Giai đoạn thẩm tra dự án luật, pháp lệnh

Một phần của tài liệu Vai trò của đại biểu Quốc hội trong quy trình lập pháp ở nước ta hiện nay (Trang 47 - 48)

Qua nghiên cứu pháp luật thực định và thực trạng, có thể thấy một số bất cập sau:

Thứ nhất, xuất phát từ năng lực, thái độ của ĐBQH là thành viên của cơ quan thẩm tra. Trong giai đoạn thẩm tra, trách nhiệm lập pháp thuộc về các ĐBQH là thành viên của từng Ủy ban, Hội đồng Dân tộc được giao thẩm tra dự án luật. Tuy nhiên khi được mời tham dự các phiên họp, một số ĐBQH là thành viên không tham gia do vướng bận công việc kiêm nhiệm tại tỉnh. Mặt khác, năng lực nghiên cứu, đánh giá, phân tích chính sách của một số ĐBQH còn hạn chế.

Thứ hai, còn có trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra, chỉnh lý chưa dành nhiều thời gian để thẩm tra, nghiên cứu, chỉnh lý kỹ từng điều, khoản của dự thảo luật. Ý kiến của các đại biểu với tư cách là người thẩm tra còn mang tính góp ý hơn là phát hiện vấn đề. Do đó, nhiều báo cáo thẩm tra chưa phát huy hết trí tuệ tập thể ĐBQH.

Thứ ba, luật mới chỉ quy định sự tham gia của các ĐBQH là thành viên của cơ quan thẩm tra, còn các ĐBQH không phải là thành viên của cơ quan thẩm tra nhưng quan tâm đến dự án luật thì chưa có cơ chế để ĐBQH được tham gia ý kiến tại phiên họp thẩm tra nhằm phản ánh trực tiếp ý kiến của cử tri đến với cơ quan thẩm tra [42].

Thứ tư, do điều kiện hoạt động của ĐBQH là kiêm nhiệm nên việc thẩm tra các dự án luật thường chỉ được tiến hành phiên họp của Thường trực ủy ban mà không thể lấy đầy đủ ý kiến của tất cả thành viên, việc tập hợp ý kiến chung chung nên các báo cáo chỉ phản ánh được ý kiến của bộ phận thường trực chứ không phải của cả tập thể cơ quan thẩm tra [25].

42

Một phần của tài liệu Vai trò của đại biểu Quốc hội trong quy trình lập pháp ở nước ta hiện nay (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)