Thực hiện Nghị quyết 3 khóa VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) về việc tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, ngày 01/07/1988 Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Vietinbank đã ra đời và không ngừng phát triển. Từ đó tới nay, Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng trên toàn quốc: 1 sở giao dịch, 150 chi nhánh, và hơn 1000 Phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm, 7 công ty hạch toán độc lập và là ngân hàng có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng, định chế tài chính trên khắp thế giới...chắc chắn Vietinbankse luôn giữ vững vị thế dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trên cơ sở chấp thuận của Thống Đốc NHNN tại công văn số 158/NHNN- CNH ngày 23/02/2001, chủ tịch HĐQT NHCTVN ra quyết định số 018/QĐ- HĐQT-NHCT1 ngày 27/02/2001 thành lập Chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy (nay là NHTMCPCTVN - Chi nhánh Nam Thăng Long). Trụ sở chính tại số 117A - Đường Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội.
Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, chi nhánh đã vươn lên mạnh mẽ, vượt qua nhiều khó khăn thách thức ban đầu, xử lý thành công nợ tồn đọng, cơ cấu lại bảng cân đối, mở rộng mạng lưới hoạt động với 13 PGD trên các con phố lớn, thay đổi chất lượng trong công tác quản trị, điều hành. Chi nhánh đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ: tính đến hết 31/12/2010, tài sản của chi nhánh tăng 36 lần, nguồn vốn tăng 40 lần, dự nợ tăng 20 lần so với ngày đầu thành lập, nằm trong top 20 chi nhánh hoạt động kinh doanh tốt, trong top 3 về đóng góp
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tuyệt đối (Triệu VNĐ) Số tuyệt đối (Triệu VNĐ) So với 2010 (%) Số tuyệt đối (Triệu VNĐ) So với 2011 (%) Tổng NV huy động 4.184.960,62 5.548.765,42 + 32,59 6.587.411,5 3 +18,71 Phân theo đối tượng Tiền gửi DN 2.320.932,18 1.459.387,15 -37,07 1.930.460,1 4 +32,2 8 Tiền gửi dân
cư 1.588.528,44 2.446.012,03 +53,98 52.385.025,4 -2,56 Tiền gửi khác 257.500,00 1.643.366,24 +538,2 2.271.925,9 5 +38,2 5 Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 1.188.115,51 605.619,41 -49,03 746.817,43 +23,3 1 dưới 12 tháng 2.242.529,54 4.086.301,89 +82,22 4.813.780,3 4 8 +17, Trên 12 tháng 754.315,96 856.844,05 +13,59 1.026.813,7 8 + 19,84
lợi nhuận cho hệ thống Vietinbank, không những thế đời sống của cán bộ, công nhân viên được cải thiện, phong cách, lề lối làm việc được đổi mới và chuyên nghiệp hơn.
2.1.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh Nam Thăng Long
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy NHTMCPCTVN - Chi nhánh Nam Thăng Long
Nguồn Vietinbank
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Nam Thăng Long thời gian qua (từ 2010 - 2012)
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Với mục tiêu kinh doanh được xác định rõ ràng “Tập trung tăng trưởng mạnh thị phần nguồn vốn nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng tín dụng và đầu
tư một cách an toàn, hiệu quả và bền vững”, Chi nhánh Nam Thăng Long luôn coi nguồn vốn là mặt trận ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực đấy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, vì vậy từ năm 2010 đến năm 2012 mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn, lạm phát ở mức rất cao nhưng kết quả huy động vốn của chi nhánh Nam Thăng Long vẫn tăng trưởng đều đặn, năm sau cao hơn năm trước. Kết quả huy động vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động huy động vốn của chi nhánh Nam Thăng Long 2010 — 2012
hoảng kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam: lạm phát ở mức rất cao đã phá hủy các thành quả tăng trưởng kinh tế, lãi suất tăng cao làm chậm tốc độ phục hồi, sức mua của dân cư giảm làm cho hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng rất nhanh,các doanh nghiệp điêu đứng kéo theo nợ xấu trong ngành ngân hàng tăng lên mức 10% tổng dư nợ (theo báo cáo của Thống đốc NHNN). Đây là ba năm cực kỳ khó khăn với ngành ngân hàng cả về huy động và cho vay. Tuy nhiên, tình hình huy động vốn của Vietinbank nói chung và Vietinbank Nam Thăng Long nói
riêng vẫn đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Cụ thể như sau:
- về quy mô: Năm 2010tθng nguồn vốn huy động đạt gần 4185 tỷ, đến năm 2011 quy mô đã đạt trên 5548 tỷ, tăng 1363 tỷ, nghĩa là chỉ sau 1 năm tổng nguồn vốn huy động đã tăng lên hơn một nghìn tỷ, tương ứng với mức tăng 32,59%. Đây là con số rất có ý nghĩa trong bối cảnh cuộc chạy đua huy động vốn giữa các TCTD để đảm bảo khả năng thanh khoản năm 2010 và nửa đầu 2011 là cực kỳ khốc liệt, xuất phát từ nhóm ngân hàng nhỏ, sau đó nhanh chóng lan sang rộng cho cả ngành ngân hàng và không ngoại trừ các NHTM nhà nước. Hết năm 2011, tình hình không có nhiều chuyển biến: chỉ số CPI là 18,58%, kiềm chế lạm phát trở thành mục tiêu hàng đầu của NHNN, NHNN đã khống chế trần lãi suất huy động của các TCTD là 14%, cạnh tranh giữa các ngân hàng đã giảm dần, tuy nhiên chênh lệch lãi suất cho người gửi tiền là âm, nên việc huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2012 quy mô nguồn vốn huy động đạt 6587 tỷ, tăng 1039 tỷ tương ứng với mức tăng 18,71%. Như vậy quy mô nguồn vốn của chi nhánh không ngừng gia tăng, bất chấp các biến động và khó khăn trong nền kinh tế.
- về cơ cấu nguồn vốn:Có những chuyển biến tích cực xét trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, cụ thể là: nguồn vốn huy động từ dân cư tăng mạnh trong năm 2011,tăng 857,48 tỷ, tăng gần 54% so với năm 2010. Nguồn vốn này giảm nhẹtrong năm 2012 (giảm 2,56%)do lãi suất huy động được kéo giảm liên tục theo chỉ đạo của NHNN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người dân lựa chọn các kênh đầu tư khác như vàng và đôla. Nguồn tiền gửi từcác tổ chức kinh tế lại có những diễn biến trái chiều:năm 2011, giảm 37% so với năm 2010 do tác động của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên trong năm 2012, nguồn vốn này đã phục hồi trở lại với mức tăng 32,28%. Có một điều đáng chú ý là chi nhánh đã đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, trong năm 2011 nguồn vốn huy động khác tăng 1386 tỷ, tương đương mức tăng 538%, mức tăng này không những bù đắp được sự sụt giảm của nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp mà còn góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động, trong năm 2012, nguồn vốn này tăng nhanh và đạt tốc
5
độ tăng là 38,25%, dần chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.
Thành quả này có được là do chi nhánh đã cố gắng đa dạng hóa các hình thức, sản phàm, dịch vụ huy động vốn phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng và một yếu tố quan trọng khác đó là uy tín, sự vững chắc và ổn định của một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam đã tạo được niềm tin cho người gửi tiền. Như vậy có thể đánh giá tình hình nguồn vốn của chi nhánh rất dồi dào. Đây sẽ là tiền đề quan trọng giúp chi nhánh thực hiện tốt hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình để đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
2.1.3.2. về hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng, đồng thời nó cũng thúc đấy tình hình phát triển kinh tế tại các khu vực mà Ngân hàng phục vụ. Do vậy, tăng trưởng dư nợ và đầu tư an toàn, lành mạnh là mục tiêu hàng đầu của mỗi ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh Nam Thăng Long luôn thực hiện phươngchâm tăng trưởng ổn định và bền vững, tăng trưởng đi kèm với kiểm soát và đảm bảo chất lượng tín dụng. Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Nam Thăng Long được thể hiện qua bảng số liệu sau:
(%) (%) Tong dư nợ 2.168.916,03 3.224.186,00 +48,7 2.803.992,45 -10,1 Theo Kỳ hạn Ngắn hạn 1.179.042,34 1.599.218,79 +35,6 1.648.491,30 +3,08 Trung hạn 429.890,96 467.002,90 +89 542.393,00 +16,14 Dài hạn 531.482,54 657.358,39 +23,7 607.895,03 -7,52 Theo mức độ TSĐB Có TSĐB 1.295.296,03 2.120.605,85 2.027.300.00 Không có TSĐB 837.620,00 1.103.580,15 776.692,45
* về quy mô tín dụng
Quy mô tín dụng tăng trưởng nóng trong giai đoạn 2010-2011, tổng dư nợ tăng 1055 tỷ đồng, tương đương 48,7%. Trong bối cảnh các ngân đang khó khăn về thanh khoản nên nguồn vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng cũng bị hạn chế, tuy nhiên do làm tốt công tác huy động vốn nên chi nhánh Vietinbank Nam Thăng Long vẫn đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng cả năm 2011 của Việt Nam chỉ đạt 12%-13%, trong khi đó giới hạn tăng trưởng của NHNN là 20% thì con số tăng trưởng 48,7% mà chi nhánh Vietinbank Nam Thăng Long đã đạt được là một thành tích rất tốt, đóng góp vào sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho toàn hệ thống Vietinbank đồng thời giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về tài chính trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Đến năm 2012, NHNN thắt chặt việc quản lý nợ xấu, bản thân các ngân hàng cũng ý thức được tầm quan trọng của việc rà soát lại các khoản tín dụng đã cấp, chú trọng hơn vào quản lý rủi ro nên các doanh nghiệp cũng khó khăn hơn trong việc đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng. Vì vậy tăng trưởng tín dụng năm 2012 của cả nước chỉ đạt 7% thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh bị âm 10,1%, tuy nhiên về quy mô tín dụng vẫn lớn hơn rất nhiều so với năm 2010, đồng thời ta thấy quy mô và tỷ lệ các khoản vay có tài sản đảm bảo cũng tăng dần qua các năm từ 59,7% lên 72,3% (năm 2010 đến 2012) chứng tỏ chi nhánh đã tăng cường quản lý hoạt động cho vay, đảm bảo sự bền vững và an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Số tuyệt đối
(triệu đồng) Tỷtrọng trêndư nợ (%) (triệu đồng)Số tuyệt đối Tỷ trọngtrên dư nợ (%)
Nợ cần chú ý 2.305,00 00 46.645,00 1,66
Nợ dưới tiêu chuẩn 0 0 2.083,35 0,07
Nợ nghi ngờ 22.050,00 068 124.749,25 7,45
Nợ có khả năng mất
vốn 0 0 19.523,45 07
TÔNG 24.355,00 0,75 193.001,05 6,88
* Cơ cấu tín dụng
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn Chi nhánh Vietinbank Nam Thăng Long 2010 -2012
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng CNNam Thăng Long năm 2010-2012)
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của chi nhánh Nam Thăng Long tương đối ổn định, trong ba năm phần cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoảng từ 55-60%, cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần, đặc biệt là các khoản tín dụng dài hạn. Do trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế có nhiều biến động thất thường, diễn biến của lạm phát cũng như các chỉ số kinh tế khác là khó dự đoán, nên nếu ngân hàng cho vay trung và dài hạn quá nhiều thì sẽ dễ gặp rủi ro. Mặt khác, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp cũng ít thực hiện các dự án dài hạn, quy mô lớn. Vì vậy chiến lược chú trọng vào cho vay ngắn hạn của chi nhánh là khá hợp lý, phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế và phương châm của ngân hàng.
* Chất lượng tín dụng:
(triệu đồng) (triệu đồng) trưởng (%) (triệu đồng) trưởng (%) Thu nhập 507.232,55 1.204.735,85 +137,5 1.254.948,10 +4,17 Chi phí 406.071,80 1.079.599,95 +165,86 1.161.542,20 +76 Lợi nhuận 101.160,75 125.135,90 +23,7 93.405,90 -25,36
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng chi nhánh Nam Thăng Long năm 2010-2012)
Mặc dù chi nhánh đã nỗ lực hạn chế rủi ro tín dụng, tuy nhiên tình hình kinh tế khó khăn cộng với tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2011 đã làm cho con số nợ quá hạn của chi nhánh tăng vọt trong năm 2012, tăng từ 0,75% tổng dư nợ (năm 2011) lên 6,88% trong năm 2012. Trong đó tăng mạnh nhất là nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, điều này ảnh hưởng rất xấu tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh vì nó làm tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, khắt khe trong cho vay hơn có thể làm tăng trưởng tín dụng bị âm và đặc biệt uy tín của chi nhánh có thể bị ảnh hưởng vì nợ xấu cao. Tuy nhiên chúng ta cũng cần xem xét khách quan: con số 6,88% tuy là cao nhưng nó phản ánh thực chất tình hình chất lượng tín dụng của chi nhánh, và cũng có thể coi là chấp nhận được trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống là khoảng 8,6% (theo công bố của NHNN vào 7/9/2012). Tuy nhiên chi nhánh cũng cần thắt chặt hơn nữa công tác quản lý các khoản tín dụng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ổn định và an toàn.
9
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nam Thăng Long 2010-2012
thấy: cùng với sự mở rộng về quy mô huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn, thu nhập và chi phí của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí tăng lớn hơn so với tốc độ tăng của thu nhập. Về chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 đã tăng 23,7% so với năm 2010, điều này là do chi nhánh đã mở rộng hoạt động tín dụng, tăng thu phí từ dịch vụ. Tuy nhiên năm 2012, lợi nhuận bị sụt giảm khá mạnh: giảm 25,36%, quy mô lợi nhuận giảm 32 tỷ đồng, kết hợp với việc tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến lên 6,88%, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2012 khá khó khăn, ngoài các nguyên nhân khách quan do kinh tế vĩ mô đem lại thì trong hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, trong đó có hoạt động cho vay theo dự án đầu tư chiếm một tỷ trọng khá lớn. Vì vậy chúng ta sẽ đi xem xét thực trạng cho vay theo dự án đầu tư để tìm ra những hạn chế còn tồn tại và giảipháp cho những hạn chế đó để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định DAĐT tại Ngân Hàng TMCP CôngThương Việt Nam - chi nhánh Nam Thăng Long