Quy trình, nội dung và phương pháp thẩmđịnh dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long khoá luận tốt nghiệp 096 (Trang 49 - 57)

Thăng Long được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng và sao gửi hồ sơ cho phòng quản lý rủi ro.

Do phòng Khách hàng doanh nghiệp chịu trách nhiệm, sau đó hoàn chỉnh hồ sơ và sao gửi sang phòng quản lý rủi ro.

Bước 2: Tiến hành thẩm định, tái thẩm định

Căn cứ vào tài liệu do khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch, thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn, kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn và các thông tin từ các nguồn khác như CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, phòng quản lý chi nhánh... CBTD tham định các nội dung sau: Khách hàng vay vốn, dự án đầu tư, biện pháp đảm bảo tiền vay. Sau đó CBTD lập tờ trình nêu rõ ý kiến cho vay hay không cho vay, các điều kiện kèm theo, ký và trình lãnh đạo.Nếu dự án có quy mô lớn, phức tạp, CBTD báo cáo lãnh đạo phòng để trình Giám đốc/ phó Giám đốc chi nhánh xem xét quyết định mua thông tin, thuê cơ quan tư vấn có chức năng tham định để tham định độc lập. Cuối cùng Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và nội dung tờ trình thẩm định của CBTD, yêu cầu CBTD bổ sung, chỉnh sửa các nội dung còn thiếu, ký trên từng trang tờ trình và ghi rõ ý kiến có cho vay hay không, các điều kiện kèm theo, ký trình người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng (trong trường hợp có yêu cầu của TGĐ hoặc người có thẩm quyền cho vay quy định)

• CBQLRR nghiên cứu hồ sơ do khách hàng cung cấp, tham định rủi ro tín dụng, phát hiện dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro, chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình

• CBQLRR lập báo cáo kết quả tham định rủi ro tín dụng, trong quá trình tham định nếu cần thu thập thêm thông tin, nắm bắt tình hình thực tế, CBQLRR báo cáo lãnh đạo phòng và phối hợp với phòng khách hàng để làm việc với khách hàng.

• Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro kiểm soát và chuyển báo cáo thấm định rủi ro về phòng khách hàng

Bước 4: Hoàn tất khâu thẩm định và trình lên người có thẩm quyền quyết định để xem xét.

Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại CN Nam Thăng Long

2.2.1.2. Nội dung thẩm định

a. Đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án:

- Mục tiêu của dự án - Sự cần thiết đầu tư dự án

- Qui mô đầu tư: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phàm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ.

- Qui mô vốn đầu tư: tổng nguồn vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư ... - Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án

b. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

- Đánh giá về tổng cầu sản phẩm:

• Mô tả sản phàm

• Đặc tính của nhu cầu đối với sản phàm, dịch vụ đầu ra

• Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phàm thay thế đến thời điểm thấm định

• Ước tính tổng nhu cầu hiện tại, tổng nhu cầu tương lai, mức gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khấu sản phấm của dự án.

• Trên cơ sở phân tích cung cầu, tín hiệu thị trường đối với sản phấm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ, nhận định về sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lý của quy mô đầu tư và cơ cấu sản phấm, cũng như đánh giá về sự hợp lý của việc triển khai thực hiện dự án.

- Đánh giá tổng quan về cung sản phẩm:

• Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phấm dự án, các nhà sản xuất trong nước đáp ứng được bao nhiêu, phải nhập khấu bao nhiêu, việc nhập khấu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay là do sản phấm nhập khấu có ưu thế cạnh tranh hơn.

• Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai.

• Sản phấm nhập khấu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khấu trong thời gian tới;

• Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khấu khi Việt Nam tham gia với các nước trong khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC; Hiệp định thương mại Việt - Mỹ,...) đến thị trường sản phấm của dự án.

• Đưa số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phấm, dịch vụ.

- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:

Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cần thấm định khả năng cạnh tranh của sản phấm dự án đối với:

Thị trường nội địa:

• Hình thức, mẫu mã, kết cấu, chất lượng sản phấm của dự án so với các sản phấm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không?

• Sản phấm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hiện nay hay không?

• Giá cả so với các sản phấm cùng loại trên thị trường như thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không?

Thị trường nước ngoài:

• Sản phấm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuấn để xuất khấu hay không (chất lượng, vệ sinh.)

• Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phấm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khấu.

• Thị trường dự kiến xuất khấu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.

• Sản phấm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khấu dự kiến chưa, kết quả như thế nào?

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối:

Xem xét, đánh giá trên các mặt:

• Sản phấm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không?

lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. CBTD cũng phải

ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.

• Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả của dự án.

- Đánh giá dự kiến khả năng tiêu thụ

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phàm dự án phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phàm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:

• Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phàm nếu dự án có nhiều loại sản phàm;

• Khách hàng có thể kịp thay đổi cơ cấu sản phàm nếu phương án có nhiều loại sản phàm để phù hợp với tình hình thị trường.

• Diễn biến giá bản sản phàm, dịch vụ đầu ra hàng năm.

c. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án

Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khấu,...) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:

- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm

- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.

- Chính sách của Nhà nước đối với việc nhập khấu các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào (nếu có);

- Biến động về giá mua, nhập khấu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá.

d. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

- Đánh giá về địa điểm xây dựng: thuận lợi về giao thông không, gần nguồn cung cấp và thị trường tiêu thụ không, có nằm trong quy hoạch hay không, cơ sở hạ tầng như thế nào,.

- Đánh giá quy mô sản xuất và sản phấm của dự án:

• Công suất thiết kế dự kiến, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ không.

• Sản phấm là sản phấm mới hay đã có sẵn, yêu cầu về trình độ tay nghề của người lao động.

• Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, giá cả có hợp lý hay không, phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không, lý do lựa chọn công nghệ là gì?

• Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền

• Uy tín của nhà cung cấp - Quy mô và giải pháp xây dựng

- Môi trường, phòng cháy chữa cháy: xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thấm quyền chấp thuận chưa (trong trường hợp có yêu cầu phải có).

e. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.

- Xem xét năng lực, uy tín của các nhà thầu

- Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất

- Đánh giá về trình độ nguồn nhân lực của dự án: số lượng và tay nghề, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.

f. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn

- Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án:

• CBTD cần đánh giá tổng vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý chưa bằng cách trên cơ sở so sánh với các dự án tương tự đã thực hiện, CBTD phân tích để thấy được sự khác biệt, hợp lý về suất đầu tư, về phưowng án công nghệ,

về các hạng mục cần thiết,.tập trung tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét.

• CBTD cần đánh giá tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa: phải tính tới các yếu tố trượt giá, phát sinh thêm, dự phòng thay đổi tỷ giá. Từ đó đưa ra kết luận về cơ cấu vốn đầu tư để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.

• Ngoài ra CBTD cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án nhằm có cơ sở thấm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án:

CBTD cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không, khả năng đáp ứng nguồn vốn cho từng giai đoạn như thế nào để đảm bảo tiến độ thi công. cơ cấu nguồn vốn của từng giai đoạn có hợp lý không, thông thường vốn tự có phải tham gia trước.

- Nguồn vốn đầu tư

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư đã được duyệt, CBTD rà soát lại từng nguồn vốn tham gia tài trợ, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí cho từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.

g. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính:

Dựa trên những phân tích, đánh giá ở phần trên để lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán. CBTD sẽ tính toán các chỉ tiêu:

Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời: NPV, IRR, ROE, BEP

Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn vốn,.

h. Phân tích những rủi ro dự án

chính sách; rủi ro xây dựng, hoàn tất; rủi ro thu nhập, thanh toán; rủi ro về cung cấp; rủi ro kỹ thuật, vận hành; rủi ro môi trường và xã hội, rủi ro kinh tế vĩ mô. đồng thời xem xét, tư vấn cho chủ đầu tư các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu đối với từng loại rủi ro.

2.2.1.3 Phương pháp thẩm định

Hiện nay, chi nhánh đang áp dụng các phương pháp như phân tích, so sánh các chỉ tiêu, phân tích độ nhạy, phân tích tích tình huống,. tuy nhiên các biện pháp phân tích độ nhạy hoặc phân tích tình huống ít được áp dụng, hầu như các CBTD chỉ tính toán các chỉ tiêu tài chính thông thường như NPV, IRR. sau khi tính toán xong không phân tích, so sánh với các dự án khác để thấy được hiệu quả thực sự của dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long khoá luận tốt nghiệp 096 (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w