Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 039 (Trang 26)

2: Mục đích khóa luận

1.4.2.3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Dư nợ cho vay: là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho

DNVVN vay tính đến thời điểm cụ thể.

Dư nợ Dư nợ Doanh số Doanh số

cuối kì = đầu kì + cho vay - thu nợ

trong kì trong kì

- Mức tăng dư nợ cho vay DNVVN (∆D)

∆D = D - Dn-1

Trong đó:

D: dư nợ cho vay DNVVN năm n Dn-1: dư nợ cho vay DNVVN năm n-1

Ý nghĩa: Mức tăng dư nợ thể hiện sự thay đổi về quy mô cho vay DNVVN của

ngân hàng tại một thời điểm.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay (TR)

TR = ⅛×100%

TD

Trong đó:

D: Dư nợ cho vay DNVVN

TD: Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay với DNVVN chiếm bao

nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ cho vay của cả ngân hàng. - Tỷ lệ tăng trưởng ( TLdn)

TLdn = ∆∑ ×100% Dn-1

Trong đó:

∆D: mức tăng dư nợ cho vay DNVVN

Dn-1: dư nợ năm n-1

Ý nghĩa: Nếu tỷ lệ này cao hơn năm trước thì NHTM đang mở rộng cho vay

với DNVVN.

Nếu tỷ lệ này thấp hơn năm trước thì NHTM đang hạn chế cho vay với DNVVN.

- Dư nợ bình quân cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì Dư nợ bình quân trong kì =---::---

2

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay trung bình trong một kì

của ngân hàng đối với các DNVVN.

- Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ( TLNQH )

NQH

TLNQH = —ʒ-

- Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu Dư nợ xấu DNVVN Tổng dư nợ tín dụng DNVVN

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của ngân hàng Nhà nước, đây là chỉ tiêu thường được dung để phân tích, đánh giá chất lượng cho vay trong NHTM. Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ dư nợ xấu cao thì chất lượng cho vay sẽ bị đánh giá thấp và ngược lại, tỷ lệ này thấp thì chất lượng cho vay cao.

1.3.2.4 Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận từ việc mở rộng cho vay

- Mức tăng thu nhập lãi thuần đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ( MTN ) MTN = TN t - TN t - 1

Trong đó:

TN t : thu nhập thuần từ lãi với DNVVN năm t TN t - 1: thu nhập thuần từ lãi với DNVVN năm t -1

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi tuyệt đối về thu nhập từ lãi thuần do

việc mở rộng cho vay là bao nhiêu.

- Tốc độ tăng thu nhập lãi thuần đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (TTTN) TT TN = (M TN / TN t - 1 ) × 100%

Trong đó:

M TN : Tốc độ tăng thu nhập lãi thuần đối với doanh nghiệp TN t -1: thu nhập thuần từ lãi với DNVVN năm ( t - 1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng thu nhập lãi thuần đối với DNVVN

năm nay so với năm trước là bao nhiêu %.

1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.4.3.1 Nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế: Ngân hàng là trung gian của nền kinh tế, cầu nối điều hòa dòng vốn luân chuyển nhịp nhàng từ nơi dư thừa vốn sang nơi thiếu hụt vốn.

- Môi trường văn hóa - xã hội: Thói quen tiêu dùng và tiết kiệm trong dân cư ảnh

hưởng đến khả năng thu thập nguồn vốn của ngân hàng. Đây cũng chính là một nhân tố ảnh hưởng đế nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

- Môi trường luật pháp: Hệ thống pháp luật đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, đồng bộ sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ doanh nghiệp hơn và tiến hành hoạt động một cách thuận lợi, có

điều kiện mở rộng quan hệ với DN hơn.

Bên cạnh đó, luật pháp cũng tạo nên nên một sân chơi bình đẳng, cởi mở cho các

DNVVN cũng như thành phần kinh tế khác và giúp DNVVN tiếp cận với dịch vụ ngân hàng thuận tiện hơn.

- Môi trường tự nhiên: Điểm lợi của DNVVN thường khai thác các điều kiện thuận lợi của tự nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp

trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi như hạn hán, lũ lụt, bão,.. sẽ gây nên những thiệt hại to lớn, làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp.

1.4.3.2 Nhân tố chủ quan

- Từ phía Ngân Hàng

+ Quy mô và cơ cấu nguồn vốn: Quy mô vốn tự có thể hiện sức mạnh tài chính của Ngân hàng thương mại. Luật các Tổ chức tín dụng và Thông tư 36/2014/NHNN quy

định vốn điều lệ của Ngân hàng tối thiểu là 3000 tỷ đồng, Tổng mức dư nợ cấp tín dụng

đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Chính sách tín dụng của NH: Chính sách tín dụng bao gồm các chính sách về quy mô, giới hạn, thời hạn, biểu lãi suất, phí tín dụng, chính sách về TSBĐ, chính sách hỗ trợ, ưu tiên khách hàng.. .Chính sách tín dụng được thay đổi theo từng thời kỳ, theo sự phát triển của nền kinh tế và theo định hướng nhóm khách hàng mục tiêu, theo mục tiêu của ngân hàng. Trước mỗi kỳ kinh doanh, các NHTM sẽ vạch ra phương hướng, định hướng, quy định đối với mọi hoạt động, từng đối tượng khách hàng.

+ Quy trình và thủ tục cho vay DNVVN: Quy trình là các bước của ngân hàng từ

khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến lúc hoàn thành, tất toán khoản vay. Khách hàng tìm đến ngân hàng vì đang rất cần được tài trợ nguồn vốn vì vậy việc có thể cung cấp cho

khách hàng thủ tục vay đơn giản, linh hoạt, nhanh gọn, hiệu quả sẽ có lực hấp dẫn thu hút khách hàng. Việc cung cấp quy trình đơn giản có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng nhưng nếu quy trình lỏng lẻo và không kiểm tra, không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro sẽ tạo nên những khe hở, gây mất an toàn trong hoạt động tín dụng làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu như thủ tục quá rườm rà, phức tạp, không cần thiết thì sẽ làm giảm tính chuyên nghiệp và gây cảm giác khó chiu đối với khách hàng, gây những trở ngại cho việc mở rộng cho vạy. Chính vì điều đó, việc xây dựng quy trình, thủ tục cho vay là một

điều cực kì cần thiết đối với ngân hàng sao cho gọn nhẹ, hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro.

Ket luận chương I

Toàn bộ chương 1 cho ta cái nhìn sâu hơn, hiểu rõ hơn về DNVVN cũng như hoạt động của nó và các hoạt động cấp tín dụng cho DNVVN của NHTM. Để tăng cường

các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay của DNVVN thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả những yếu tố chủ quan đến từ phía ngân hàng và yếu tố khách quan thuộc môi trường bên ngoài. Để đánh giá được việc mở rộng tín dụng cho DNVVN các NHTM thường dựa trên hệ thống các chỉ tiêu. Việc mở rộng cho vay có ý nghĩa cực kì quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển của NHTM, đảm bảo cho hoạt động NHTM hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và ổn định chính sách tiền tệ quốc gia. Từ đó chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu vào nội dung chính của khóa luận là trình bày về thực trạng mở rộng hoạt động cho vay DNVVN của NHTMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa.

Chương II: Thực trạng mở rộng cho vay DN vừa và nhỏ tại NHTM Vietinbank Đống Đa

2.1. Giới thiệu chung Vietinbank Đống Đa

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trước đây, từ năm 1955 - 1957, Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Đống Đa là Phòng Công thương nghiệp Ô Chợ Dừa thuộc chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội.

Năm 1957, Phòng Công thương nghiệp Ô Chợ Dừa được nâng cấp thành Chi điểm

Ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa, có trụ sở tại 237 phố Khâm Thiên - Hà Nội. Năm 1972 - 1987, Chi điểm ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa được đổi tên

thành chi nhánh ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa, có chức năng như một ngân hàng trung ương cơ sở, hoạt động vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính quản lý nhà

nước.

Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Đống Đa được thành lập từ tháng 7/1988 theo nghị định 53/HĐBT chuyển từ ngân hàng Nhà nước quân Đống Đa thành ngân hàng Công Thương Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công Thương thành phố Hà Nội.

Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mới công tác tổ chức, Ngân hàng Công Thương quận Đống Đa chuyển thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam - một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong cả nước, có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ theo pháp lệnh của ngân hàng.

Tính đến năm 1998, Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Đống Đa hoạt động trên hai quận: quận Đống Đa và quận Thanh Xuân, đến năm 1999, tách ra thành lập Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Thanh Xuân. Quận Đống Đa có 21 phường, nằm ở vị trí trung tâm của Hà Nội, được xếp vào một trong những quận rộng và đông dân nhất, tập trung nhiều trường học, trung tâm thương mại, tổ chức y tế xã hội, tổ chức kinh

tế hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực.. ..Với khẩu hiệu “ Nâng cao giá trị cuộc sống”

và triết lý kinh doanh “Sự thành công của khách hàng là sự thành công của Vietinbank”,

nên vào cuối năm, Vietinbank Đống Đa đã khai trương 5 phòng giao dịch nâng tổng số 13 phòng giao dịch và 1 trụ sở chính để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tăng của ngân hàng.

2014 2015 2016

Tổng Nguồn vốn 14.500 16.500 20.500

Tiền gửi VNĐ 11.844 13.350 18.300

Tỷ trọng tiền gửi VNĐ trong tổng nguồn vốn

82% 81% 89,2%

Ngoại tệ quy VNĐ 2.656 3.150 2.200

Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ trong tổng nguồn vốn

18% 19% 10,09%

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Đống Đa bao gồm:

+ Trụ sở chính đặt tại số 183 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quân Đống Đa, Tp Hà Nội.

+ 13 phòng giao dịch + 7 quỹ tiết kiệm

Biểu đồ 2.1: Mô hình tổ chức tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Chức năng chính của ngân hàng là điều hòa vốn, khơi thông dòng vốn để luân chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Tăng trưởng nguồn vốn luôn là mục tiêu trung tâm của ngân hàng. Tuy nhiên, khó khăn chính của thị trường tài chính những năm

gần đây đã khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém, các doanh nghiệp

đau đầu trước bài toán “ nguồn vốn”. Với sự cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng, việc huy động vốn của Vietinbank cũng gặp phải nhiều khó khăn. Đoán biết trước được xu thế của thị trường cũng như sự thay đổi tâm lý của khách hàng, theo từng giai đoạn Vietinbank đã có những hướng đi đúng đắn trong việc điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai hàng loạt các chương trình tiếp thị, khuyến

mại và các sản phẩm huy động vốn mới. Ngoài ra, có thể nhận thấy rõ rằng Ban lãnh đạo của ngân hàng đang đặc biệt chú trọng đến tăng trưởng nguồn vốn khi đưa đây là một trong những chỉ tiêu KPI để đánh giá thi đua, cơ chế lương, thưởng của chi nhánh, giao chỉ tiêu từng tháng đến cụ thể từng cán bộ và gắn trách nhiệm cho từng lãnh đạo phòng, lãnh đạo chi nhánh, đồng thời thường xuyên kiểm tra sát sao tiến độ thực hiện từng tháng, từng quý để có biện pháp kịp thời. Tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank

chủ yếu bao gồm: các khoản tiền gửi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác...

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank Đống Đa trong giai đoạn

2014 -2016

Có thể thấy tổng số vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục qua các năm:

- Tính đến 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt 16.500 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2014 và đã vượt kế hoạch hội sở Vietinbank giao phó.

Năm 2015, Vietinbank Đống Đa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ , ghi dấu ấn thành công sau một năm nỗ lực vượt bậc. Tuy có một sự giảm nhẹ trong tỷ trọng tiền gửi VNĐ xuống còn 81% nhưng so với năm 2014 thì vốn huy động VNĐ đã tăng 12,7%.

Năm 2015, có một số sự kiện đặc biệt với Vietinbank như VietinBank nghiêm túc, đi đầu trong việc thực thi các chỉ đạo của NHNN về tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất.... Công tác quản trị chiến lược và năng lực cạnh tranh được nâng cao với việc triển khai thành công đề án Tái cơ cấu VietinBank theo đúng lộ trình đã được NHNN phê duyệt và xây dựng thành công chiến lược kinh doanh trung hạn giai đoạn 2015 - 2017.

Mặc dù có nhiều dự báo tích cực đối với nền kinh tế trong năm 2015, tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng trong năm qua vẫn gặp không ít thách thức. Trong năm này, lãi suất huy động trên thị trường đã có lúc cán mốc bởi một số nguyên nhân như: nhu cầu vốn cho tiêu dùng, cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao.

- Tính đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 20.500 tỷ đồng, tăng 24,24% so với năm 2015 và tăng 41,38% so với năm 2014. Sự tăng lên trong tổng lượng tiền gửi đế từ sự tăng trong nguồn vốn huy động từ TCKT và nguồn vốn huy động từ dân cư.

Năm 2016, Vietinbank chi nhánh Đống Đa đã khai trương thêm 5 phòng giao dịch điều này làm tăng thị phần, hình ảnh của chi nhánh. Thêm vào đó theo báo cáo 9/2016 về tình hình hoạt động của các ngân hàng, kể từ đầu quý 2, Vietinbank đã tăng lãi suất huy động thêm 0,2-0,6%, chủ yếu đối với kỳ hạn trên 6 tháng để thu hút người gửi tiền. Kết quả khảo sát cho thấy, lãi suất huy động của Vietinbank ngang bằng với lãi suất của BIDV và cao hơn nhiều so với VCB, thậm chí còn cao hơn lãi suất của một số NHTMCP như ACB và Eximbank.

Vietinbank đã duy trì mặt bằng lãi suất cao đến cuối quý 3 khi 3 ngân hàng quốc doanh đồng thời thông báo giảm lãi suất từ 0,3-0,5% vào cuối tháng 9. Hiện tại lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng của nhóm 3 ngân hàng này tương đương nhau; tuy nhiên đối với kỳ hạn 12 tháng lãi suất của Vietinbank vẫn cao hơn 0,3% so với Vietcombank. Một hệ quả dễ nhận thấy là tổng nguồn vốn huy động đã tăng lên một cách đáng kể. Năm 2016

m Giá trị Tỷ trọngtrong tổng NV Giá trị Tỷ trọng trong tổng NV Giá trị Tỷ trọng trong tổng NV Giá trị 2014 9.780 66,4% 4.720 32,1% 220 1,5% 14.720 2015 11.300 68,5% 5.150 31,2% 50 0,3% 16.500 2016 14.400 70,2% 6.000 29,3% 100 0,5% 20.500

tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Đống Đa đã vượt kế hoạch đặt ra của Hội sở

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 039 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w