2: Mục đích khóa luận
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1 Một số điểm hạn chế
Thời gian vừa qua, bên cạnh những kết quả đáng kích lệ trong hoạt động cho vay DNVVN mà Vietinbank Đống Đa đã đạt được, việc mở rộng cho vay này còn một số hạn chế:
Thứ nhất, trong thời gian vừa qua Vietinbank Đống Đa đã thực sự quan tâm đến
việc phát triển cho vay đối với DNVVN, coi đây là khách hàng tiềm năng,là mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Số lượng khách hàng DNVVN đã có sự tăng lên trong giai đoạn 2014 - 2016. Mặc dù doanh số và dư nợ cho vay đều tăng lên, tuy nhiên so với tổng dư nợ cho vay của toàn thể chi nhánh thì dư nợ cho vay DNVVN còn chiếm một vị trí tương đối nhỏ, chỉ chưa tới 10%, chưa thực sự tương xứng với nhu cầu thực tế của nền kinh tế, của địa phương cũng như khả năng cho vay của chi nhánh. Thực tế này cho thấy Vietinbank Đống Đa vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của DNVVN trên địa bàn, đồng thời bản thân ngân hàng cũng chưa có những biện pháp nhằm giúp cải thiện những khó khăn trong chính bản thân doanh nghiệp để có thể mở rộng tín dụng
cho đối tượng này. Thêm vào đó, chi nhánh vẫn chưa thực sự đi sâu vào công tác phát triển chiến lược maketing ngân hàng.
Thứ hai, thời gian gần đây, tuy các ngân hàng đã tập trung đẩy mạnh hoạt động
tại phân khúc bán lẻ. Tuy nhiên ngân hàng Vietinbank nói chung và Vietinbank Đống Đa nói riêng vẫn chủ yếu tập trung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, hoạt động cho vay với các DNVVN vẫn còn khá dè dặt, hạn chế, trong khi tiềm năng của nhóm đối tượng này rất lớn.
Thứ ba, do hầu hết cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá
trẻ, thiếu kinh nghiệm trong các vấn đề cho vay, trong quyết định cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn nhiều sự e ngại trong quan hệ tín dụng với DNVVN. Để cải thiện tình hình đưa dịch vụ, sự hỗ trợ của ngân hàng Vietinbank đến với khối DN này, cần phải tích cực mở rộng quan hệ, đề ra chính sách hỗ trợ, cùng với DNVVN tháo gỡ khó khăn.
Thứ tư, cơ cấu cho vay DNVVN chủ yếu tập trung ở các món vay ngắn hạn
chiếm đến 85% năm 2016, tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ còn chưa thật cao. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay, các ngân hàng vẫn dành chủ yếu nguồn vốn để cho vay ngắn hạn. Hoạt động cho vay ngắn hạn dẫn đến nguồn thu của chi nhánh kém ổn định, chi phí thẩm định, chi phí liên quan đến khoản vay tăng lên. Bên cạnh nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung cho nguồn vốn còn tạm thời thiếu hụt thì nhu cầu đầu tư trung dài hạn cũng rất cao để mở rộng hoạt động SXKD, tăng khả năng cạnh tranh. Đây thực sự là mảnh đất tiềm năng, để ngân hàng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ năm, Tại Vietinbank Đống Đa việc cho vay không có TSBĐ đối với
DNVVN còn rất khó tiếp cận. Thêm vào đó, đối với khoản vay có TSBĐ thì việc thẩm định, định giá để cho vay còn mang tính chủ quan.
Thứ sáu, các phương thức cho vay vẫn chưa thực sự đa dạng, chưa đáp ứng được
các nhu cầu khác nhau của DNVVN. Mặc dù có nhiều phương thức cho vay nhưng kết quả đạt được còn thấp thậm chì nhiều phương thức không được áp dụng đối với DNVVN. Chi nhánh vẫn đang tập trung vào các phương thức cho vay truyền thống, chưa có sự nghiên cứu, thực hiện các phương pháp khác.
Thứ bảy, tại Vietinbank Đống Đa, đối với cho vay DNVVN vẫn chưa có riêng
dụng thực hiện. Khi thẩm định TSBĐ, trong một số trường hợp CBTD ước tính giá trị của TSBĐ vẫn mang nhiều tính cảm quan, điều đó có thể dẫn đến rủi ro khi cho vay, đôi khi việc thẩm định khoản vay chưa tốt còn làm giảm giá trị khoản tín dụng của ngân hàng cấp cho DNVVN vì một trong những yếu tố khi xác định số tiền cho vay khách hàng là dựa trên giá trị TSBĐ tại thời điểm cho vay.
Thứ tám, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNVVN vẫn chiếm tỷ lệ rất
cao, tuy chưa vượt quá mức 3% theo quy định của NHNN nhưng cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của toàn chi nhánh.
2.3.2.2 Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
Giai đoạn 2014 - 2016 tuy nền kinh tế có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại nhưng vẫn gặp phải vô cùng khó khăn. Năm 2016 kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu đề ra; ngành nông - lâm - thuỷ sản gặp khó vì thiên tai, hại hán; ngành khai khoáng giảm sâu tác động mạnh đến mức tăng trưởng chung... Tuy nhiên, về chủ đạo, kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể.
Nguyên nhân thuộc về phía DNVVN
Việc liên kết giữa chi nhánh và DNVVN còn có rất nhiều hạn chế và nguyên nhân không chỉ xuất phát từ tâm lý của ngân hàng mà trong tại DN còn tồn tại những hạn chế:
Thứ nhất, khả năng lập dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục. Các
DNVVN do chưa có kinh nghiệm và chưa đầu tư kĩ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót, khó thuyết phục được chi nhánh vay vốn. Dự án khả thi là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của DN. Thực tế, rất ít DN lập được phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian dài một cách hợp lý, thậm chí ngay cả trong thời gian ngắn. Vì thế, các ngân hàng thường gặp khó khăn khi thẩm định và không đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án, dẫn đến hạn chế khả năng cho vay trung - dài hạn của ngân hàng.
Thứ hai, năng lực quản lý, quản trị nội bộ còn nhiều yếu kém. Đội ngũ quản lý,
lãnh đạo của các DNVVN còn nhiều hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm. Đồng thời theo một nghiên cứu cho thấy “ Trong số hơn 25% lao động có chuyên môn thì chỉ có
6% lao động có trình độ cao đẳng, đại học. Chủ doanh nghiệp có trình độ đại học cũng chỉ khoảng 2%. Điều đáng chủ ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo bài bản về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, DN chưa có ý thức phát triển các phương diện như phát triển thương hiệu, nâng cao chiến lược cạnh tranh, đầu tư cho các ứng dụng máy tính và công nghệ thông tin”.
Thứ ba, các báo cáo tài chính của DNVVN cũng không đầy đủ độ tin cậy đối với
ngân hàng. Các báo cáo này thường được chỉnh sửa trước khi đưa đến ngân hàng, ngay cả khi các báo cáo này đã được kiểm toán thì vẫn có những sai sót, sơ hở, các số liệu thường bị làm khống hoặc làm giả.
Thứ tư, một cuộc khảo sát gần đây của chi nhánh cho thấy, có khoảng 26%
DNVVN gặp vấn đề thiếu thông tin khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Rõ ràng sự thiếu hụt thông tin gây nên những khá nhiều rủi ro cho bản thân doanh nghiệp cũng như chi nhánh, là một trong những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của DN khi vay vốn. Bên cạnh đó, quá trình làm việc giữa chi nhánh và DNVVN còn rất nhiều bất cập do DN thiếu hiểu biết về thủ tục cho vay của chi nhánh. Đồng thời, do một số DN thiếu kinh nghiệm nên thường xuyên phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, điều kiện vay vốn của ngân hàng còn khá chặt chẽ, chưa thật sự thông
thoáng với loại hình DNVVN. Do chủ trương của Vietinbank là mở rộng tín dụng cả về chiều rộng và chiều sâu, tăng doanh số cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng, gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro nên rất hạn chế khi cho vay mà không có TSBĐ. Hơn nữa do hạn chế về nguồn vốn đồng thời hạn chế rủi ro cho chi nhánh vẫn dành vốn cho DN lớn, truyền thống, có uy tín cao. Thực tế có thể nhận thấy trong giai đoạn 2014 - 2016 việc cho vay DNVVN của Vietinbank - chi nhánh Đống Đa chỉ có 1,5% dư nợ cấp cho DNVVN là không có TSBĐ. Đối với DNVVN, tài sản có thể đem thế chấp để nhận được khoản vay là rất hạn chế và giá trị không quá cao, đa số tài sản thế chấp của DNVVN là máy móc, dây chuyền công nghệ. Mà đặc trưng của máy móc, dây chuyền công nghệ tại các DNVVN Việt Nam chưa tiên tiến, đôi khi còn lạc hậu, chưa có sự cạnh tranh cao như của các DN lớn. Thêm vào đó vì điều kiện vay vốn khá chặt sẽ, sự cẩn trọng của ngân hàng khi cho vay dựa trên đánh giá phương án sản xuất
kinh doanh và sự biến động của thị trường nên các DNVVN chủ yếu vẫn chỉ được tiếp nhận khoản vay dưới hình thức ngắn hạn, cụ thể tại Vietinbank chi nhánh Đống Đa trong giai đoạn 2014 - 2016 cho vay ngắn hạn chiếm đến trên 65% trong tổng dư nợ cấp cho khách hàng.
Thứ hai, ngân hàng quan tâm tới mở rộng cho vay đối với DNVVN nhưng lại
chưa xây dựng được chính sách tín dụng phù hợp với DNVVN. Chính sách khách hàng của ngân hàng bao gồm chính sách tiếp thị, phân loại khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Ve các phương thức cho vay, chi nhánh đã đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tích cực trong hoạt động tiếp thị tới khách hàng nhưng chưa thực sự hiệu quả, chưa nắm bắt được những nhu cầu khác nhau, chưa chú trọng vào việc đa dạng hóa các phương thức cho vay. Hiện nay, Vietinbank Đống Đa mới chủ yếu cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng.
Thứ ba, chi nhánh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về DNVVN. Thông
tin trong hoạt động thẩm định các khoản vay là cực kì cần thiết. Để có được thông tin, ngoài những thông tin do DN cung cấp, CBTD còn phải thu thập thêm thông tin liên quan đến DN từ các kênh trung gian như Hiệp hội nghề nghiệp, Cơ quan Thuế, Trung tâm cung cấp thông tin và phòng nghừa rủi ro tín dụng (CIC). Tuy nhiên việc nhận và sử dụng thông tin này còn khá nhiều bất cập vì sự thiếu chính xác, thiếu sự cập nhật và chưa thực sự xâu sát với thực trạng của DN, chưa phản ánh chính xác, đầy đủ mối quan hệ tín dụng giữa DN và các NH tại thời điểm NH thẩm định hồ sơ vay vốn.
Ngoài ra, chi nhánh cũng chưa xây dựng được quy trình cũng như bộ phận chuyên thu thập và xử lý thông tin. Do đó các thông tin về DN, thông tin nội bộ, các thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh, chính sách kinh tế vĩ mô chưa được cập nhật kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác thẩm định và mở rộng.
Thứ tư, quy trình thủ tục cho vay được đánh giá là khá chặt chẽ nhưng trong một
vài khâu còn khá rườm rà, phức tạp và mất thời gian, đôi khi nhu cầu vốn của khách hàng không được đáp ứng kịp thời. Thêm vào đó, ngân hàng chỉ áp dụng một quy trình cho vay chung cho toàn bộ các loại hình doanh nghiệp, món vay lớn món vay nhỏ, điều đó chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN. Theo một khảo sát gần đây của Vietinbank về mức độ hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, kết quả cho thấy thủ tục cho vay của ngân hàng Vietinbank rất phức tạp, rườm rà, thời gian thẩm định, giải ngân chưa nhanh nên đôi khi khiến các DN bị thiếu
vốn , chờ vốn lâu hơn so với dự định, dễ làm mất đi cơ hội kinh doanh và gây tâm lý không tốt cho khách hàng.
Thứ năm, đội ngũ CBTD đã được đào tạo với chất lượng tốt và trình độ chuyên
môn cao tuy nhiên cán bộ tín dụng phòng Khách hàng DNVVN đều còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ khách hàng cũng như trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp. Một số cán bộ còn tương đối cứng nhắc, ngai đi xuống cơ sở để kiểm tra, giám sát thực trạng của TSBĐ, của việc sử dụng tiền vay của khách hàng.
Ket luận chương 2
Nôi dung chương 2 khóa luận trình bày về thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa. Với những kiến thức đã tìm hiểu trong quá trình thực tập tại chi nhánh, em đã phân tích, làm rõ những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh trong việc mở rộng cho vay với DNVVN. Đây là một tiền đề quan trọng có thể đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa nhằm đạt được những mục tiêu về lợi nhuận cũng như thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.
Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 3.1. Định hướng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.1.1. Định hướng trong cho vay ngân hàng
DNVVN ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Số lượng DNVVN tại Việt Nam tăng mạnh vào năm 2016
- Phân tán rủi ro: Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của các tổ chức
tín dụng cả về số lượng lẫn quy mô thì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro là rất cao. Việc tập trung chỉ cho vay vào một nhóm doanh nghiệp mặc dù tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả quản lý nhưng đem lại những nguy cơ mất vốn cho ngân hàng khi doanh nghiệp này gặp khó khăn, thậm chí phá sản. Chính vì vậy, việc phân tán rủi ro là một điều quan trọng, hạn chế và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
- Làm tăng doanh thu và lợi nhuận từ lãi vay: Trên thị trường hiện nay, ngân
hàng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt không chỉ từ các ngân hàng trong nước mà còn có cả các ngân hàng nước ngoài đạt tại Việt Nam. Ngân hàng phải nắm lấy cơ hội trong tay để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận, có thể đứng vững trên trường quốc tế. Hiện nay các ngân hàng thương mại trong nước đã và đang có những đổi mới căn bản về đối tượng khách hàng chiến lược. DNVVN hiện đang là đối tượng khách hàng quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại. Thậm chí khả năng tiếp cận vốn của khối DN này ngày càng tăng vì điều kiện để các ngân hàng và doanh nghiệp gặp nhau ngày càng thuận lợi và đây là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng đối với ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng nâng cao trình độ của nhân viên, cán bộ tín dụng: Trình độ kiến
thức, sự chuyên nghiệp và thái độ của một cán bộ tín dụng là điều cần thiết để ngân hàng có thể mở rộng quy mô và chất lượng khách hàng. Ngân hàng cần tập trung đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng để có thể phát triển khách hàng.
3.1.2. Định hướng cho vay của chi nhánh
Mục tiêu của bất kì ngân hàng cũng là làm tăng thị phần của ngân hàng và ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Đống Đa là một hạt nhân trong hệ thống ngân