không Thăng Long
Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Thăng Long
Tên tiếng Anh : THANG LONG AIR SERVICES CORPORATION ( tên viết tắt là TASECO)
Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không Thăng Long được thành lập ngày 24/02/2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103005285, thay đổi kinh doanh ngày 31 tháng 12 năm 2009 với vốn điều lệ: 5 tỷ đồng. Công ty đã có những bước phát triển về mặt kinh tế một cách vượt bậc, khi mới thành lập số vốn điều lệ của công ty là : 5 tỷ đồng, đến nay số vốn điều lệ đã lên tới 150 tỷ đồng. Đối với ngành dịch vụ công ty kinh doanh chủ yếu các dịch vụ liên quan đến ngành phi hàng không như các dịch phục vụ hành khách qua lại bằng đường hàng không, kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, kinh doanh hàng lưu niệm, mỹ nghệ, bách hóa;……Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đại lý thu đổi ngoại tệ. Đối với kinh doanh bất động sản Công ty chuyên xây dựng nhà các loại; Hoàn thiện công trình xây dựng và dịch vụ bất động sản. Hiện nay, ngành nghề và các loại hình kinh doanh của TASECO hết sức đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đặc biệt, trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh Bất động sản và đầu tư tài chính của công ty đã có những bước phát triển vượt bậc, khẳng định uy tín, thương hiệu và tiềm lực ngày càng lớn mạnh của TASECO.
Về công tác lập kế hoạch: Kế hoạch thu chi của Công ty Cổ phần dịch
vụ Hàng không Thăng Long chủ yếu các dịch vụ liên quan đến ngành phi hàng không như các dịch phục vụ hành khách qua lại bằng đường hàng không, kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, kinh doanh hàng lưu niệm, mỹ
nghệ, bách hóa;……Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đại lý thu đổi ngoại tệ. Về việc lập kế hoạch thu, chi có dựa vào kết quả năm trước và công tác lập kế hoạch thu, chi luôn được thực hiện hàng năm, thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty. Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng của công ty.
Về công tác thực hiện kế hoạch: Doanh thu là chỉ tiêu tài chính phản ánh
tổng giá trị bằng tiền của hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện trong kỳ. Do đặc thù của các ngành kinh doanh chủ yếu tại các sân bay. Nên tất cả các điểm kinh doanh phải có bảng giá bán được đăng ký với Công ty khai thác ga và được chấp thuận mới được kinh doanh. Sau khi bảng giá đã được đăng ký thành công thì bộ phận kế toán bắt đầu thiết lập hệ thống bán hàng tren phần mềm như bảng giá bán, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các mặt hàng bán.
Năm 2012, doanh thu tăng 67,05 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tốc độ tăng 40%. Năm 2013 so với 2012, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 22%, tương ứng tăng 51,17 tỷ đồng. Năm 2014 là năm có nhiều điểm sáng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TASECO, doanh thu tăng trưởng mạnh, năm sau tăng 72% so với năm trước, tương ứng tăng 205,79 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tăng xấp xỉ 3,27 lần so với giai đoạn liền kề trước đó. 6 tháng đầu năm 2015, tổng doanh thu đạt 413,38 tỷ đồng, ước đạt 84,16% so với tổng doanh thu cả năm 2014.
Năm 2012 so với năm 2011, tổng nguồn vốn CSH giảm 14,70%, tương ứng giảm 10,80 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm 27,92%.Năm 2013 so với năm 2012, tổng nguồn vốn CSH tăng 4,14%, tương ứng tăng 2,60 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty tăng 11,08%, tương ứng tăng 23,70 tỷ đồng. Năm 2014 so với năm 2013, tổng nguồn vốn CSH
tăng 44,42%, có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm trước. Tổng nguồn vốn CSH tăng tương ứng số tiền 23,70 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty liên tục được đầu tư, mở rộng, năm sau tăng so với năm trước 109,17%, tương ứng tăng 259,47 tỷ đồng.
Năm 2012, hiệu quả sử dụng chi phí là 1.04, đến năm 2014 hiệu quả sử dụng chi phí đã tăng lên 1.08 và đến 6 tháng đầu năm 2015 tăng lên 1,11, đây được đánh giá là một tín hiệu khả quan của TASECO, đánh giá được công tác quản lý và sử dụng chi phí hợp lý, hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Về công tác kiểm tra ,giám sát: Hàng năm sau khi kiểm soát báo cáo tài
chính Công ty thì HĐQT sẽ thuê thêm kiểm toán độc lập về Công ty để kiểm tra lại một lần nữa trước khi Báo cáo tài chính được đưa ra Đại hội cổ đông và công báo. Ngoài ra Công ty còn xây dựng hệ thống Ban kiểm tra Nội bộ, Ban kiểm tra này thường xuyên đi kiểm tra tại các điểm kinh doanh, các Công ty con để kiểm tra các bộ phận có hoạt động kinh doanh đúng theo quy trình của Công ty xây dựng hay không? Bộ phận nào chưa làm đúng thì Ban kiểm tra nhắc nhở và yêu cầu từng bộ phận làm giải trình và rút kinh nghiệm.
Về chi tiết quản lý tài chính Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không Thăng Long đã đạt được một số thành tựu: Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ theo kế hoạch,đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Công tác quản lý tài chính được thực hiện theo đúng quy trình từ khâu lập kế hoạch,tổ chức thực hiện kế hoạch,kiểm tra giám sát. Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không Thăng Long đã xây dựng và phân thành 2 cấp và có phân nhiệm rõ ràng. Phòng tài chính kế toán của công ty tham mưu cho ban lãnh đạo, quản lý chung trong lĩnh vực tài chính và thông tin kinh tế, và là đơn vị kế toán cấp cơ sở của công ty mẹ TASECO. Phòng tài chính tổng hợp của các công ty con, các đơn vị thành viên quản lý tài chính tại đơn vị và báo
cáo hoạt động lên phòng tài chính kế toán của công ty mẹ TASECO. Đối với hệ thống kinh doanh nhà hàng đã xây dựng được quy trình và xác lập được định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính cũng như đã cập nhật toàn bộ hệ thống định mức này vào quản trị dữ liệu trên phần mềm bán hàng. Công ty đã ban hành hệ thống quy trình quản lý tài chính tương đối hợp lý như Quy trình thu nộp doanh thu đối với các điểm kinh doanh tại nhà hàng, quy định đối chiếu , xác nhận và thu hồi công nợ đối với các khoản phải thu, phải trả . Quy trình dán tem và luân chuyển hoàng hóa, hủy hàng không đạt chất lượng đối với hệ thống kho hàng.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không Thăng Long như quản lý doanh thu và chi phí vẫn mang tính giao kế hoạch tài chính cụ thể, chưa có cơ chế khuyến khích các đơn vị chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện tiết kiệm chi phí, cải tiến sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc phân phối lợi nhuận chưa quy định cụ thể về tỉ lệ cổ tức, tỉ lệ trích lập các quỹ, tỉ lệ lợi nhuận sau thuế dành cho đầu tư phát triển... trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời thứ tự phân phối lợi nhuận cũng chưa được cụ thể, do đó chưa thực sự khuyến khích người lao động cũng như người quản lý, điều hành trong việc chủ động, tích cực làm việc cũng như sáng tạo đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.