nhu cầu lập pháp
“Đại biểu Quốc hội là một nghề, cũng như mọi nghề nghiệp khác, muốn giỏi nghề thì phải có kỹ năng nghề nghiệp” [10]. Để đáp ứng yêu cầu lập pháp, ĐBQH cần trau dồi, hoàn thiện các phẩm chất, kỹ năng cần có của người đại biểu:
a. Tinh thần chuyên nghiệp
Nhiều người cho rằng, có công việc, có lương, có phụ cấp thì ĐBQH cũng là một nghề - nghề đại diện nhân dân. Đã theo nghề thì tâm huyết với nghề. Với tư cách là nhà lập pháp, ĐBQH phải luôn trăn trở với vận mệnh đất
64
nước, sống cùng nhịp sống của đất nước. Đồng thời là người đại diện, đại biểu phục vụ cử tri, là "đầy tớ của cử tri". Hai chức năng này phải được kết hợp thực hiện, không tách rời. Bởi đại biểu phải đứng về phía cử tri và Nhân dân để bảo vệ quyền lợi có thể sẽ bị các dự án luật kìm hãm, tổn hại, giải quyết các mâu thuẫn giữa nhà quản lý và đối tượng chịu tác động của luật; đồng thời ĐBQH phải có năng lực về lập pháp để bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp, hợp lý của các dự luật, đảm bảo hiệu quả của luật khi đi vào thực tiễn, đảm bảo cho hệ thống pháp luật thống nhất, chất lượng.
Muốn vậy, ĐBQH cần có tinh thần trách nhiệm cao, phải có nghĩa vụ nghề nghiệp. ĐBQH phải liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, gắn công tác của mình với hoạt động của quần chúng. Qua đó, ĐBQH mới tập trung được ý chí của Nhân dân, tự mình hình thành quan điểm góp phần vào việc xây dựng, ban hành các đạo luật có chất lượng và tính khả thi cao, được đông đảo Nhân dân đồng tình và tự nguyện thực hiện, xứng đáng với sự tin tưởng của Nhân dân. Với các nghĩa vụ của một ĐBQH, các đại biểu có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội, các buổi làm việc, hội nghị của Đoàn ĐBQH, Ủy ban mà mình là thành viên; tuân thủ thủ tục làm việc của Quốc hội…
b. Năng lực chuyên nghiệp
Để góp phần bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện tốt chức năng lập pháp, ngoài các tiêu chuẩn đạo đức thì ĐBQH cần phải có trình độ, năng lực để thực hiện nhiệm vụ, tham gia vào hoạt động lập pháp nói riêng, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước nói chung. Có thể nói, năng lực và trình độ là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng của ĐBQH, là khả năng nhận thức, phân tích, so sánh, đánh giá và thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề nhất định. Đặc biệt, trong
65
lĩnh vực lập pháp, đòi hỏi ĐBQH phải có trình độ chuyên môn, am hiểu kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước, hoạch định chính sách thì mới có thể tham gia thảo luận tại phiên họp toàn thể, tại Tổ ĐBQH, tại Đoàn ĐBQH để góp ý kiến có chất lượng của mình vào các dự án luật.
Bản thân ĐBQH cần nhận thức việc bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa việc “được bồi dưỡng” và “tự bồi dưỡng”. ĐBQH phải tự đào tạo, tự nhân rộng kiến thức trong quá trình làm việc. Bởi, mỗi người nói chung chỉ được đào tạo, làm việc ở một, hai lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, nhiều lắm là vài ba lĩnh vực, trong khi hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động lập pháp nói riêng bao trùm toàn bộ các lĩnh vực đời sống. Bởi vậy, trong quá trình hoạt động, người làm đại biểu phải biết nhân rộng kiến thức sang các lĩnh vực mình chưa biết và nâng cao trình độ ở lĩnh vực đã biết để làm việc ngày càng hiệu quả hơn.
ĐBQH cần không ngừng hoàn thiện các kỹ năng xây dựng pháp luật:
- Phân tích, hoạch định chính sách: Một trong những nhiệm vụ và chức năng quan trọng của chính sách đó là giải quyết các vấn đề xã hội. Vì thế, vấn đề xã hội là nguồn gốc để thiết lập nghị trình chính sách. ĐBQH cần có kỹ năng quan sát, đánh giá, phán đoán để xác định đúng những vấn đề xã hội cần ban hành chính sách để giải quyết. Đây là công việc hết sức quan trọng để ĐBQH thực hiện quyền sáng kiến lập pháp và tham gia nghiên cứu, phản biện các chính sách pháp luật do các chủ thể khác trình.
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến dự án luật: Thông tin, tài liệu là cơ sở quan trọng để ĐBQH dung nạp kiến thức, hiểu biết phục vụ cho hoạt động lập pháp. Nguồn thông tin càng dồi dào thì càng giúp đại biểu tiếp cận, so sánh, phân tích. Tuy nhiên thông tin phải có chắt lọc, trúng vấn đề và cần thiết thì mới có tác dụng và tiết kiệm thời gian đọc, ngẫm cho đại biểu. ĐBQH có nhiều nguồn kênh thông tin để khai thác: hồ sơ tài liệu từ
66
UBTVQH, từ Ban soạn thảo, chuyên gia, tư vấn viên, đơn thư của công dân, ý kiến cử tri, báo cáo giám sát, phương tiện thông tin truyền thông,… Mỗi nguồn sẽ cho đại biểu thông tin phong phú, đem lại tư duy đa chiều phục vụ nhu cầu lập pháp.
- Giao tiếp: Trên cương vị là nhà hoạch định chính sách, ĐBQH có một diện giao tiếp hết sức rộng lớn - với cử tri, Nhân dân, đồng nghiệp, báo chí, các nhóm quyền lợi, các chuyên gia, nhà tư vấn,… ĐBQH giao tiếp với các đối tượng với những mục đích khác nhau, tâm thế, cách giao tiếp khác nhau tùy thuộc vào thời điểm, vấn đề mà ĐBQH quan tâm để thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Ví dụ như trong quá trình ĐBQH giao tiếp với các chuyên gia, tư vấn viên để tham khảo ý kiến một dự án luật, sự nghiêm túc, tin cậy, lắng nghe, trao đổi thẳng thắn, khoa học là rất quan trọng; giao tiếp với cử tri cần thân thiện, đồng cảm, tiếp thu; giao tiếp với báo chí cần cởi mở, trình bày quan điểm cá nhân về những vấn đề có trong dự thảo luật,…
- Phản biện, thuyết phục: ĐBQH không chỉ đóng góp ý kiến đơn thuần mà còn phải có kỹ năng phản biện, thuyết phục để bảo vệ quan điểm cá nhân. Việc lập luận, giải trình là một phần không thể thiếu của việc quyết định chính sách. Để thuyết phục được UBTVQH, các ĐBQH và Nhân dân, đại biểu phải lập luận, chứng minh quan điểm của mình, đặc biệt để đấu tranh với những quy định pháp luật có thể gây tổn hại đến quyền và lợi ích của nhóm đối tượng bị điều chỉnh, đến cử tri và toàn thể Nhân dân. Lập luận phải sắc, quan điểm phải đúng để tiếng nói của ĐBQH là tiếng nói có giá trị.
- Thương lượng: Hoạt động lập pháp là hoạt động thỏa hiệp, cơ quan lập pháp là hình thức thương lượng, trong đó các chủ thể điều đình, thỏa hiệp, mặc cả. Đây là công việc không dễ dàng đối với ĐBQH, bởi để tiến tới một phương án dung hòa lợi ích giữa nhà quản lý và người bị quản lý là rất khó khăn. Nếu như kỹ năng này kém thì ĐBQH không thể hoàn thành sứ mệnh của mình.
67