2: Mục đích khóa luận
2.2.4 Chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu DNVVN
Chất lượng tín dụng đối với DNNVV thể hiện rõ qua các con số về nợ quá hạn và nợ xấu. Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa có nhiều biến động.
Bảng 2.12: Chất lượng tín dụng theo các nhóm Nợ của Ngân hàng
Năm 2015 11.320 98,43 150 1,3 30 0,27
quá hạn của NH
Tỷ trọng nợ quá hạn DNVVN/ tổng dư nợ cho vay DNVVN
2,5% 2,2% 1,1%
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Đống Đa
Trong thời gian từ năm 2014 - 2016, tỷ lệ nợ quá hạn của toàn chi nhánh có nhiều biến động. Năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là 0,39%, năm 2015 tỷ lệ này tăng lên mức 1,57%, sang đến năm 2016, tỷ lệ này giảm xuống còn 0,3%. Năm 2016 tuy có sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động cho vay nhưng cả về con số tuyệt đối và tương đối thì tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đều giảm đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2015 tuy có tăng lên mức 1,57% nhưng là do các khoản nợ nhóm 2 tăng mạnh, còn tỷ lệ nhóm nợ xấu vẫn giảm. Điều này có nghĩa là các khoản nợ mới chỉ bị quá hạn chưa quá 90 ngày, có thể là do dòng vốn của DN chưa về được đầy đủ, kịp thời để hoàn trả các nghĩa vụ nợ hay do DN bị các điều kiện khách quan tác động. Tỷ lệ nợ xấu đang có những dấu hiệu giảm rõ nét từ 0,36% năm 2014 xuống còn 0,2% năm 2016, giá trị của các khoản nợ xấu cũng giảm trong khi chi nhánh vẫn duy trì được sự tăng trưởng mạnh trong hoạt động tín dụng. Nhìn chung, ta có thể thấy được sự nỗ lực của chi nhánh trong việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ, thực hiện kiểm tra, kiểm soát sau để đảm bảo sự an toàn cho dòng vốn tín dụng, hạn chế xuống thấp nhất nợ xấu cho chi nhánh đồng thời đảm bảo được quy định về tỷ lệ nợ xấu của NHNN.
Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn khi cho vay DNVVN và của toàn chi nhánh tại NH Vietinbank Đống Đa
Đơn vị: tỷ đồng
■Nợ quá hạn DNVVN BNợ quá hạn chi nhánh
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Đống Đa
Nợ quá hạn của các DNNVV từ năm 2014 - 2016 đã giảm cả về giá trị lẫn tỷ lệ trên tổng dư nợ. Cụ thể, nợ quá hạn của các DNNVV đã giảm từ 25 tỷ đồng năm 2014 xuống 15 tỷ đồng năm 2016 trong khi dư nợ cho vay DNNVVN tăng đều qua các năm. Đây là một trong những dấu hiệu tích cực của chi nhánh trong giai đoạn đang cần mở rộng cho vay DNVVN.
luôn ở mức cao và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nợ xấu. Tỷ trọng dư nợ của các DNNVV có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2014 - 2016, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của nhóm khách hàng này lại có sự giảm rõ rệt. Điều đó cho thấy công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại đối với đối tượng DNNVV đã bước đầu có những hiệu quả.
Điều kiện tiên quyết để các DNVVN được cấp tín dụng là phải có tài sản bảo đảm tuy nhiên thực tế một số DN đã có uy tín và quan hệ tín dụng lâu dài với chi nhánh, ngân hàng thuộc đối tượng khách hàng chiến lược của ngân hàng vẫn được cho vay tín chấp. Nhìn vào bảng số liệu thống kê có thể thấy được dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm vẫn chiếm đa số, dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm chỉ dừng lại tại mức chưa tới 6% trong tổng dư nợ. Nợ quá hạn cho vay DNVVN đều tập trung ở các khoản nợ kỳ hạn ngắn hạn.
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng cho vay có TSBĐ và không có TSBĐ DNVVN tại Vietinbank Đống Đa 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2014 2015 2016
■Cho vay không có TSBĐ BCho vay có TSBĐ
Nguồn: Báo cáo phòng tổng hợp Vietinbank Đống Đa
tích cực tìm kiếm các giải pháp để có thể mở rộng cho vay DNVVN ít dựa trên tài sản bảo đảm.
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trải qua một giai đoạn phát triển với nhiều bước tiến vượt bậc, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa đã không ngừng nâng cao uy tín, thị phần và kết quả hoạt động tín dụng. Trong những năm qua nhận thức được tầm quan trọng cũng như tiềm năng phát triển của DNVVN, ngân hàng Vietinbank chi nhánh Đống Đa đã chủ động mở rộng nguồn vốn cho vay đến các DNVVN, góp phần hỗ trợ, giúp đỡ và đẩy mạnh sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này về số lượng và chất lượng. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng với quyết tâm cao Vietinbank Đống Đa đã đạt được những kết quả nổi bật:
Thứ nhất, số lượng DNVVN có quan hệ vay vốn với NH đã tăng lên ổn định
theo thời gian, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng rất tốt. Điều này thể hiện sự quan tâm của chi nhánh đối với đối tượng này đã tăng lên đồng thời cho thấy chi nhánh đã thực sự thu hút được khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, cán bộ chi nhánh đã chủ động tìm kiếm KH có tiềm năng tài chính tốt, có năng lực phát triển để tăng cường mối quan hệ, hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ...Thêm vào đó các chính sách hỗ trợ của ngân hàng cũng đã thu hút mạnh mẽ các DNVVN trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Thứ hai, hoạt động huy động vốn và tiếp cận các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài
là một thế mạnh của Vietinbank. Với tiềm lực về vốn, ngân hàng đã đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của DNVVN. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNVVN nhìn chung tăng trưởng về quy mô và phù hợp với bối cảnh nền kinh tế. Chi nhánh đã thực hiện mở rộng cho vay theo đúng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ tín dụng DNVVN, với vị thế là chi nhánh top đầu của một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
Thứ ba, song song với công tác mở rộng cho vay theo chiều rộng, chất lượng các
khoản cho vay DNVVN hiện đang được kiểm soát tốt nhờ hoàn thành tốt công tác thẩm định cũng như thường xuyên giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy chất lượng các khoản cho vay DNVVN đều rất cao, tỷ lệ nợ xấu càng ngày càng có xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy chi nhánh đã thực hiện kết hợp khá tốt giữa
mở rộng cho vay theo chiều rộng và theo chiều sâu. Điều này giúp đem lại sự ổn định, an toàn trong hoạt động mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng.
Thứ tư, mức độ hài lòng của khách hàng DNVVN đối với chi nhánh càng tăng
lên. Bởi vì cán bộ tín dụng không ngừng được trang bị kiến thức chuyên môn cao, trang bị những kỹ năng mền về giao tiếp, bán hàng đồng thời kỹ năng xử lý tình huống ... Trải qua quá trình làm việc và tìm kiếm khách hàng, đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng hoàn thiện phong cách chuyên nghiệp, lịch sự, nhiệt tình đáp ứng nhu cầu khách hàng. Môi trường làm việc năng động, hài hòa, đoàn kết, thân thiện đã quyết định đến thành công trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trên địa bàn hoạt động.
Hoạt động cho vay DNVVN được chi nhánh ngày càng chú trọng và luôn tiến hành đổi mới quy trình cho vay hợp lý, đơn giản, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn. Ngoài ra, chi nhánh không ngừng mở rộng mạng lưới, thành lập các phòng giao dịch, các điểm giao dịch trên địa bàn, cũng như liên tục đổi mới hệ thống, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự. Với những hoạt động đó, Vietinbank Đống Đa đã khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn hoạt động, trở thành chi nhánh có thành tích xếp thứ 2 trong hệ thống Vietinbank năm 2016, đồng thời thúc đẩy kinh tế, góp phần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân2.3.2.1 Một số điểm hạn chế 2.3.2.1 Một số điểm hạn chế
Thời gian vừa qua, bên cạnh những kết quả đáng kích lệ trong hoạt động cho vay DNVVN mà Vietinbank Đống Đa đã đạt được, việc mở rộng cho vay này còn một số hạn chế:
Thứ nhất, trong thời gian vừa qua Vietinbank Đống Đa đã thực sự quan tâm đến
việc phát triển cho vay đối với DNVVN, coi đây là khách hàng tiềm năng,là mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Số lượng khách hàng DNVVN đã có sự tăng lên trong giai đoạn 2014 - 2016. Mặc dù doanh số và dư nợ cho vay đều tăng lên, tuy nhiên so với tổng dư nợ cho vay của toàn thể chi nhánh thì dư nợ cho vay DNVVN còn chiếm một vị trí tương đối nhỏ, chỉ chưa tới 10%, chưa thực sự tương xứng với nhu cầu thực tế của nền kinh tế, của địa phương cũng như khả năng cho vay của chi nhánh. Thực tế này cho thấy Vietinbank Đống Đa vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của DNVVN trên địa bàn, đồng thời bản thân ngân hàng cũng chưa có những biện pháp nhằm giúp cải thiện những khó khăn trong chính bản thân doanh nghiệp để có thể mở rộng tín dụng
cho đối tượng này. Thêm vào đó, chi nhánh vẫn chưa thực sự đi sâu vào công tác phát triển chiến lược maketing ngân hàng.
Thứ hai, thời gian gần đây, tuy các ngân hàng đã tập trung đẩy mạnh hoạt động
tại phân khúc bán lẻ. Tuy nhiên ngân hàng Vietinbank nói chung và Vietinbank Đống Đa nói riêng vẫn chủ yếu tập trung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, hoạt động cho vay với các DNVVN vẫn còn khá dè dặt, hạn chế, trong khi tiềm năng của nhóm đối tượng này rất lớn.
Thứ ba, do hầu hết cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá
trẻ, thiếu kinh nghiệm trong các vấn đề cho vay, trong quyết định cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn nhiều sự e ngại trong quan hệ tín dụng với DNVVN. Để cải thiện tình hình đưa dịch vụ, sự hỗ trợ của ngân hàng Vietinbank đến với khối DN này, cần phải tích cực mở rộng quan hệ, đề ra chính sách hỗ trợ, cùng với DNVVN tháo gỡ khó khăn.
Thứ tư, cơ cấu cho vay DNVVN chủ yếu tập trung ở các món vay ngắn hạn
chiếm đến 85% năm 2016, tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ còn chưa thật cao. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay, các ngân hàng vẫn dành chủ yếu nguồn vốn để cho vay ngắn hạn. Hoạt động cho vay ngắn hạn dẫn đến nguồn thu của chi nhánh kém ổn định, chi phí thẩm định, chi phí liên quan đến khoản vay tăng lên. Bên cạnh nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung cho nguồn vốn còn tạm thời thiếu hụt thì nhu cầu đầu tư trung dài hạn cũng rất cao để mở rộng hoạt động SXKD, tăng khả năng cạnh tranh. Đây thực sự là mảnh đất tiềm năng, để ngân hàng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ năm, Tại Vietinbank Đống Đa việc cho vay không có TSBĐ đối với
DNVVN còn rất khó tiếp cận. Thêm vào đó, đối với khoản vay có TSBĐ thì việc thẩm định, định giá để cho vay còn mang tính chủ quan.
Thứ sáu, các phương thức cho vay vẫn chưa thực sự đa dạng, chưa đáp ứng được
các nhu cầu khác nhau của DNVVN. Mặc dù có nhiều phương thức cho vay nhưng kết quả đạt được còn thấp thậm chì nhiều phương thức không được áp dụng đối với DNVVN. Chi nhánh vẫn đang tập trung vào các phương thức cho vay truyền thống, chưa có sự nghiên cứu, thực hiện các phương pháp khác.
Thứ bảy, tại Vietinbank Đống Đa, đối với cho vay DNVVN vẫn chưa có riêng
dụng thực hiện. Khi thẩm định TSBĐ, trong một số trường hợp CBTD ước tính giá trị của TSBĐ vẫn mang nhiều tính cảm quan, điều đó có thể dẫn đến rủi ro khi cho vay, đôi khi việc thẩm định khoản vay chưa tốt còn làm giảm giá trị khoản tín dụng của ngân hàng cấp cho DNVVN vì một trong những yếu tố khi xác định số tiền cho vay khách hàng là dựa trên giá trị TSBĐ tại thời điểm cho vay.
Thứ tám, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNVVN vẫn chiếm tỷ lệ rất
cao, tuy chưa vượt quá mức 3% theo quy định của NHNN nhưng cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của toàn chi nhánh.
2.3.2.2 Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
Giai đoạn 2014 - 2016 tuy nền kinh tế có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại nhưng vẫn gặp phải vô cùng khó khăn. Năm 2016 kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu đề ra; ngành nông - lâm - thuỷ sản gặp khó vì thiên tai, hại hán; ngành khai khoáng giảm sâu tác động mạnh đến mức tăng trưởng chung... Tuy nhiên, về chủ đạo, kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể.
Nguyên nhân thuộc về phía DNVVN
Việc liên kết giữa chi nhánh và DNVVN còn có rất nhiều hạn chế và nguyên nhân không chỉ xuất phát từ tâm lý của ngân hàng mà trong tại DN còn tồn tại những hạn chế:
Thứ nhất, khả năng lập dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục. Các
DNVVN do chưa có kinh nghiệm và chưa đầu tư kĩ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót, khó thuyết phục được chi nhánh vay vốn. Dự án khả thi là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của DN. Thực tế, rất ít DN lập được phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian dài một cách hợp lý, thậm chí ngay cả trong thời gian ngắn. Vì thế, các ngân hàng thường gặp khó khăn khi thẩm định và không đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án, dẫn đến hạn chế khả năng cho vay trung - dài hạn của ngân hàng.
Thứ hai, năng lực quản lý, quản trị nội bộ còn nhiều yếu kém. Đội ngũ quản lý,
lãnh đạo của các DNVVN còn nhiều hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm. Đồng thời theo một nghiên cứu cho thấy “ Trong số hơn 25% lao động có chuyên môn thì chỉ có
6% lao động có trình độ cao đẳng, đại học. Chủ doanh nghiệp có trình độ đại học cũng chỉ khoảng 2%. Điều đáng chủ ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo bài bản về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, DN chưa có ý thức phát triển các phương diện như phát triển thương hiệu, nâng cao chiến lược cạnh tranh, đầu tư cho các ứng dụng máy tính và công nghệ thông tin”.
Thứ ba, các báo cáo tài chính của DNVVN cũng không đầy đủ độ tin cậy đối với
ngân hàng. Các báo cáo này thường được chỉnh sửa trước khi đưa đến ngân hàng, ngay cả khi các báo cáo này đã được kiểm toán thì vẫn có những sai sót, sơ hở, các số liệu thường bị làm khống hoặc làm giả.
Thứ tư, một cuộc khảo sát gần đây của chi nhánh cho thấy, có khoảng 26%