CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VI MÔ TẠI NHTMCP HÀNGHẢIVIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp vi mô tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 060 (Trang 38 - 41)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆTNAM NAM

Ngân hàng Hàng Hải được thành lập từ năm 1991, sau khi pháp lệnh về Ngân hàng, HTX Tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực. Từ sáng kiến của Liên hiệp Hàng

Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông và một số đơn vị thuộc cục Hàng không, ngày 08/06/1991, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã cấp giấy phép số 0001/NH-

GP khai sinh ra Ngân hàng TMCP Hàng Hải. Sau 27 năm không ngừng phát triển, Maritime Bank hiện đã vươn tới vị trí là một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn

nhất tại Việt Nam, sau khi chính thức nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông ngày 12/8/2015, với giá trị tổng tài sản 104.311 tỷ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc.

Maritime Bank hướng tới việc xây dựng một ngân hàng giao dịch thuận tiện - tin cậy - thân thiện, được khách hàng ưu tiên lựa chọn bởi những lợi ích vượt trội từ việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng được thiết kế phù hợp, đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc, từ khách hàng cá nhân khu vực thành thị tới nông thôn, từ khách hàng doanh nghiệp nhỏ, vừa tới khách hàng doanh nghiệp lớn và các định chế tài

chính.

Ngân hàng Hàng Hải đã và đang không ngừng đầu tư nâng cấp hệ thống nền tảng

công nghệ hiện đại, cải tiến sản phẩm và chất lượng dịch vụ trên cơ sở am hiểu nhu cầu

khách hàng; chú trọng đầu tư phát triển đội ngũ, xây dựng môi trường làm việc chuyên Với tầm nhìn trở thành Ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam, Maritime Bank đã xác định sứ mệnh quan trọng là xây dựng một ngân hàng tốt đến mức ai cũng muốn tham gia và không ai muốn rời bỏ.

Dựa trên 3 thế mạnh nền tảng: tiềm lực tài chính vững mạnh, mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp và đội ngũ nhân viên thân thiện, gắn kết, chiến lược nền tảng của chúng tôi là tiếp tục phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh sẵn có để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, nhà cung cấp, cộng đồng và tập thể CBNV của Ngân hàng trong mỗi việc chúng tôi làm.

Với tầm nhìn và chiến lược nền tảng được xác định rõ ràng, Ngân hàng chúng tôi đã và đang chú trọng triển khai thực hành Bộ Giá Trị Cốt Lõi trong từng hoạt động. Đây được xem là một hành động quan trọng trên lộ trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

chuyên nghiệp, thân thiện, minh bạch và hiệu suất cao tại Maritime Bank, tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển nhanh và bền vững trong những năm sắp tới.Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của MSB

Nguồn vốn huy động từ tổ chức, dân cư 83.312.401 72.341.087 93.731.565 Cho vay khách hàng 28.019.320 35.118.872 36.212.703 Vốn chủ sở hữu 13.616.249 13.599.986 13.721.942 Nhóm chỉ tiêu chất lượng Tỷ lệ nợ xấu 2,16% 2,17% 2,22% Hệ số CAR 24,53% 23,59% 20%

Nhóm chỉ tiêu hiệu quả Tổng thu nhập từ các

hoạt động

2.493.725 3.804.553 3.247.650

Chi phí hoạt động (1.808.858) (1.897.097) (2.065.862)

Chi phí DPRR (526.835) (1.743.425) (1.017.359)

Lợi nhuận trước thuế 158.032 164.031 164.429

Nguồn 03

Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2015 của MSB giữ ở mức tương đương năm 2014, đạt 104.311 tỷ đồng. Sau thương vụ sáp nhập MDB thành công tháng 8/2015, vốn

chủ sở hữu của MSB tăng 44% so với đầu năm 2015, đạt 13.616 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2016, tổng tài sản giảm 11.2% so với đầu năm xuống 92,606 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động giảm 13% đạt 72,341 tỷ đồng, tổng cho vay khách hàng tăng 25% lên 35,118 tỷ đồng. Giải thích về sự sụt giảm nguồn vốn huy động, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của sự kiện cuối tháng 6/2016 (về việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - vợ Chủ tịch HĐQT Trần Anh Tuấn không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội vì có vấn đề trong kê khai quốc tịch và tài sản) nên số dư tiền gửi sụt giảm đáng kể. Riêng lợi nhuận trước thuế của MSB tăng 3.8% so với năm 2015 và vượt 2.5% kế hoạch

(đã điều chỉnh), đạt 164 tỷ đồng. Năm 2016 tiếp tục không chia cổ tức cho cổ đông. Với

chiến lược tập trung đầu tư mạnh vào các nền tảng cơ sở, năm 2017, MSB đã duy trì được tốc độ phát triển ổn định, hoàn thành những mục tiêu tài chính đã đề ra. Tổng tài sản đạt hơn 112 nghìn tỉ đồng, tăng 21% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 164 tỉ đồng, tương đương với năm trước đó.

Vốn chủ sở hữu luôn được duy trì ở mức cao chiếm tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn của MSB và việc cơ cấu lại tài sản, theo đó, hệ số an toàn vốn CAR các năm tuy có

giảm nhẹ nhưng đều cao hơn rất nhiều so với mức quy định 9% của NHNN. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn luôn ở mức cao là cơ sở vững chắc để MSB tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tiếp theo

Công tác quản trị rủi ro cũng được ngân hàng chú trọng, quan tâm, nợ quá hạn luôn được kiểm soát chặt chẽ, vì vậy, tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm gần đây đều ở mức thấp (dưới 3%) đảm bảo tuân thủ theo quy định về phân loại nợ của NHNN.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp vi mô tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 060 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w