa dạng hóa các hình thức BL nhưng chưa thực sự chú trọng vào việc duy trì và phát triển các loại hình BL đó.

- Doanh thu từ HĐBL chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TNHĐ của NH. Tỷ trọng thu phí của hoạt động này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp (dao động trong khoảng 1.7 đến 1.9%), NH vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động cho vay - hoạt động mà đem lại nguồn thu lớn nhất cho NH (khoảng 83%).

- Việc thực hiện quy trình BL đôi khi thiếu tính linh hoạt: quy trình BL của BIDV là khung chuẩn để cán bộ nhân viên thực hiện theo, tuy nhiên có một số trường

hợp lại thực hiện một cách máy móc, mang nặng tính hình thức. Ví dụ như việc đến NH để được hướng dẫn làm hồ sơ đề nghị cấp BL, đối với trường hợp người thực hiện không phải chủ DN mà là người đại diện, NH yêu cầu phải có giấy giới thiệu

nhưng khi KH thiếu thì không linh hoạt cho bổ sung sau, trong khi KH đang rất vội, khiến KH phải ra NH nhiều lần, trong khi người đại diện này đã thực hiện nhiều HĐBL tại NH, là KH quen thuộc. Điều này có thể gây ra cái nhìn không tốt về thái độ phục vụ KH của NH vì thiếu tính linh hoạt.

- Thiếu cán bộ chuyên biệt về bảo lãnh: Bảo lãnh là một hoạt động ngoại bảng

và cũng là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập cho BIDV nhưng hiện

nay không được thực hiện bởi những cán bộ cũng như phòng ban chuyên biệt về hoạt

động này mà đang được thực hiện ở phòng KHDN của mỗi chi nhánh. Thông thường,

đối với mỗi chi nhánh của ngân hàng BIDV thường chia làm 2 phòng quan hệ KHDN,

mỗi phòng có khoảng 10 nhân sự. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải khi một chuyên viên phải đảm nhiệm cùng lúc quá nhiều công việc để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của KH, gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả HĐBL như kéo dài thời gian làm hồ sơ đề nghị bảo lãnh hay chất lượng thẩm định KH.

b) Nguyên nhân

> Nguyên nhân khách quan

- Hành lang pháp lý còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động bảo lãnh: Việc NHNN ban hành các quyết định về HĐBL hay ban hành các thông tư mới nhằm sửa đổi một số khoản mục của thông tư cũ cũng gây

ra ảnh hưởng ít nhiều đối với nghiệp vụ BL. Cụ thể, sau thời gian dài thực hiện theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định việc ban hành quy chế BLNH thì đến năm 2012 NHNN ban hành Thông tư 28/2012/TT- NHNN, sau đó là Thông tư 07/2015/TT-NHNN, Thông tư 13/2017/TT-NHNN sửa đổi thông tư 07/2015/TT-NHNN. Bên cạnh đó, nghiệp vụ BL còn chịu sự điều chỉnh của Luật NHNN Việt Nam, Luật các TCTD và các văn bản pháp lý khác tác động trực tiếp tới nghiệp vụ BL. Điều này cũng dẫn đến tình trạng chồng chéo, đôi khi có thể là mâu thuẫn giữa các văn bản điều chỉnh khiến cho việc thực hiện nghiệp vụ BL gặp khó khăn. Nghiệp vụ BL có nhiều loại hình khác nhau trong khi Việt Nam vẫn chưa có một bộ Luật Bảo lãnh riêng dành cho nghiệp vụ này.

- Do sự bất ổn định của nền kinh tế thế giới: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018. Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng

giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới 2 nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Ảnh hưởng đến thị trường tài chính - tiền tệ: mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đứng trước thách thức khi Trung Quốc và các nước trong

khu vực, trên thế giới phá giá đồng nội tệ để bảo vệ xuất khẩu hàng hóa. Điều này sẽ gây áp lực lên tỷ giá của đồng Việt Nam với các ngoại tệ, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển các nhà máy, xưởng sản xuất từ Trung Quốc sang

Việt Nam, gây ra áp lực cạnh tranh về giá của cùng một loại mặt hàng đối với các DN trong nước. Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới tác động tới HĐBL của NH. Khi mà các DN đang khó khăn làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ nên không có sự tăng trưởng mạnh của nghiệp vụ BL.

> Nguyên nhân chủ quan

- Sự thiếu trung thực của KH và hạn chế và khả năng chuyên môn của CBTD

khi thẩm định hồ sơ: đối với KH là DN thì trong quá trình thẩm định cần kiểm tra BCTC, tuy nhiên nhiều KH cố tình sửa đổi báo cáo, làm cho các chỉ tiêu trở nên đẹp hơn, đặc biệt là chuyển lỗ thành lãi và các chỉ tiêu khác cho phù hợp với điều kiện để

có thể nhận được bảo lãnh của NH. Lúc này phụ thuộc rất lớn vào năng lực thẩm định

của CBTD, nếu thiếu năng lực và kinh nghiệm mà không phát hiện ra sai sót này sẽ dẫn đến rủi ro cho NH, đây là KH có vấn đề về nguồn tiền, vì vậy thậm chí có thể dẫn đến trường hợp NH phải trả thay.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ BL: về việc thiếu chuyên môn của CBTD là do chất lượng tuyển dụng nhân sự đầu vào của NH và chương trình

đào tạo chưa thực sự hiệu quả, chuyên sâu. Các khóa đào tạo đối với nhân viên mới hiện nay của NH đa số là đào tạo ngắn ngày, chưa thực sự đi sâu vào quy trình đối với mỗi nghiệp vụ thực tế diễn ra như thế nào nên nhân viên chỉ có cái nhìn tổng quan

chung về hoạt động của NH, chưa áp dụng được ngay vào thực tế.

- Ngân hàng chưa có chính sách CSKH hiệu quả: hiện nay đối với KH phát sinh nhu cầu bảo lãnh lần đầu hay KH quen thuộc thì BIDV cũng chưa có chính sách cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng KH này. Chính vì vậy khi so sánh biểu phí hay

quy trình bảo lãnh của các NH khác với BIDV thì BIDV chưa thực sự gây ấn tượng với KH để có thể trở thành ngân hàng bảo lãnh cho họ.

- Việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động bảo lãnh còn hạn chế: việc tìm hiểu nhu cầu về hình thức bảo lãnh của KH là vô cùng cần thiết trước khi tư vấn về quy trình cũng như thủ tục, hồ sơ bảo lãnh. Tuy nhiên việc tìm hiểu nhu cầu KH thông

qua ứng dụng công nghệ 4.0 vẫn chưa thực sự hoàn thiện và phát huy vai trò của nó. Chính vì vậy mà làm chậm quá trình tiếp nhận, khai thác nhu cầu của KH, bỏ lỡ các KH tiềm năng cho NH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung phân tích thực trạng HĐBL của BIDV, từ quy trình bảo lãnh đến những kết quả đạt được cũng như hạn chế và đưa ra nguyên nhân đối với những tồn tại, thiếu sót dẫn đến những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại BIDV. Từ đó là cơ sở để đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm phát triển toàn diện nghiệp vụ này tại chương 3.

CHƯƠNG 3

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 60 - 65)