Soạn thảo dự án luật là một công đoạn rất quan trọng, đầy phức tạp, khó khăn. Để nâng cao chất lượng văn bản pháp luật phải đột phá từ khâu này. Trong giai đoạn này, vai trò lớn nhất thuộc về Ban soạn thảo dự án luật. Nếu không phải dự thảo do ĐBQH đề xuất và chủ trì soạn thảo thì các ĐBQH chỉ tham gia với tư cách là người đóng góp ý kiến, phân tích, phản biện các nội dung trong dự thảo luật, đưa quan điểm cá nhân cũng như ý kiến của chuyên gia, của các đối tượng chịu sự tác động của luật và của cử tri đến với Ban soạn thảo để sửa đổi, hoàn thiện dự thảo. Qua nghiên cứu thực tế, tôi nhận thấy một số bất cập sau:
Thứ nhất, sự hạn chế về thái độ nghiên cứu hồ sơ dự án luật của ĐBQH. Trong quá trình chuẩn bị dự án luật, Ban soạn thảo có trách nhiệm xin ý kiến các chủ thể liên quan đến dự án, trong đó có ĐBQH vì ĐBQH không chỉ là người đóng vai trò quyết định thông qua dự án mà còn là cầu nối để lấy ý kiến từ cử tri, nhân dân. Để dự luật hợp hiến, hợp pháp và hợp lý, ĐBQH phải nghiên cứu hồ sơ dự án một cách nghiêm túc. Các ĐBQH phải thu thập thông tin nhiều chiều, phong phú, phản ánh đầy đủ tình trạng xã hội và xác định được những vấn đề còn bất cập trong xã hội, các nguyên nhân nảy sinh chúng, từ đó nhận diện phân tích dự thảo [2]. Tuy nhiên, phần lớn các đại biểu không thật sự dành thời gian để nghiên cứu dự án luật, đặc biệt là những đại biểu hoạt động kiêm nhiệm. Việc nghiên cứu luật vô hình chung đặt nặng lên vai ĐBQH hoạt động chuyên trách. Mặt khác, do số lượng luật mỗi kỳ thông qua
39
và cho ý kiến khá nhiều (thường hơn mười dự án), nên các đại biểu không thể nghiên cứu hết trong một thời gian ngắn.
Thứ hai, về việc lắng nghe ý kiến chuyên gia. Mỗi dự án luật có phạm vi điều chỉnh khác nhau, đối tượng tác động khác nhau, ĐBQH không thể hiểu biết hết về mọi lĩnh vực. Do đó trong hoạt động lập pháp, việc thu hút, tập trung được tri thức, kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà khoa học có ý nghĩa rất quan trọng. Các chuyên gia, nhà khoa học ở các lĩnh vực là những người được đào tạo theo hướng chuyên sâu có kinh nghiệm thực hành công việc, có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung; là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó, là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ [17]. Tuy nhiên, vấn đề thuê chuyên gia đóng góp ý kiến vào các dự án luật của ĐBQH còn thực hiện mang tính hình thức, chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn như: việc lựa chọn chuyên gia còn chưa phù hợp với lĩnh vực dự án luật điều chỉnh; nhiều ý kiến đóng góp ĐBQH không thể sử dụng được vì lỗi thời, không sát với dự thảo mới. Ngoài ra, tuy hàng năm mỗi ĐBQH được cấp kinh phí để thuê chuyên gia góp ý luật nhưng lại không triển khai thực hiện. Điều này dẫn tới ĐBQH không có nhiều cơ sở lý luận và thực tiễn từ các chuyên gia, nhà khoa học để nghiên cứu, góp ý hoàn thiện dự thảo.
Thứ ba, về công tác tổ chức lấy ý kiến đóng góp dự án luật của Đoàn ĐBQH tỉnh. Nhìn chung, các hội nghị lấy ý kiến luật được tổ chức khá hiệu quả, nhiều ý kiến xác đáng, hợp pháp, hợp lý để ĐBQH có thể tham khảo. Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số bất cập trong khâu tổ chức thực hiện như tích hợp nhiều luật xin góp ý trong cùng một buổi hội nghị; thời gian gửi dự thảo luật xin ý kiến sát với thời gian tổ chức hội nghị nên nhiều cơ quan,
40
chuyên gia chưa có thời gian kịp nghiên cứu, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng các ý kiến. Việc tham gia hội nghị xin ý kiến không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của cá nhân ĐBQN. Tuy nhiên nhiều cuộc hội thảo xây dựng luật có đại biểu không tham gia hoặc tham gia chỉ để "điểm danh".
Đoàn ĐBQH là tổ chức giúp ĐBQH hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, Đoàn không làm thay cho đại biểu, không để đại biểu nhân danh Đoàn thực hiện quyền đại biểu, bởi đây không phải quyền của Đoàn. Cơ cấu, tổ chức của Đoàn ĐBQH có Trưởng đoàn và Phó Trưởng đoàn giữ vai trò điều phối hoạt động chung của Đoàn, giúp giữ mối liên hệ giữa các thành viên trong Đoàn. Bởi các ĐBQH hoạt động theo nguyên tắc "ngang quyền", Trưởng đoàn không phải là Thủ trưởng.
Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, vấn đề định hướng và dành thời gian cho cử tri góp ý về dự án luật trong các buổi tiếp xúc cử tri không đạt hiệu quả cao, không nhiều ý kiến đóng góp ý kiến luật. Điều này một phần xuất phát từ sự thiếu quan tâm của cử tri đến các dự án luật, hầu hết nội dung cử tri đề cập liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội. Một phần cũng là do khâu tổ chức, các đại biểu chưa định hướng và dành một phần thời gian bắt buộc để xin ý kiến cử tri về dự thảo luật.
Thứ tư, về việc tổng hợp và xây dựng các báo cáo góp ý luật của bộ phận giúp việc cho ĐBQH và Đoàn ĐBQH là Văn phòng Đoàn ĐBQH các tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Trưởng đoàn hoặc Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai xin ý kiến các đơn vị, các chuyên gia, đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự án luật, sau đó tổng hợp các ý kiến, xây dựng báo cáo góp ý dự án luật gửi đến UBTVQH. Báo cáo góp ý là tập hợp trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn, tạo cơ sở để UBTVQH tiếp thu, chỉnh lý. Do đó, cần phải chú trọng xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nội dung trong báo cáo. Tuy nhiên, nhiệm vụ này gần như giao phó
41
hoàn toàn cho Văn phòng Đoàn và ĐBQH hoạt động chuyên trách, rất hiếm khi các ĐBQH cho ý kiến về báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp dự án luật.