pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế trên cơ sở kế thừa và từng bước đổi mới
Nguồn gốc, cội rễ của nhà nước pháp quyền là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mọi hoạt động của nhà nước đều phải vì lợi ích của Nhân dân. ĐBQH do cử tri bầu ra, là người đại diện cho cử tri nơi bầu ra mình và cử tri cả nước, là tiếng nói của Nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Mỗi ĐBQH phải là một đại cử tri tiêu biểu, trăn trở, gắn bó với Nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhân dân. ĐBQH trong nhà nước pháp quyền đòi hỏi phẩm chất, năng lực. Với trình độ chuyên môn tốt, ĐBQH mới có thể tham gia công tác hoạch định chính sách pháp luật, làm ra những đạo luật chất lượng, được nhân dân đồng tỉnh, ủng hộ.
Bên cạnh việc tăng quyền cho ĐBQH là đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của đại biểu. ĐBQH phải có ý thức trách nhiệm trong công việc cá nhân và trong hoạt động tập thể Đoàn ĐBQH. Pháp luật đã tạo ra cho ĐBQH nhiều đặc quyền để đại biểu thuận lợi tham gia công tác lập pháp. Dưới góc độ Hiến pháp và pháp luật, ĐBQH chịu trách nhiệm trước cử tri và Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể ĐBQH sẽ chịu trách nhiệm trước cử tri và Quốc hội những gì. Thực tế gần như không có trường hợp nào ĐBQH phải gánh trách nhiệm về việc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ đại biểu. Do đó, đòi hỏi ban hành cơ chế nâng cao trách nhiệm của ĐBQH như yêu cầu phải tham gia đầy đủ các hội nghị, phiên họp liên quan đến các dự án luật, yêu cầu phải có
56
những sáng kiến về chính sách hay pháp luật trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biệu, cơ chế tự chịu trách nhiệm của ĐBQH,... Giống như tính cho phép của pháp luật thì có thể áp dụng tính bắt buộc của luật để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đại biểu.
Quốc hội cần tăng cường vai trò để thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Có vậy, tiếng nói của ĐBQH mới thực sự là tiếng nói quyền lực có giá trị. Cơ quan hành chính với chức năng tổ chức thi hành pháp luật, họ "thực quyền". ĐBQH chỉ là chủ thể giám sát, không trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, vì vậy tiếng nói đôi khi thua thiệt, ý kiến không được cơ quan hành pháp thực hiện. Trong khi đó, cơ quan hành pháp nếu không có cơ chế kiểm soát mạnh mẽ thì có khả năng cao xâm phạm quyền, lợi ích của một hay nhiều người, nhóm người, cử tri, Nhân dân - những người mà ĐBQH có trách nhiệm. Nhu cầu và thẩm quyền của cơ quan hành pháp càng cao thì nâng cao vị thế của ĐBQH càng là điều cấp thiết.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, nhận thức quy luật khách quan của thời kỳ quá độ, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, trọng tâm là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng. Mỗi giai đoạn lịch sử có những yêu cầu riêng đối với yếu tố con người, tình hình đất nước hiện nay càng đòi hỏi cao hơn nữa ở những người mang tư cách ĐBQH. Công cuộc hội nhập tạo ra không chỉ cơ hội mà còn muôn vàn thách thức. Luật pháp Việt Nam phải đảm bảo đất nước hòa nhập chứ không hòa tan. Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội, nâng cao chất lượng ĐBQH.
Các quyền của ĐBQH thường được xác định rõ trong Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng ưu tiên bảo đảm cho đại biểu Quốc hội đủ quyền năng cùng Quốc hội đại diện nhân dân thực hiện quyền lập pháp, giám
57
sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện các quyền này phụ thuộc vào năng lực của từng đại biểu. Vì vậy, việc lựa chọn đại biểu và việc bồi dưỡng năng lực cho ĐBQH là cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Trong các năng lực của ĐBQH thì năng lực lập pháp phải được coi trọng hàng đầu. ĐBQH cần được bồi dưỡng các kiến thức về pháp luật, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tổ chức các cuộc tập huấn, các khóa bồi dưỡng về lập pháp cho ĐBQH, thường xuyên tổ chức các chuyến học tập kinh nghiệm lập pháp và quản lý nhà nước của các quốc gia ưu việt trên thế giới.
Cần tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội để đề cao hoạt động lập pháp trong Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là đẩy mạnh vai trò và bố trí ĐBQH hợp lý để có thể phát huy tối đa năng lực, trình độ chuyên môn của mình trong thực hiện quyền trình sáng kiến lập pháp [23].
Đổi mới quy trình lập pháp của Quốc hội. Quốc hội Việt Nam hoạt động theo kỳ họp, mỗi kỳ họp chỉ dành một khoảng thời gian để thảo luận và xem xét thông qua các dự án luật. Do đó, không nên giới hạn thời gian tối thiểu gửi dự thảo đến các đại biểu, việc cung cấp thông tin tài liệu phải được tiến hành nhiều lần; cần quy định cơ chế cụ thể trong việc nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến của ĐBQH vào các dự án luật, pháp lệnh trong thời gian giữa hai kỳ họp và trong suốt thời gian dự án luật được triển khai vì đây là điều kiện quan trọng để ĐBQH tiếp cận vấn đề, nắm bắt, tìm kiếm thông tin, có đủ thời gian nghiên cứu, phân tích, so sánh, phản biện để phục vụ cho việc thảo luận, chỉnh lý, xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội.
Trong các phiên họp thảo luận về dự án luật, việc thảo luận, tranh luận cần đi thẳng vào vấn đề cơ bản, tập trung vào các nội dung bổ sung,
58
sửa đổi, các vấn đề còn nhiều tranh cãi quan tâm đúng mức đến khía cạnh chính trị của chính sách, mà không cần quan tâm nhiều đến khía cạnh kỹ thuật của chính sách, để tăng cường tính hiệu quả của tranh luận, tránh sa vào những vấn đề không cần thiết. Bên cạnh đó, phát huy dân chủ trong thảo luận, tôn trọng đa dạng ý kiến, cần có cơ chế để thiểu số các ĐBQH có ý kiến khác với đa số.