thôn Việt Nam - chi nhánh Láng Hạ giai đoạn 2010 - 2012.
2.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
a.
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ XNK theo phương thức TDCT.
Nguyễn Thị Quỳnh Lớp TTQTC - K12
Trong kinh doanh thì khách hàng là nhân tố quyết định thành công của doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Tại chi nhánh Láng Hạ, nhìn chung số lượng khách hàng những năm gần đây khá ổn định, tập trung vào một số khách hàng lớn. Năm 2011 lượng khách hàng và tỷ lệ tài trợ có xu hướng giảm nhẹ từ 95 xuống còn 91 khách hàng, nhưng đến năm 2012 thì lại có sự tăng trở lại. So với các chi nhánh khác trong hệ thống thì số lượng khách hàng của chi nhánh vẫn ở mức cao.
Bi ểu đồ 2.2. Số lượng khách hàng S ử dụng dịch vụ tài trợ XNK theo phương thức TDCT tại chi nhánh Láng Hạ 2010 - 2012
Đơn vị: Số khách hàng
H SÔ khách hang dιro,c tái trọ' H sô khách hàng thanh toán qua chi nhánh
(Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ)
B ả ng 2.4. Doanh số TTQT của 5 khách hàng lớn tại chi nhánh Láng Hạ năm 2012.
Năm L/C Nhập L/C Xuất Tổng doanh số thanh toán Mức (Tr USD) Tỷ lệ % Nguyễn Thị Quỳnh Lớp TTQTC - K12 TM DV NHNo 5.344 - - 5.344
(Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ)
Từ Bảng 2.4 cho thấy, doanh số TTQT của 5 khách hàng lớn năm 2012 là 675.523,2 nghìn USD, tức là chiếm tỷ trọng tới 90,25% tổng doanh thu TTQT trong
năm tại chi nhánh. Các khách hàng này chủ yếu thực hiện TTQT theo phương thức L/C chiếm tỷ trọng tới 84,4%, trong khi đó phương thức nhờ thu hầu như không được các doanh nghiệp này sử dụng. Đây hầu như là doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả trong các lĩnh vực độc quyền (như xăng dầu, dược phẩm, hóa chất, nguyên liệu thuốc lá), những lĩnh vực công nghệ cao như các doanh nghiệp XNK máy móc, thiết bị phụ tùng,...
b.
Số lượng điểm giao dịch và quan hệ đại lý
Ngoài trụ sở chính, chi nhánh Láng Hạ hiện nay là chi nhánh cấp I, bao gồm 9 phòng Giao dịch trực thuộc và 2 chi nhánh cấp II. Chi nhánh cũng có quan hệ với nhiều ngân hàng trong và ngoài nước như là Vietcombank, Sacombank, ... Hơn nữa, trên toàn hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam số chi nhánh và phòng giao dịch lên tới gần 2300, với chi nhánh tại Lào và Campuchia, có quan hệ đại lý với 1043 ngân hàng tại 93 quốc gia. Điều này tạo điều kiện để chi nhánh thực hiện các dịch vụ tài trợ XNK nhanh chóng, tiện lợi, mang lại lợi ích cho khách hàng và mở rộng hoạt động thanh toán XNK cho chi nhánh.
c.
Doanh số hoạt động tài trợ XNK bằng phương thức TDCT.
❖ Doanh số thanh toán theo phương thức TDCT tại chi nhánh.
B ả ng 2.5. Doanh số thanh toán theo phương thức L/C tại CN Láng Hạ từ 2010 - 2012
3 4 6 2011 751, 4 0 751, 4 83,1 6 -249,9 24, 9 2012 933, 3 0,71 4 934,01 4 82,1 4 181,9 24, 2 Nguyễn Thị Quỳnh Lớp TTQTC - K12
thanh toán L/C, so với doanh số L/C xuất khẩu chủ bằng khoảng từ 0,02% tới 0,08%, thậm chí không phát sinh các khoản thanh toán L/C xuất khẩu vào năm 2011.
So với năm 2010, năm 2011 doanh số thanh toán L/C của chi nhánh Láng Hạ giảm 249,9 triệu USD, tương ứng giảm 24,9%, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng thanh doanh số thanh toán quốc tế của phương thức thanh toán L/C lại tăng nhẹ. Điều này cho thấy sự giảm của toàn bộ hoạt động thanh toán xuất nhập của chi nhánh do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế vào năm 2011. Tới năm 2012, do kinh tế có những dấu hiệu phục hồi, ổn định hơn, doanh số thanh toán L/C của chi nhánh tăng 181,9 triệu USD, tương ứng tăng 24,2% so với 2011, đây là một dấu hiệu phục hồi lạc quan có thể thấy vào năm 2012.
❖ Doanh số cho vay thanh toán L/C
Bi ểu đồ 2.3: Doanh số cho vay thanh toán L/C tại chi nhánh Láng Hạ từ 2010-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ)
Doanh số cho vay thanh toán L/C có xu hướng tăng trưởng từ 2010-2012, cụ thể năm 2011 doanh số cho vay thanh toán L/C tăng 969,6 tỷ, tương đương 14% so với 2010, sang năm 2012 thì tốc độ tăng trưởng giảm đi chỉ còn 4,7% tức là tăng 368 tỷ đồng. Tốc độ tăng này có cùng chiều đối với tỷ lệ doanh số cho vay thanh toán L/C trên doanh số thanh toán L/C của chi nhánh.
❖ Doanh số cho vay bắt buộc
Khi đồng ý phát hành L/C cho nhà NK, thì Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam cũng như chi nhánh Láng Hạ đã tiến hành thẩm định và có những đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc cho vay bắt buộc khi nhà NK không đủ khả năng thanh toán hầu như không có tại chi nhánh Láng Hạ. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như khách hàng cố tình không muốn nhận hàng thì chi nhánh vẫn phải cho vay bắt buộc và ghi nợ vào tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
❖ Chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ
Điều kiện để được chiết khấu chứng từ tại ngân hàng Ngân hàng NNo&PTNT
N Đối với hình thức chiết khấu miễn truy đòi:
- L/C đã được Ngân hàng NNo&PTNT xác nhận
- Chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều kiện, điều khoản L/C
S Đối với hình thức chiết khấu có truy đòi:
- Ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín
- Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam - Quý khách hàng có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại Ngân hàng
NNo&PTNT, uy tín, hoạt động kinh doanh tốt, tài chính lành mạnh.
Tất cả những bộ chứng từ L/C xuất được Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam tiếp nhận để thanh toán đều có thể được chiết khấu tại bất cứ chi nhánh nào của hệ thống ngân hàng theo nguyện vọng của khách hàng do yêu cầu đầu tiên của những bộ chứng từ này là L/C có quy định do chiết khấu. Ngay sau khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ giao hành thì có thể thực hiện chiết khấu bộ chứng từ. Hoạt động này tại chi nhánh Láng Hạ hầu như không diễn ra do thực tế, các doanh nghiệp không tin tưởng vào uy tín của ngân hàng, doanh số L/C xuất của chi nhánh từ 2010 - 2012 quá thấp, dẫn tới doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất của chi nhánh có con số càng nhỏ hơn.
❖ Chấp nhận hối phiếu kỳ hạn theo L/C.
Chấp nhận hối phiếu kỳ hạn theo L/C trả chậm cũng được coi là một cách tài trợ của chi nhánh đối với doanh nghiệp XNK. Hiện nay, ở chi nhánh Láng Hạ số lượng hối phiếu được ký chấp nhận chiếm khoảng 30% so với số lượng phát hành L/C trả chậm.
❖ Phát hành L/C đặc biệt
Do trình độ nghiệp vụ về hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, cũng như do mới phát triển dịch vụ tài trợ XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ của các NHTM nói chung và tại chi nhánh Láng Hạ, nên hầu như hiếm gặp các loại L/C đặc biệt được tài trợ tại chi nhánh. Theo số liệu các báo cáo tại chi nhánh cho thấy, hàng năm, chi nhánh chỉ phát hành được từ 3 tới 4 L/C điều khoản đỏ để tài trợ cho các doanh nghiệp XNK lớn, ngoài ra thì không còn loại L/C đặc biệt nào được phát hành. Đây là một trong những hạn chế trong hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng.
❖ Ký hậu vận đơn
Điều kiện để được Ngân hàng NNo&PTNT ký hậu vận đơn, phát hành bảo lãnh nhận hàng:
- Phải ký quỹ 100% giá trị phải thanh toán của lô hàng xin bảo lãnh hoặc ủy quyền cho ngân hàng phong tỏ số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi để chờ thanh toán, hoặc lập thủ tục nợ vay, kế ước nhận nợ nếu đã có hợp đồng tín dụng (để trống ngày nhận nợ)
- Xuất trình 01 bản vận đơn gốc do người xuất khẩu gửi trực tiếp, thông báo nhận hàng của hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để ngân hàng ký hậu vận đơn hoặc phát hành thư ủy quyền nhận hàng, nếu là vận đơn hàng không thì ghi người nhận là Ngân hàng NNo&PTNT
- Đơn yêu cầu ngân hàng phát hành bảo nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn theo mẫu của ngân hàng
Để phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ phát hành L/C, thì hầu hết các NHTM cũng như Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ luôn yêu cầu vận đơn được ký phát theo lệnh của NHPH nhằm kiểm soát hàng hóa cho tới khi người NK thanh toán. Khi nhà NK thanh toán xong nghĩa vụ của mình, thì chi nhánh sẽ ký hậu vận đơn để khách hàng đi nhận hàng và hoàn toàn không thu phí dịch vụ này. Đây là nghiệp vụ phổ biến tại chi nhánh, chiếm đến khoảng 95% số món L/C phát hành trong những năm gần đây. Xu hướng biến động của số món và doanh số ký hậu vận đơn đồng chiều với xu hướng biến động của số món và doanh số L/C phát hành.
Bi ểu đồ 2.4. Số món và doanh số ký hậu vận đơn tại chi nhánh Láng Hạ từ 2010 - 2012
2010 2011 2012
Thu nhập lãi từ hoạt động tài trợ XNK
bằng thanh toán L/C 826,4 728,3 9 1,459,
Thu nhập lãi thuần 99.830,3 115.960,
8 7 119.231,
Tỷ lệ thu nhập từ thanh toán L/C trên
thu nhập lãi thuần (%) 0,83 0,63 1,22
■Doanh số ký hậu B/L (Đơn vị: Triệu USD)
■Số món ký hậu B/L (Đơn vị: Số món)
(Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ)
❖ Phát hành bả o lãnh nhận hàng
Khi hàng hóa đến trước bộ chứng từ, doanh nghiệp NK muốn nhận hàng ngay để kịp thời sản xuất kinh doanh, tránh các chi phí lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa,... thì doanh nghiệp NK thường tới ngân hàng để ngân hàng phát hành bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp có thể nhận hàng. Thông thường, thì việc chứng từ tới sau hàng hóa ít xảy ra, do vậy, nghiệp vụ này không phổ biến tại chi nhánh, nó chỉ chiếm khoảng 5% số món thanh toán theo phương thức TDCT tại chi nhánh
d. Thị phần trong tài trợ XNK bằng phương thức TDCT
❖ Thị phần tài trợ theo phương thức TDCT so với tổng doanh số tài trợ.
Tại chi nhánh Láng Hạ, hoạt động tài trợ XNK được thực hiện thông qua 3 hình thức: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Xét trong doanh số tài trợ thanh toán quốc tế, phương thức L/C chiếm tỷ trọng ngày càng cao và tương đối ổn định, từ 2010 tới 2012 duy trì ở mức 82 đến 83%. Mặc dù năm 2011, doanh số tài trợ thanh toán L/C giảm 249 triệu USD so với 2010, nhưng tỷ trọng doanh số tài trợ bằng L/C lại tăng lên. Tuy nhiên, tới năm 2012, con số này lại giảm xuống thấp hơn 2011, ở mức 82,14%.
❖ Thị phần tài trợ theo phương thức TDCT của chi nhánh Láng Hạ so với toàn hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam
Nguyễn Thị Quỳnh Lớp TTQTC - K12
So sánh doanh số tài theo phương L/C giữa chi nhánh Láng Hạ với toàn hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT thì doanh số tài trợ L/C qua chi nhánh Láng Hạ thường chiếm tỷ trọng xấp xỉ trên dưới 10% tổng doanh số tài trợ L/C toàn hệ thống, đặc biệt năm 2012 tỷ trọng này tăng lên tới trên 15%. Rõ ràng, hoạt động tài trợ XNK theo phương thức L/C giữ vai trò rất quan trọng trong thanh toán L/C của toàn hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam toàn hệ thống những năm qua.
e. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tài trợ XNK theo phương thức TDCT tại chi nhánh Láng Hạ
Số liệu qua các năm cho thấy tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tài trợ XNK bằng phương thức thanh toán TDCT tại chi nhánh còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh. Tuy nhiên, từ 2010 tới 2012 thì tỷ trọng này cũng tăng lên đáng kể, điều này cho thấy sự mở rộng dần hoạt động tài trợ XNK bằng phương thức L/C tại chi nhánh.
B ả ng 2.6. Thu nhập lãi từ hoạt động tài trợ XNK bằ ng phương thức thanh toán L/C tại chi nhánh Láng Hạ
Sự hài lòng của khách hàng tùy thuộc vào hiệu quả hay lợi ích của sản phẩm dịch vụ mang lại so với những gì mà họ đang kỳ vọng. Khách hàng có thể có những cấp độ hài lòng khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố:
- Chất lượng dịch vụ: dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng càng tốt thì sự hài lòng của khách hàng càng cao, khách hàng sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của mình. Tại chi nhánh Láng Hạ, hầu hết các khách hàng tới giao dịch, và sử dụng dịch vụ đều cho đánh giá tốt về chất lượng của dịch vụ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá cả và thái độ phục vụ.
- Giá cả dịch vụ: khách hàng sẽ hài lòng về dịch vụ được cung ứng khi mức giá mà khách hàng trả cho dịch vụ tương xứng với kỳ vọng mà khách hàng mong muốn có. Điều này được cho thấy ở biểu phí dịch vụ khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác của Ngân hàng NNo&PTNT VN cũng như chi nhánh Láng Hạ.
- Việc duy trì khách hàng: để mở rộng mạng lưới khách hàng thì trước tiên, ngân hàng phải duy trì và tạo lòng trung thành nơi khách hàng của mình. Số liệu hiện tại cho thấy, các khách hàng đã sử dụng dịch vụ tài trợ XNK của chi nhánh đều sử dụng liên tiếp trong các năm, cho thấy sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của chi nhánh.
b. Uy tín của ngân hàng
Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của mỗi ngân hàng được xây dựng, hình thành trong cả một quá trình lâu dài. Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước với tổng tài sản lớn nhất Việt Nam, được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong tất cả các hoạt động ngân hàng bao gồm cả hoạt động tài trợ XNK. Tuy nhiên, so với Ngân hàng Ngoại thương, một ngân hàng chuyên sâu trong lĩnh vực XNK, thì uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp cũng như chi nhánh Láng Hạ còn chưa có uy tín cao đối với các bạn hàng ngoài nước. Điều này thể hiện ở việc L/C xuất tại chi nhánh còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với L/C nhập.
c. Năng lực cạnh tranh của chi nhánh trong cung cấp dịch vụ
Năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh, để giành thắng lợi trong quá trình cung cấp sản phẩm cạnh tranh với các ngân hàng khác, thể hiện thông qua các nhóm chỉ tiêu như: năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ ngân hàng, năng lực tài chính, chất
lượng sản phẩm, hệ thống phân phối,... Qua các báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh Láng Hạ cho thấy được khả năng cạnh tranh khá tốt trong lĩnh vực tài trợ nhập khẩu theo phương thức TDCT thông qua các con số tăng trưởng hàng năm và sự phát triển đa dạng hơn các hình thức tài trợ XNK theo phương thức TDCT, từ những nghiệp vụ đơn giản cho tới phức tạp hơn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu, thì chi nhánh có năng lực cạnh tranh khá thấp, điều này ảnh hưởng lớn tới hoạt động mở rộng tài trợ XNK của ngân hàng.
d. Sự đa dạng của các sản phẩm, dích vụ tài trợ theo phương thức TDCT
Hiện nay, chi nhánh Láng Hạ thực hiện một số sản phẩm, dịch vụ tài trợ