Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ khoá luận tốt nghiệp 052 (Trang 59)

Thứ nhất, sự tăng trưởng ổn định của các doanh số tài trợ XNK theo phương thức TDCT.

Đối mặt với ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế từ cuối 2010, các hoạt động của nền kinh tế hầu như rơi vào trạng thái khủng hoảng, nhưng chi nhánh Láng Hạ vẫn duy trì được các doanh số tài trợ XNK theo phương thức TDCT ở mức chấp nhận được với sự giảm nhẹ vào năm 2011 và phục hồi vào năm 2012. Điều này thể hiện thông qua các doanh số tài trợ như doanh số phát hành L/C, doanh số thanh toán L/C, doanh số ký hậu vận đơn,... Hơn nữa, do quy trình nghiệp vụ chặt chẽ và

tuân thủ các quy định, nguyên tắc quốc tế cũng như trong nước và của hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT nên doanh số cho vay bắt buộc của chi nhánh ở mức rất thấp, chỉ tiêu dư nợ quá hạn tài trợ XNK trung bình ở mức 1% nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn tín dụng.

Thứ hai, duy trì và ngày càng mở rông số lượng khách hàng được tài trợ theo phương thức TDCT.

Qua thời gian phát triển, chi nhánh Láng Hạ ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Từ chỗ phần đông khách hàng có giao dịch về nội tệ, đến nay, chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch trong hoạt động TTQT, đặc biệt là sử dụng phương thức thanh toán L/C. Bắt đầu từ những khách hàng nhỏ, với những giao dịch với giá trị còn thấp, tới nay, uy tín và chất lượng của các hoạt động thanh toán L/C của chi nhánh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp XNK có quy mô giao dịch lớn, đa dạng. Chi nhánh có những khách hàng lớn như Tập đoàn Petrolimex, Tập đoàn FPT,.. .là những khách hàng trung thành và có giá trị giao dịch cao. Điều này bắt nguồn từ việc chi nhánh có chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, mức phí cạnh tranh và thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ nhiệt tình, thân thiện.

Thứ ba, thị phần trong tài trợ XNK bằng phương thức TDCT có xu hướng tăng lên. Đạt được tỷ trọng 15% doanh số tài trợ theo phương thức TDCT trên toàn hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT vào năm 2012, là một thành tựu đáng kể của chi nhánh Láng Hạ, cho thấy sự mở rộng hoạt động tài trợ XNK của chi nhánh qua những năm gần đây.

Thứ tư, khách hàng ngày càng hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ tài trợ XNK theo phương thức TDCT mà chi nhánh cung cấp.

Để đạt được những thành tựu đáng kể như trên thì phải kể đến một số nguyên nhân:

Thứ nhất, phương hướng kinh doanh cụ thể: Năm 2012, trước tình hình kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế năm 2011, Phòng kinh doanh ngoại hối nói riêng và Chi nhánh Láng Hạ nói chung vẫn xây dựng được kế hoạch linh hoạt trong từng giai đoạn cụ thể, xác định được phương hướng kinh doanh thích hợp,

Nguyễn Thị Quỳnh Lớp TTQTC - K12

ứng phó kịp thời với những diễn biến của thị trường nhằm phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán hàng hóa nhập khẩu.

Thứ hai, áp dụng công nghệ mới trong thanh toán, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế. Việc ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh đã triển khai áp dụng hệ thống thanh toán SWIFT đã tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn đối với các NHTM trên cùng địa bàn, hơn nữa, việc ứng dụng ngày càng rộng rãi và đồng bộ công nghệ thông tin đã góp phần đưa hoạt động TTQT nhanh chóng trở thành một hoạt động chính của chi nhánh.

Thứ ba, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên của chi nhánh cũng như sự quản lý của ban lãnh đạo, định hướng cho hoạt động tài trợ XNK theo phương thức tín dụng chứng từ.

Thứ tư, mức phí cạnh tranh. So với mức phí dịch vụ của Vietcombank - ngân hàng đi đầu về các dịch vụ thanh toán quốc tế cũng như thanh toán bằng L/C thì Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam áp dụng mức phí khá tương đương, tạo được sự cạnh tranh.

Bảng 2.7. Bi ểu phí so sánh một số dịch vụ thanh toán L/C của Ngân hàng NNo&PTNT VN và Ngân hàng ngoại thương VN năm 2012.

đối ứng

L/C Ký quỹ dưới 100%

Tối thiểu 50USD, Tối đa 500USD

^Toι thιeu 50USD Tối đa 2000USD

+ Phần trị giá L/C được ký quỹ 0,05% trên phần trị giá LC được ký quỹ 0,05% trên phần trị giá LC được ký quỹ + Phần trị giá L/C miễn ký quỹ hoặc được bảo đảm bằng hình thức thức khác

0,05%/tháng trên phần trị giá L/C không được ký quỹ.

0,05%/tháng trên phần trị giá L/C không được ký quỹ.

Số liệu hàng năm cho thấy, tại chi nhánh gần như 99% các khoản thanh toán L/C thuộc về thanh toán L/C nhập khẩu, năm 2011 không có khoản thanh toán L/C xuất nào tại chi nhánh Láng Hạ. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân chi nhánh Láng Hạ chưa có uy tín đối với khách hàng và các ngân hàng nước ngoài, họ thực hiện mở L/C nhập tại chi nhánh, nhưng khi xuất khẩu, họ lại chọn một ngân hàng khác tham gia thanh toán cho lô hàng của họ. Sự chênh lệch này làm cho chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản L/C nhập do thiếu ngoại tệ vốn đã khó huy động được từ các khách hàng gửi tiền.

Thứ hai, sự thiếu đa dạng trong các sản phẩm dịch vụ tài trợ XNK theo phương thức TDCT.

Chi nhánh Láng Hạ chỉ phát hành một loại L/C đặc biệt duy nhất đó là L/C điều khoản đỏ, là loại L/C đặc biệt đơn giản nhất với số lượng còn rất thấp. Điều này bắt nguồn từ sự thiếu kinh nghiệp cũng như kiến thức về các loại L/C đặc biệt của doanh nghiệp XNK Việt Nam, cũng như của các cán bộ công nhân viên ngân hàng.

Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ tại chi nhánh cũng hầu như không diễn ra do không có các khoản tài trợ L/C xuất. Như vây, sự mất cân đối giữa thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu cũng dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các hình thức tài trợ xuất khẩu và các hình thức tài trợ nhập khẩu.

Thứ ba, sự đa dạng về khách hàng

Đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh tập trung vào một nhóm khách hàng truyền thống, đa số là các doanh nghiệp nhà nước với các giao dịch có giá trị lớn. Chi nhánh thiếu những khách hàng vừa và nhỏ ngoài quốc doanh để đa dạng cơ cấu khách hàng và tăng số lượng khách hàng giao dịch.

Thứ tư, sự mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức tín dụng chứng từ chưa tương xứng với tiềm năng, tiềm lực của chi nhánh.

Là chi nhánh cấp I, với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo và tiềm lực tài chính sẵn có, nhưng chi nhánh chưa tận dụng được tối đa khả năng mở rộng hoạt động tài trợ XNK bằng phương thức TDCT, thể hiện ở số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài trợ của chi nhánh, cũng như số các món tài trợ.

2.3.3 Nguyên nhân

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan.

a.

Tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng.

Chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công, năm 2011, Việt Nam cũng bị hãng Standard & Poors (S&P) hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội tệ từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng "tiêu cực" đối với các mức tín nhiệm nợ của Việt Nam. Tới năm 2012 tiếp tục là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan.

Đối với Việt Nam, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm). So với tháng 12 năm 2011: chỉ số CPI 9 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 5%, tỷ giá hối đoái ít thay đổi, thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm, cán cân thanh toán quốc tế trong 9 tháng ước thặng dư khoảng 8 tỷ USD.

Đối với ngành ngân hàng, năm 2012 là một năm “xuống dốc” của ngành. Ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, hệ thống thanh khoản được đảm bảo... thì bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận giảm sút, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn, nhân viên nhiều ngân hàng mất việc, cắt giảm lương, thưởng, nhiều cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý,.

c.

Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của NHNN

Năm 2011, 2012 để vượt qua những khó khăn của nền kinh tế, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ rõ ràng về mục tiêu đó là: điều hành chủ động, chặt chẽ và linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, trong đó điều hành lãi suất theo hướng giảm dần với mục tiêu 9-10%/năm vào cuối năm 2012 và trung bình mỗi quý giảm 1%/năm; giữ tỷ giá ổn định, củng cố niềm tin vào đồng tiền Việt Nam; và tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý tổng thể nợ xấu, đảm bảo giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, chính sách tiền tệ “thắt chặt”, thu hẹp hoạt động ngoại hối, đồng thời các chính sách quản lý NK cũng như chính sách thuế NK, XK,....chưa hoàn thiện có ảnh hưởng lớn tới dịch vụ TTQT của ngân hàng. Hơn nữa, hoạt động tài trợ XNK của các NHTM gặp rất nhiều rủi ro cần có sự quan tâm, hỗ trợ của NHNN.

d.

Sự cạnh tranh của các ngân hàng

Theo thống kê, thì hiện nay Việt Nam có 1 Ngân hàng chính sách, 1 Ngân hàng Phát triển, 5 Ngân hàng thương mại nhà nước, 37 Ngân hàng thương mại cổ phần, 54 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 5 Ngân hàng liên doanh, 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 31 công ty tài chính và tài chính cho thuê, gần 1100 quỹ tín dụng,...Với số lượng đông đảo các ngân hàng, mà hầu hết đều cung cấp dịch vụ TTQT (chủ yếu là thanh toán L/C) thì môi trường cạnh tranh là khá khó khăn cho các ngân hàng, cũng như cho Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ. Hơn nữa, việc Việt Nam hội nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài nhảy vào cạnh tranh trong nước với các dịch vụ và công nghệ hiện đại, chất lượng cao, thì chi nhánh Láng hạ cũng như hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, đối mặt với thách thức đòi hỏi phải có sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên, và ban giám đốc.

e.

Doanh nghiệp XNK Việt Nam còn hạn chế hiểu biết về hoạt động XNK. Hầu hết, các doanh nghiệp XNK Việt Nam có trình độ nghiệp vụ ngoại thương còn hạn chế trong việc áp dụng các tập quán quốc tế cũng như tập quán các quốc gia về XNK. Theo thống kê hiện tại thì hiện nay có khoảng 70% giám đốc các

doanh nghiệp XNK chưa qua đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương. Do đó, các doanh nghiệp thường ký kết các hợp đồng với các điều khoản theo tập quán trước đó, mà không phải dựa trên tình hình thị trường hiện tại cũng như các điều khoản có lợi cho doanh nghiệp nhất. Điều này, có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp và cũng gặp nhiều khó khăn khi có tranh chấp xảy ra.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

a. Thiếu vốn để thực hiện tài trợ XNK cho khách hàng.

Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động, đồng thời lại giảm liên tục từ 2010 là 28%, giảm xuống còn 22% năm 2011, và 20% năm 2012. Điều này bắt nguồn từ sự khủng hoảng của nền kinh tế cũng như chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, gây ra việc thiếu ngoại tệ để phục vụ hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại chi

Hơn nữa, sự chênh lệch doanh số giữa các sản phẩm tài trợ nhập khẩu và các sản phẩm tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh lại làm tăng sự thiếu nguồn vốn tài trợ đáp ứng hoạt động tài trợ XNK.

b.

Sự hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế nói chung và theo phương thức TDCT nói riêng liên quan tới các quốc gia khác nhau với những phong tục tập quán, luật pháp khác nhau, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền chính trị thế giới cũng như nền chính trị của các quốc gia liên quan, do đó, mức độ phức tạp về nghiệp vụ

là vô cùng khó khăn. Điều này đòi hỏi các nhân viên ngân hàng phải có trình độ kiến thức về mảng tài trợ XNK này cũng như có những kinh nghiệm thực tế sau nhiều năm làm việc, đồng thời phải nhạy bén trước những thay đổi của nền kinh tế, chính trị trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tại chi nhánh Láng Hạ, đa số cán bộ nhân viên tuổi đời còn trẻ, dù chi nhánh luôn tạo điều kiện để nâng cao kiến thức về nghĩa vụ cho nhân viên, song đôi khi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của khách hàng.

c.

Hoạt động marketing quảng bá sản phẩm,các chính sách thu hút khách hàng chưa đạt được hiệu quả cao.

Là chi nhánh cấp I, với đội ngũ Phòng kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế gồm 12 nhân viên cùng với sự trang bị đầy đủ của chi nhánh về mọi mặt, thì số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ XNK trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh. Những khách hàng hiện nay hầu hết là những khách hàng truyền thống, khi có nhu cầu họ tự tìm đến chi nhánh để giao dịch. Điều này cho thấy chính sách marketing quảng bá sản phẩm và các chính sách thu hút khách hàng của chi nhánh chưa hiệu quả, rất nhiều khách hàng tiềm năng chưa được chi nhánh quan tâm đúng mức, chi nhánh còn chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng.

Các chính sách khách hàng còn đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Ví dụ, tỷ lệ ký quỹ yêu cầu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ký hậu B/L hay bảo lãnh nhận hàng là 100% giá trị L/C, điều này dẫn tới sự an toàn trong hoạt động cho ngân hàng nhưng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Do đó, chưa thu hút được các doanh nghiêp vừa và nhỏ.

Chính sách thu hút khách hàng như ưu đãi mức phí, các sản phẩm khuyến mại đi kèm,.. .còn chưa được áp dụng nhiều tại chi nhánh.

d.

Hệ thống ngân hàng đại lý nước ngoài của chi nhánh nhiều nhưng chất lượng không cao.

Con số đại lý ngân hàng nước ngoài của hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT lên tới 1043 ngân hàng, tại hơn 90 quốc gia, nhưng tại chi nhánh Láng Hạ cũng như

toàn hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT thì doanh số các sản phẩm tài trợ xuất khẩu còn khá ít. Ngoài nguyên nhân do khách hàng chưa tin tưởng vào uy tín của ngân hàng với vai trò NHTB, NHCK, thì nguyên nhân còn bắt nguồn từ việc tài khoản tiền gửi của Ngân hàng NNo&PTNT tại các ngân hàng đại lý nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán và hạn mức tín dụng mà ngân hàng đại lý cấp cho

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ khoá luận tốt nghiệp 052 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w