Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp vi mô tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 060 (Trang 72 - 75)

NGHIỆP VI MÔ TẠI NGAN HÀNGT MCP HÀNG HAI VIỆT NAM

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Trước hết, ta xem xét nguyên nhân đến từ phía khách hàng. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cao nhưng họ chưa hội tụ đủ các yếu tổ để vay vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải:

- Không có phương án kinh doanh khả thi: khi tiến hành vay vốn các ngân hàng, khách hàng phải đưa ra phương án kinh doanh được xây dựn trên cơ sở khoa học, đầy đủ thông tin và có tính triển khai cao.

- Không có tài sản bảo đảm hoặc không muốn đưa tài sản vào để thế chấp: có nhiều doanh nghiệp vi mô không có nhiều tài sản bảo đảm bời vì họ là những doanh nghiệp nhỏ và chưa đủ nhiều tiềm lực tài chính. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp không muốn đưa tài sản vào vay vốn ngân hàng vì lý do cá nhân, hay ngại đưa vào .

- Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không lỗ lực sử dụng vốn vay hiệu quả, khách hàng thiếu thiện chí cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu, có ý hạch toán, báo cáo sai sự thật tình hình thua lỗ, lừa dối ngân hàng.

- Có nhiều khách hàng doanh nghiệp vi mô chưa bao giờ vay vốn Ngân hàng nên họ e dè, cảm thấy thủ tục phức tạp khi vay vốn ngân hàng.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường vĩ mô cũng ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

- Các luật liên quan đến hoạt động của Ngân hàng như Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng. cũng như một loạt các chính sách, quy định khác đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của các NHTM, định hướng cho các NHTM kinh doanh có hiệu quả. Tuy hệ thống các văn bản này đã được cải tiến nhiều

nhưng vẫn chưa đồng bộ và khoa học, chưa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong hoạt động thực tế của các NHTM. Giữa hai luật Ngân hàng và các luật khác có liên quan như luật hình sự, luật đất đai, luật Thuế, pháp lệnh phá sản... lại có nhiều điểm chưa đồng bộ, gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của Ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động định giá và xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ quá hạn. Cũng chính vì vậy mà tạo tâm lý dè dặt cho các NHTM nói chung và cho ngân Hàng TMCP Hàng Hải nói riêng trong việc cho vay các Doanh nghiệp vi mô, hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn NHTM của các Doanh nghiệp này.

- Hiện nay, ngành ngân hàng đang có sự cạnh tranh rất lớn. Như ở phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ, hầu như miếng bánh thị trường đã được chia hết. Vì vậy, thị trường Doanh nghiệp vi mô sẽ là miếng bánh tiếp theo được phân chia. Trong những năm vừa qua, ngoài Ngân hàng TMCP Hàng Hải ra thì còn các Ngân hàng TMCP khác như ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đang nhảy vào tranh giành thị phần này. Qua đó kiến cho việc mở rộng tín dụng Doanh nghiệp vi mô tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam gặp không ít những khó khăn.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã phân tích được về thực trang mở rộng tín dụng Doanh nghiệp vi mô tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải. Trên cơ sở phân tích, đã chỉ ra được một số thành công trong mở rộng tín dụng doanh nghiệp vi mô tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam: Thứ nhất, số lượng khách hàng tín dụng doanh nghiệp vi mô tăng qua từng năm; thứ hai, tổng dư nợ của phân khúc khách hàng doanh nghiệp vi mô ngày càng gia tăng trong giai đoạn năm 2015 đến quý 1 năm 2018.

Tuy nhiên, mở rộng tín dụng doanh nghiệp vi mô tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như: sản phẩm ngân hàng chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng; lãi suất ngân hàng thiếu cạnh tranh; các văn bản pháp lý về tín dụng doanh nghiệp vi mô chưa được hoàn thiện... Những tồn tại, hạn chế này đến từ một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, Quyết định tín dụng 126 không còn phù hợp với nhu cầu khách hàng và sự cạnh tranh trên thị trường; thứ hai, lãi suất ngân hàng Hàng Hải thiếu cạnh tranh; thứ ba, sản phẩm tín dụng doanh nghiệp vi mô chưa được chú tâm phát triển; thứ tư, RM khách hàng siêu nhỏ chưa được đãi ngộ hợp lý; thứ năm, đội ngũ RM còn trẻ và thiếu kinh nghiệm; thứ sau, nguồn tài chính cho phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ mở rộng quy mô còn hạn hẹp. Để tiếp nối những thành quả mà phân khúc khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ đã đạt được và khúc phục một số tồn tại, hạn chế, tác giả xin được phân tích chi tiết các giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp vi mô trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VIMÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCPNG HẢIVIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp vi mô tại NHTMCP hàng hải việt nam khoá luận tốt nghiệp 060 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w