Ket quả của các công trình nghiên cứu về chất lượng hoạt động bảo lãnh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 33 - 36)

hàng đó.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên

Nhân tố con người luôn được coi là giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của mỗi tổ chức. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì vấn đề phát triển con người càng được quan tâm nhiều hơn cả về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề

nghiệp. Một quy trình bảo lãnh logic, rõ ràng nhưng được thực hiện bởi người không đủ trình độ chuyên môn thì đều trở nên vô nghĩa, không đạt được kết quả gì. Do vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định hiệu quả, chất lượng

bảo lãnh và khả năng mở rộng hoạt động này.

- Mức độ trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với đối tác

Việc tích cực giám sát, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ với đối tác sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được việc khách hàng có đang thực hiện đúng các nghĩa vụ

trong hợp đồng hay không, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, tránh việc phải trả thay khách hàng mà không nhận được bồi hoàn từ họ.

1.3. Ket quả của các công trình nghiên cứu về chất lượng hoạt động bảo lãnh tạingân hàng thương mại ngân hàng thương mại

Bảo lãnh là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, cũng là hoạt động đóng

góp vào doanh thu của ngân hàng mỗi năm. Song đây là một hoạt động đặc biệt, ngân

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là đề tài được nhiều công trình nghiên cứu đề cập và xem xét ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng như:

- “Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Quân Đội - chi

nhánh Hoàng Quốc Việt” của tác giả Vũ Thị Thanh Huyền năm 2011

- “Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Sông Nhuệ” của tác giả Võ Hải An năm 2014

- “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nằng” luận văn của Trần Thị Phương Thảo năm 2018

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra giải pháp để mở rộng hoạt động bảo lãnh chứ chưa đi sâu vào giải quyết vấn đề làm sao để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại NHTM. Chính vì vậy bên cạnh việc phát

triển, mở rộng hoạt động bảo lãnh, khóa luận sẽ tập trung đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng BIDV để hoạt động bảo lãnh ngày càng hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, khóa luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận sau:

Thứ nhất, khái quát chung về hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm khái niệm, chức năng, đặc điểm, vai trò và phân loại bảo lãnh ngân hàng.

Thứ hai, trình bày các vấn đề về rủi ro bảo lãnh, đưa ra một số rủi ro thường gặp và nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

Thứ ba, trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng

và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.

Thứ tư, trình bày kết quả của các công trình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động

bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại.

Những nội dung đề cập tại chương 1 là cơ sở lý luận có tính nền tảng để từ đó

khóa luận đi sâu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được đề cập ở chương 2.

HỘI ĐỒNG ALCO

- — — HỘI ĐỒNG RỦI RO

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ — — CÁC HỘI ĐỒNG KHÁC- -

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP đầu tư phát triển việt nam khóa luận tốt nghiệp 367 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w