Các tiêu chí tổng quát :
Tiêu chí hiệu quả: Tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá quản lý tài chính là hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Một đặc điểm doanh nghiệp đó là nhiệm vụ chính là nhiệm vụ chính trị chứ không phải làm kinh tế, khi đó đánh giá hiệu quả tài chính- kinh tế phải tính đến hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị này.
Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng phát triển, muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng mở rộng kinh doanh, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường.
Các tiêu chí cụ thể:
Đối với việc quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận: Quản lý doanh thu tại Trung tâm thương mại và dịch vụ hàng không Nội Bài phải được thực hiện chi tiết đến từng loại hình kinh doanh. Trong quản lý chi phí phòng tài chính
kế toán thực hiện hạch toán theo tính chất các khoản chi phí, do vậy Trung tâm có cơ sở đánh giá việc quản lý chi phí theo từng loại hình kinh doanh để xem doanh nghiệp có hoạt động có hiệu quả không, doanh thu có cao không để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Lợi nhuận phải được quản lý tập trung và tiến hành phân phối lợi nhuận theo đúng quy định Nhà nước.
Đối với công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính: Đánh giá công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp theo mục tiêu quản lý tài chính đã xây dựng góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và tạo nguồn thu cho doanh nghiệp. Tiêu chí đánh giá quản lý tài chính là tăng thu nhập, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và tạo nguồn hỗ trợ ngân sách, phân phối nguồn thu. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính :Nguồn lực được cấp phát cho các đơn vị dự toán thực hiện nhiệm vụ chính, đây chính là tiêu chí quan trọng cho doanh nghiệp.Sự hình thành và phát triển của các đơn vị dự toán đều xuất phát từ nhiệm vụ này vì không chỉ chạy theo thu nhập tài chính của các hoạt động có thu mà các doanh nghiệp xao nhãng nhiệm vụ do Nhà nước giao phó. Tiêu chí phù hợp: Bộ máy quản lý tài chính của các doanh nghiệp phải phù hợp với tổ chức bộ máy hành chính và phân cấp quản lý tài chính- kinh tế của các đơn vị, phải có sự phối hợp giữa quyền hạn và trách nhiệm. Bộ máy quản lý tài chính cũng phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm, nội dung,cơ chế hoạt động của các khâu quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường. Một vị trí công tác hay một bộ phận trong cơ cấu tổ chức phải xác định được rõ ràng mục tiêu phải đạt, nội dung hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm được giao, tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ, mối liên hệ với các bộ phận của doanh nghiệp khác.
Đối với công tác lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính là khâu bắt buộc phải thực hiện trong quá trình quản lý tài chính, thông qua việc lập
kế hoạch tài chính để đánh giá khả năng và nhu cầu về tài chính của đơn vị, từ đó phát huy hiệu quả đồng thời hạn chế những khó khăn trong quá trình sử dụng tài chính của đơn vị. Lập kế hoạch cũng là hoạt động thiết lập cho quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Do đó để đánh giá công tác lập kế hoạch cần dựa vào các tiêu chí:
Lập kế hoạch dự toán tài chính phải căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch hoạt động của đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc lập dự toán phải căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với công tác triển khai thực hiện kế hoạch: Thực hiện kế hoạch tại đơn vị là hoạt động tiếp theo của lập kế hoạch trong chu trình ngân sách. Thực hiện kế hoạch là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi trong kế hoạch thành hiện thực. Do đó việc thực hiện kế hoạch phải thực hiện theo các tiêu chí sau:
Tổ chức thực hiện dự toán thu chi phải đảm bảo theo đúng luật Kế toán từ công tác quản lý thu, quản lý chi, quản lý và sử dụng hoạt động tài chính, quản lý tài sản công và đánh giá công tác tài chính. Tổ chức thực hiện dự toán phải phù hợp với dự toán đã được ban lãnh đạo phê duyệt, phải đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy đinh. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn tài chính và đảm bảo hoạt động tài chính theo đúng kế hoạch.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch: Trong quản lý tài chính, công tác kiểm tra, giám sát có vài trò quan trọng nhằm phát huy các nhân tố tích cực, phát hiện và ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành các quy định về quản lý tài chính vì vậy công tác kiểm tra, giám sát cần có các tiêu chí đánh giá sau: Hoạt động kiểm tra, giám sát phải thường xuyên, định kỳ theo quý, theo năm, hiệu quả kiểm tra giám
sát nếu phát hiện ra các sai sót trong quản lý tài chính để kịp thời ngăn ngừa.