2: Mục đích khóa luận
3.2.1.2 Đổi mới, hoàn thiện quy trình cho vay, các bước các khâu trong hoạt động
giảm được thời gian và các điều kiện ràng buộc về tài sản thế chấp, bảo lãnh. Thêm vào đó, thuê tài chính sẽ giúp cho DN tránh được rủi ro về công nghệ lỗi thời, lạc hậu. Hơn nữa, hình thức này có thể giúp DN vừa có vốn vừa có trang thiết bị máy móc để có thể thự hiện sản xuất kinh doanh, hạn chế được việc bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh.
Công ty cho thuê tài chính thuộc Vietinbank đã ra đời từ rất lâu tuy nhiên do thông tin còn hạn chế cả về phía ngân hàng lẫn DN nên hình thức này vẫn chưa được sử dụng nhiều. Chi nhánh có thể tiến hành tư vấn thêm cho DNVVN thực hiện kết hợp cả vay vốn và thuê tài chính để hoạt động DN hiệu quả nhất. Đó cũng là hình thức giúp hạn chế rủi ro tín dụng.
- Tăng cường các sản phẩm NH trọn gói dành riêng cho DNVVN
Chào bán hoặc marketing hai hay nhiều sản phẩm/ dịch vụ trong cùng một gói sản phẩm là hoạt động bán hàng trọn gói mà NH đang chú trọng phát triển trong thời gian tới. Người mua sẽ được sử dụng sản phẩm với mức giá thấp hơn so với khi mua từng sản phẩm riêng lẻ. Thực tế, trong hoạt động của doanh nghiệp rất cần đến sản phẩm, dịch vụ và sự tư vấn, hỗ trợ của ngân hàng. Chi nhánh có thể kết hợp với công ty bảo hiểm để đưa ra những sản phẩm tài trợ trọn gói nhằm cung cấp sản phẩm tốt nhất cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được an toàn cho bản thân NH cũng như DN.
3.2.1.2: Đổi mới, hoàn thiện quy trình cho vay, các bước các khâu trong hoạt động chovay vay
Xây dựng, đổi mới và hoàn thiện quy trình cho vay
Quy trình cho vay là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện khi tài trợ cho khách hàng. Nó phản ánh các nguyên tắc tín dụng, trình tự giải quyết công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan. Mục tiêu của việc xác định quy trình cho vay là để có được quyết định tài trợ đúng đắn, đảm bảo an toàn vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng.
Hiện nay các NHTM đều đã xây dựng và áp dụng một quy trình cho vay thống nhất trên toàn hệ thống. Là một đối tượng vay vốn của ngân hàng, hoạt động cho vay đối với DNNVV cũng phải tuân theo quy trình chung này. Tuy nhiên, trong từng bước
của quy trình, việc áp dụng cho DNNVV cũng đang đặt ra những yêu cầu riêng, đòi hỏi chi nhánh phải xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn cho DNNVV, phù hợp với đặc điểm, tính chất của đối tượng khách hàng này để có thể thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và làm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của DNNVV.
Nâng cao chất lượng thẩm định
Hệ thống các văn bản, thông tư quy định về nghiệp vụ cho vay, cụ thể là hoạt động thẩm định của NHNN cũng như Vietinbank ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với thực tế của DNVVN cũng như NH tạo môi trường pháp lý đảm bảo cho hoạt động cho vay. Thẩm định là một bước rất quan trọng trong quy trình tín dụng, là một quá trình liên tục từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích những thông tin đó để ra quyết định có cho vay hay không. Việc thẩm định không chỉ diễn ra trước khi NH quyết định cho vay đối với KH mà sau khi giải ngân CBTD vẫn phải sát sao theo dõi, kiểm tra, kiểm soát sau vốn vay có được sử dụng đúng mục đích, tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH. Đây là khâu không chỉ dựa vào thông tư, quy định của ngân hàng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tận tâm trong công việc, sự nhạy bén của cán bộ tín dụng. Việc thẩm định khoản vay không tốt có thể mang lại những hậu quả, thiệt hại rất lớn cho ngân hàng. Nó không những mang ý nghĩ to lớn đối với ngân hàng nhằm giúp ngân hàng hiểu khách hàng hơn, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro cho ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với KH bởi vì không ít những KH bị từ chối cấp tín dụng bởi cán bộ tín dụng chưa làm tốt công tác thẩm định phương án, dự án sản xuất. Để mở rộng cho vay một cách hợp lý và hiệu quả như mong đợi, chi nhánh cần nâng cao chất lượng thẩm định ở mọi khâu của quy trình thẩm định bằng việc nên xây dựng một phòng ban về thẩm định cho từng khách hàng cụ thể, đặc biệt là khách hàng DNVVN.
Kiểm soát nội bộ
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra nhiều nhất và luôn là nguy cơ trong hoạt động ngân hàng. Thực trạng này có liên quan chặt chẽ tới chất lượng của công tác kiểm soát tín dụng nội bộ. Trên con đường thực hiện mở rộng cho vay DNVVN hiệu quả và có thể đứng vững trên thị trường thì việc hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một nhu cầu cấp thiết. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát nội bộ tại Vietinbank - chi nhánh Đống Đa:
- Chi nhánh cần thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ và giám sát tín dụng độc lập. Đồng thời hoàn thiện các bộ phận chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiện nay. Việc thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ và giám sát tín dụng độc lập sẽ đảm bảo tính khách quan và có thêm được sự nhạy bén của cán bộ tín dụng để hoạt động kiểm tra, kiểm soát hiệu quả nhất, đem lại sự an toàn cho hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay phải tuân thủ quy định, quy trình, chính sách cho vay và cơ cấu dư nợ theo quy định của NHNN, của Vietinbank và định hướng của chi nhánh.
- Chi nhánh cần thực hiện kiểm soát, giám sát tín dụng ở tất cả các khâu của quy trình và thực hiện đầy đủ, thường xuyên, liên tục.
+ Kiểm tra trước khi cho vay: Thẩm định tư cách của khách hàng, năng lực tài chính và phương án, dự án vay vốn.
+ Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra quá trình giải ngân, giải ngân qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng để có thể dễ dàng theo dõi, giám sát và việc khách hàng nhận nợ.
+ Kiểm tra sau khi cho vay: Là việc thẩm định, kiểm soát sau việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích, tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Chi nhánh cần thường xuyên kiểm tra công tác thẩm định. Công tác thẩm định hiện nay tại Vietinbank còn nhiều sơ hở chưa phản ánh hết được tình trạng thực tế của khách hàng, về phương án dự án hay chưa có những cập nhật đánh giá kịp thời giá trị của tài sản bảo đảm. Việc này đã dẫn đến những khoản nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh nên việc thẩm định liên tục, thường xuyên và hiệu quả là một trong những công tác hết sức quan trọng của chi nhánh.
- Chi nhánh cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc giám sát khi cho vay. Hiện nay Vietinbank - chi nhánh Đống Đa với mô hình một cán bộ tín dụng thực hiện công việc từ khi tìm kiếm, tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khi khách hàng tất toán hết khoản vay cho ngân hàng nên đôi khi việc giám sát sau cho vay thiếu chặt chẽ và thường có những kết quả thiếu sự khách quan. Vì vậy bên cạnh việc cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay đó thực hiện các hoạt động thu thập thông tin, phân tích, giám sát sau khi cho vay thì chi nhánh cần tổ chức việc kiểm tra chéo giữa các bộ phận hay cử bộ phận độc lập thực hiện kiểm tra định kỳ để có được cái nhìn chính xác hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro ngân hàng phải hứng chịu. Khi có phát hiện về những biểu hiện có vấn đề của khoản vay như
thông tin khách hàng cung cấp sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng, khách chậm trả lãi, gốc đến hạn,... cán bộ tín dụng cần báo cáo với ban lãnh đạo để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạn
- Xử lý kịp thời nợ quá hạn
Rủi ro tín dụng là điều không tránh khỏi vào bất kỳ thời điểm nào của nền kinh tế, tiến hành thu hồi những khoản nợ, đọng vốn thật nhanh góp phần tăng thêm nguồn vốn cho các NHTM tăng trưởng tín dụng. Các NHTM cần tiến hành đánh giá khả năng thu hồi toàn bộ các khoản nợ đã ra hạn, điều chỉnh kì hạn nợ và nợ quá hạn. Sau đó tiến hành phân loại theo khả năng thu hồi. Tập trung đội ngũ cán bộ để thu nợ, không để nợ quá hạn mới phát sinh do nguyên nhân chủ quan. Có những chế tài xử phạt, khen thưởng cho các cá nhân, chi nhánh trong việc giải quyết nợ xấu. Chẳng hạn, dừng mọi hoạt động khen thưởng, nâng lương cho các cá nhân, chi nhánh không hoàn thành việc xử lí nợ xấu đúng hạn; cán bộ tín dụng để xảy ra nợ xấu chỉ được nhận 50% lương cho đến khi hoàn thành việc thu hồi khoản nợ quá hạn.
- Chi nhánh tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu, nợ quá hạn cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi và thực hiện các biện pháp nhằm có thể thu hồi tối đa khoản cho vay KH. Có thể xử lý tài sản đảm bảo, theo đuổi vụ kiện để có thể thu hồi một phần nợ từ thanh lý hợp đồng tài sản của DN phá sản hoặc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro để từng bước hoàn lại số vốn đã mất.
- Bán nợ cho tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chi nhánh thu hồi được một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cấu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.