2: Mục đích khóa luận
2.1.4 Tình hình hoạt động khác
- Hoạt động tài trợ thương mại: Theo mô hình mới - là một NH bán lẻ, hoạt động tài trợ thương mại được chuyển về các phòng khách hàng và có một tổ Tài trợ thương
mại được đặt tại phòng QHKH doanh nghiệp lớn. Hoạt động này là một trong những hoạt động quan trọng, mang lại hiệu quả cao và góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Công tác phát triển thẻ và dịch vụ điện tử:
Bảng 2.6: Số thẻ phát hành Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2014 - 2016
300
Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro 250 275 450
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Đống Đa
Giai đoạn 2014 - 2016, công tác phát hành thẻ có nhiều chuyển biến tích cực với nỗ lực chung và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban nên chi nhánh đã đạt được kết quả rất tốt mặc dù kế hoạch phát hành thẻ trên Hội sở giao rất lớn.
Khối lượng thẻ phát hành ra mỗi năm lớn và tương đối ổn định. Vietinbank là ngân hàng tiên phong trong hoạt động ngân hàng hiện đại và thương mại điện tử, có quan hệ với tất cả các ngân hàng tại Việt Nam và quan hệ đại lý với hơn 900 ngân hàng và định chế tài chính trên thế giới nên rất thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm thẻ của Vietinbank. Có thể thấy rõ được là số lượng thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế phát hàng trong giai đoạn vừa qua của Vietinbank - chi nhánh Đống Đa luôn đạt ở mức rất cao, số đơn vị chấp nhận thẻ Vietinbank sử dụng trong hoạt động chi trả lương, thanh toán luôn ở ngưỡng cao và ổn định chứng tỏ được lòng tin, sự uy tín và chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng điện tử của Vietinbank.
2.1.5. Lợi nhuận của ngân hàng Vietinbank - chi nhánh Đống Đa
Khép lại năm 2014 với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều được ở hầu hết các lĩnh vực chủ chốt như: công nghiệp, xuất nhập khẩu, thị trường vốn, thị trường chứng khoán... Tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 5,98% so với năm 2013. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trên còn chậm và thấp hơn so với mức trung bình của giai đoạn 2005-2010, nhưng so với nhiều quốc gia trên thế giới đây là kết quả hết sức ấn tượng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình năm 2014 tăng 4,09%, bằng một nửa tỷ lệ tăng trung bình 10 năm gần đây. Tỷ lệ lạm phát giảm từ 5,45% vào tháng 1 xuống 1,84% vào tháng 12.
Mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới, song khép lại năm 2015 kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng”. “Điểm sáng” đáng chú ý nhất là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là GDP đạt 6,68%, cao nhất kể từ năm 2008 khi tính theo giá so sánh năm 2010. Năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở mức 0,63%. Trái với thường lệ, lạm phát năm qua thấp đặc biệt trong những tháng cuối năm, CPI hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Sự giảm giá của hai nhóm mặt hàng năng lượng và lương thực, vốn đóng góp xấp xỉ 17% trong rổ hàng hóa CPI, là tác nhân chính dẫn tới hiện tượng mang yếu tố bất thường này.
Trong bối cảnh phức tạp của môi trường toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng suy giảm trong nửa đầu năm 2016 vì sự cố môi trường biển miền Trung và hạn hán tại miền Nam và Tây Nguyên. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm 2016 vẫn có những điểm sáng trong điều hành chính sách, cải cách hành chính mạnh mẽ, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016. Tính tới cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,74% so với tháng 12/2015. Trong khi đó, lạm phát lõi vẫn duy trì trong khoảng 1,7-1,9% trong cả năm 2016, điều này khiến khoảng cách giữa lạm phát và lạm phát lõi ngày càng được nới rộng
Trền đà hồi phục của nền kinh tế, ngân hàng Vietinbank - chi nhánh Đống Đa trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc, vươn lên trở thành một trong những chi nhánh xuất sắc đóng góp lợi nhuận lớn nhất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Công Thương.
Bảng 2.7: Lợi nhuận của Vietinbank Đống Đa qua các năm
TN từ hoạt động cho vay đối với
DNVVN 30 40 50
Tỷ trọng (%) 25% 26,6% 25%
Giai đoạn từ năm 2014 - 2016 là thời kì nền tế Việt Nam đang có những bước phục hồi với những điểm sáng trong nền kinh tế. Cùng với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, NHNN cũng đã có những động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ, điều chỉnh lãi suất làm cho tốc độ luân chuyển vốn hiệu quả và an toàn hơn.
Lợi nhuận của chi nhánh trước và sau khi trích lập dự phòng rủi ro đều ở mức rất cao. Lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng rủi ro năm 2014 đạt 250 tỷ đồng, đến năm 2015 con số này vươn lên 275 tỷ đồng tăng 25 tỷ đồng, tương ứng tăng 10% so với năm 2014. Tính đến cuối năm 2016, lợi nhuận đã trích lập dự phòng rủi ro đạt 450 tỷ đồng, tăng 175 tỷ đồng, tương ứng tăng 63,63%. Đây là những con số cực kì ấn tượng, thể hiện sự thành công vang dội của chi nhánh trong việc cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động cho vay của Chi nhánh và Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừ và nhỏ
tăng năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2014, tổng thu nhập từ hoạt động cho vay của ngân hàng Vietinbank - chi nhánh Đống Đa đạt 120 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN đạt 30 tỷ đồng, chiếm 25% trong tổng thu nhật từ hoạt động này của chi nhánh. Đến năm 2015, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN đạt 40 tỷ đồng, chiếm 26,6%. Theo số liệu tổng hợp năm 2016, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN đạt 50 tỷ đồng, chiếm 25%.
Tuy thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN đều tăng lên qua các năm nhưng một điểm dễ nhận thấy là tỷ trọng thu nhập cho vay DNVVN trong tổng thu nhâp của nhóm KH này chưa cao. Có một số lý giải có thể đưa ra do những nguyên nhân từ phía
vẫn gặp một số hạn chế khi đưa vào thực hiện. Nhận thức được DNVVN là một đối tượng khách hàng tiềm năng, chi nhánh cần tích cực tập trung tìm kiếm, khai thác và mở rộng hoạt động cho vay nhóm đối tượng khách hàng này vì tiềm năng nguồn thu có thể khai thác từ DNVVN còn rất cao.
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.2.1. Mở rộng đối tượng khách hàng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp Việt Nam, những năm qua VietinBank đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh hướng tới khách hàng đặc biệt là khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với mong muốn phục vụ khối doanh nghiệp này ngày một tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, trở thành ngân hàng hàng đầu cung cấp các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp chuyên biệt và đa dạng. Bắt đầu từ năm 2013, các DNVVN là phân khúc khách hàng trọng tâm được Vietinbank tập trung hướng tới trong chiến lược kinh doanh của mình.
Biểu đồ 2.2: Số lượng khách hàng DNVVN của Vietinbank Đống Đa trong giai đoạn 2014 - 2016
Tổng số DNVVN Số DNVVN vay mới
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng số lượng khách hàng DNVVN trong tổng số lượng KH DN của Vietinbank Đống Đa
■DNVVN BDN lớn
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Đống Đa Có thể thấy số lượng khách hàng DNVVN chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số
KH DN có quan hệ vay vốn tại chi nhánh. Trong cả giai đoạn 2014 - 2016, tỷ trọng khách hàng DNVVN đều dao động quanh mức 80%, gấp hơn 3 lần khách hàng DN lớn. Số lượng khách hàng DNVVN từ 236 DN năm 2014 lên 251 DN năm 2015 và 274 DN năm 2016. Đây là dấu hiệu tích cực thể hiện sự tăng hình ảnh của ngân hàng đã đến gần hơn với DN, thể hiện niềm tin của DNVVN lựa chọn chi nhánh là nơi vay vốn, đồng thời NH cũng đã thực hiện đúng chủ trương của nhà nước trong việc hỗ trợ DNVVN vượt quá khó khăn và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên mức tăng này chưa thực sự lớn, đặc biệt từ năm 2015 đến năm 2016, số lượng khách hàng DNVVN chỉ tăng 9,16% trong khi năm 2016 làm một năm ghi nhận số lượng DN tăng lên một cách kỷ lục.
Xét trong xu hướng mở rộng cho vay DNVVN hiện nay, quận Đống Đa là một quân kinh tế trọng điểm của Hà Nội với tốc độ gia tăng DNVVN ở mức cao, mức tăng như vậy còn khá khiêm tốn. Mức gia tăng số lượng khách hàng DNVVN như vậy có thể là do Ngân hàng Vietinbank vẫn chủ yếu tập trung cho vay các DN với uy tín lớn, vốn tự có và lợi nhuận lớn trong khi vẫn còn ái ngại khi cấp tín dụng cho DN có quy mô nhỏ
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Dư nợ toàn chi nhánh 9.750 11.500 14.500
Dư nợ DNVVN 1.000 1.100 1.300
Tốc độ tăng 10% 18,18%
Tỷ trọng 10,26% 9,57% 8,97%
về vốn hay những DN khởi nghiệp việc tiếp cận vốn của Vietinbank vẫn còn là vấn đề rất khó.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, có thể làm một phép so sánh giữa số lượng khách hàng DNVVN của Vietinbank Đống Đa với MB Đống Đa - chi nhánh của một ngân hàng thương mại cùng địa bàn hoạt động với Vietinbank Đống Đa trong thời gian vừa qua.
Biểu đồ 2.4: So sánh số lượng khách hàng DNVVN của 2 chi nhánh ngân hàng Vietinbank Đống Đa và MB Đống Đa
350 300 250 200 150 100 50 0 ■Vietinbank Đống Đa ■MB Đống Đa
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Đống Đa và MB Đống Đa
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy được sự chênh lệch đáng kể giữa sự thay đổi về số lượng khách hàng DNVVN của cả 2 chi nhánh trong thời gian 3 năm vừa qua. Trong năm 2014 số lượng khách hàng của MB Đống Đa vẫn còn thấp hơn VietinBank Đống Đa nhưng chỉ sau 2 năm 2015 và 2016, số khách hàng DNVVN của MB Đống Đa đã tăng lên đáng kể, lên đến 302 DN vào năm 2016.
Rõ ràng, mức tăng trưởng khách hàng DNVVN của VietinBank Đống Đa còn thấp hơn nhiều so với các chi nhánh ngân hàng khác cùng địa bàn hoạt động. Điều này thể hiện Vietinbank Đống Đa còn chưa thực sự khai thác hiệu quả nhóm đối tượng khách hàng DNVVN, vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng truyền thống thân thiết. Vì vậy, chi nhánh cần tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng cho đối tượng khách hàng DNVVN hơn nữa, nhằm khai thác được tiềm năng lớn mạnh của quận Đống Đa,
một trong những quận trọng điểm về kinh tế tại Hà Nội, đồng thời thể hiện vị trí ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
2.2.2. Mở rộng quy mô, dư nợ cho vay
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay của toàn chi nhánh và cho khách hàng DNVVN
trong tổng dư nợ đối vứi DNVVN Tỷ lệ tăng trưởng (%) trong tổng dư nợ đối vứi DNVVN Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2014 900 90% 100 10% 2015 950 86% 5,56% 150 14% 50% 2016 1100 85% 15,79% 200 15% 33,33%
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Đống Đa
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay cho các thành phần kinh tế
BKHCN BDNVVN BDN lớn
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Đống Đa
Dư nợ cho vay DNVVN tại Vietinbank Đống Đa tăng lên đều đặn trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016, tuy nhiên so với tổng mức dư nợ cho vay toàn chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ chiếm 8,97% năm 2016. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy, một phần là do số lượng khách hàng DNVVN đã tăng lên liên tục trong thời gian vừa qua.
Tuy về con số tuyệt đối, dễ dàng nhận thấy có một sự tăng lên trong dư nợ cho vay DNVVN so với tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh, nhưng về những con số
mang tính so sánh thì đang có sự giảm nhẹ trong tỷ trọng trong dư nợ cho vay DNVVN cụ thể giảm từ 10,26% năm 2014 xuống còn 8,97% năm 2016.
Dù là số tuyệt đối hay tương đối đều cho thấy rằng dư nợ cho vay DNVVN chiểm tỷ lệ rất nhỏ trong khi số lượng DNVVN tại chi nhánh theo ước tính gấp hơn 3 lần DN lớn đang và có xu hướng tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, quy định về định mức cho vay, bắt buộc vốn tự có của khách hàng phải tối thiểu là 30% trong tổng nhu cầu vốn, các DNVVN quy mô không lớn nên lượng vốn vay không đáng kể. Mặt khác, mỗi DN chỉ được phép vay không quá 70% giá trị TSBĐ nên lượng vốn vay không được nhiều.
Các DNVVN lại là những DN có quy mô vốn ít, lợi nhuận thấp và thiếu kinh nghiệm nên vẫn đem lại cho ngân hàng những mối bận tâm lớn khi cho vay và thường không được ngân hàng cho vay tín chấp nên tỷ trọng cho vay trên tổng dư nợ chi nhánh cho vay khách hàng DNVVN chiểm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Vietinbank Đống Đa thực sự cần phải đẩy mạnh cho vay DNVVN hơn nữa để theo kịp xu hướng chung của ngành.
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn
Cho vay theo hạn mức tín dụng Có nhiều Có nhiều
Cho vay theo dự án đầu tư Có nhiều Có ít
Cho vay trả góp Có ít Không có
Cho vay thông nghiệp vụ phát hành Không có Không có
Cho vay theo hạn mức dự phòng Có ít Không có
Cho vay khác Có Không có
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Đống Đa
mới chỉ cung cấp khoảng 10% lượng vốn cho các DNVVN, nhưng đến năm 2015, chi nhánh đã cung cấp khoảng 14% lượng vốn cho vay trung, dài hạn DNVVN và năm 2016 là 15%. Chi nhánh đã từng bước hỗ trợ DNVVN, đặc biêt là những DN có nhu cầu vay vốn trung - dài hạn để mở rộng SXKD.
Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay trung - dài hạn DNVVN tại Vietinbank Đống Đa vẫn khá khiêm tốn so với cho vay ngắn hạn. Mặc dù tăng lên qua từng năm nhưng lượng vốn cho vay trung - dài hạn hiện nay chỉ chưa bằng một phần tư cho vay ngắn hạn. Có thể giải thích bằng một số nguyên nhân như: Do nhu cầu vay ngắn hạn của DNVVN trên địa bàn lớn hơn so với nhu cầu vốn trung - dài hạn, hơn nữa chi nhánh có một bộ phận lớn khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với những hoạt động sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, không thường xuyên. Bên cạnh đó viêc cho vay trung - dài hạn thường chứa đựng nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn trong giai đoạn kinh tế Việt Nam có nhiều biến động và vẫn có nhiều lỗ hổng dễ chịu những tác động từ bên ngoài. Thêm vào đó, các nguồn vốn huy động từ khách hàng tập trung lớn vào kỳ hạn ngắn hạn. Nhiều DNVVN chưa đáp ứng được điều kiện chặt chẽ cho vay trung - dài