Kinh nghiệm quản lý tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài ( NASCO)

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại trung tâm thương mại và dịch vụ hàng không nội bài (Trang 47 - 50)

không sân bay Nội Bài ( NASCO)

Tiền thân của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài là doanh nghiệp Nhà nước mang tên Công ty Dịch vụ Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc (tên giao dịch tiếng Anh là NORTHERN AIRPORT SERVICES COMPANY, viết tắt là NASCO), được thành lập và chính thức đi

vào hoạt động từ ngày 01/7/1993. Tháng 5/1995, Công ty được đổi tên thành Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Nội bài (NOIBAI AIRPORT SERVICES COMPANY - NASCO). Sau khi cổ phần hóa, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết dựng xây doanh nghiệp, NASCO tiếp tục duy trì, cải tiến và nâng cao hiệu lực Hệ thống quản lý chât lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tăng cường đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ và cơ chế quản lý. Đến tháng 8/2017, NASCO được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Nhờ vậy, sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển cả về quy mô và hiệu quả, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng có uy tín, việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên luôn được đảm bảo

Về công tác lập kế hoạch: Kế hoạch thu chi của Công ty Cổ phần dịch

vụ Hàng không sân bay Nội Bài chủ yếu là các dịch vụ liên quan đến ngành phi hàng không như dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa trong sân đỗ máy bay, kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách đi máy bay của các hãng hàng không trong nước và quốc tế…Về việc lập kế hoạch thu, chi có dựa vào kết quả năm trước và công tác lập kế hoạch thu, chi luôn được thực hiện hàng năm, thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong ngành.

Về công tác thực hiện kế hoạch: Trong giai đoạn 2012- 2014, Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài có cơ cấu tài sản tương đối hợp lý. Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ( chiếm trên 70% ). Đây là điều hợp lý với công ty kinh doanh thương mại, dịch vụ là chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm là do công ty chú trọng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh nên tỷ trọng tài sản dài hạn ngày càng tăng lên. Về quy mô tổng tài sản của công ty có sự biến động đáng kể trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2014 giảm 6.5% so với năm 2012 nhưng so với

năm 2013 thì lại tăng 19,4%. Điều này cho thấy công ty đang dần tăng trưởng lên mặc dù tốc độ tăng trưởng này là chưa cao.

Tài sản ngắn hạn: Cấu thành trong tài sản ngắn hạn nhiều nhất là Tiền và tương đương tiền, việc tích trữ tiền sẽ giúp công ty tăng khả năng thanh toán, tăng tốc độ quay vòng vốn của công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn đang có xu hướng giảm chứng tỏ công ty đang tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế việc chiếm dụng vốn. Hàng tồn kho cũng giảm rõ rệt và ngày càng giảm tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn.

Tài sản dài hạn: Chiếm tỷ trọng cao trong tài sản dài hạn là tài sản cố định, tài sản cố định trong giai đoạn 2012-2014 tăng mạnh. Năm 2012 từ 31.614 triệu đồng tăng lên 45.125 triệu đồng năm 2013 và năm 2014 là 67.913 triệu đồng. Đây là dấu hiệu khả quan đối với một doanh nghiệp thương mại vì công ty đang quan tâm đến đầu tư mở rộng quy mô hoạt động.

Về công tác kiểm tra ,giám sát: Công ty có hệ thống Ban kiểm tra Nội bộ, Ban kiểm tra này thường xuyên đi kiểm tra tại các điểm kinh doanh, để kiểm tra các bộ phận có hoạt động kinh doanh đúng theo quy trình của Công ty hay không? Bộ phận nào chưa làm đúng thì Ban kiểm tra nhắc nhở và yêu cầu từng bộ phận làm giải trình và rút kinh nghiệm.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu, chi: Việc kiểm tra thực hiện công tác thu, chi tài chính của công ty là việc làm thường xuyên, công tác tự kiểm tra được thiết lập từng quý, năm tài chính của công ty . Việc kiểm tra được thực hiện theo hình thức kiểm tra chéo giữa các bộ phận thực hiện công tác tài chính kế toán và kiểm tra tuần tự giữa các khâu trong hoạt động tài chính của công ty.

Kiểm tra các khoản chi bao gồm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi, định mức các khoản chi theo quy định của công ty và nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của công ty và theo kế hoạch chi. Kiểm tra thực hiện

chi cho con người có theo đúng quỹ tiền lương được duyệt, các khoản trích nộp nhà nước đầy đủ gồm chi tiền lương, tiền công, phụ cấp chức vụ, phụ cấp ngành nghề, bảo hiểm phải nộp. Kiểm tra việc mua sắm tài sản, sử dụng vật liệu, vật tư có đúng với quy định của công ty không, kiểm tra việc nhập xuất kho công cụ dụng cụ, NVL, vật tư, kiểm tra chứng từ sổ sách với kiểm đếm thực tế, tránh thất thoát, hư hỏng.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại trung tâm thương mại và dịch vụ hàng không nội bài (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w