Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long khoá luận tốt nghiệp 096 (Trang 96 - 97)

Về phía Ngân hàng Công Thương Việt Nam trung ương, cần có những giải pháp nhất định, cụ thể:

- Thường xuyên hơn trong việc điều gửi các đoàn kiểm tra giám sát và hỗ trợ hoạt động thấm định tại chi nhánh, cử các cán bộ thấm định lâu năm và kinh nghiệm, các chuyên gia thấm định thuộc Trung tâm đào tạo (Trong cơ cấu hoạt động của Ngân hàng Công Thương Việt Nam trung ương có hẳn một trung tâm gọi là Trung tâm đào tạo cán bộ) tới tư vấn và đóng góp ý kiến xây dựng cho công tác thấm định tại Chi nhánh. Mặt khác cũng cần có chính sách khen thưởng và đãi ngộ thích đáng với những cán bộ thấm định giỏi tại chi nhánh.

- Về quy trình tín dụng nói chung và quy trình thấm định nói riêng, Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên bám sát thực tiễn để hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay, từ đó chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện quy trình, quy chế trước đó.

- To chức thường xuyên các buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ và lãnh đạo. Sở dĩ hoạt động này rất cần thiết vì cho vay đầu tư của các doanh nghiệp lớn chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hôi... - Ngân hàng Công Thương Việt Nam phải tích cực phối hợp với các chi nhánh để thấm định các dự án vay vốn vượt quyền phán quyết của chi nhánh. Giữa chi nhánh và Ngân hàng Công thương Việt Nam cần tích cực trao đổi

thông tin với nhau, đấy nhanh thời gian thấm định dự án, tránh tình trạng dự án đã được thông qua ở cấp chi nhánh nhưng khi trình lên Ngân hàng Công Thương Việt Nam lại bị chậm trễ trong khâu tái thấm định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long khoá luận tốt nghiệp 096 (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w