Thực trạng chất lượng thẩmđịnh dự án đầu tư tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long khoá luận tốt nghiệp 096 (Trang 57 - 64)

Vietinbank Nam Thăng Long

2.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính

a. Công tác tổ chức thẩm định

Tại chi nhánh, công tác điều hành hoạt động thấm định bước đầu đã có sự đổi mới và hiệu quả. Phòng tín dụng được mở rộng quy mô, gia tăng số lượng nhân viên và chia tách thành phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn, phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và phòng khách hàng cá nhân. Phòng quản lý rủi ro và phòng quản lý nợ có vấn đề được tách riêng ra thành khối Quản lý rủi ro, tách biệt hẳn khỏi khối kinh doanh.

Tuy nhiên khi đảm nhiệm một dự án hầu như chỉ có một CBTD chịu trách nhiệm từ khâu tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của khách hàng, thấm định, giải ngân và thu nợ.

b. Chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định

Đội ngũ cán bộ thấm định được tuyển chọn kỹ lưỡng, hiện tại đa phần đều có trên 7 năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, năng động, nhạy bén trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ và nhiệt tình trong công việc. Công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ diễn ra thường xuyên, các CBTD không

Số dự án xin vay vốnnhững được trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn có kiến thức tổng hợp về tất12 9 9 cả các mảng trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh việc bồi dưỡng, định kỳ chi nhánh còn tổ chức kiểm tra kiến thức chuyên môn, trình độ tiếng anh và vi tính của đội ngũ cán bộ, đảm bảo chất lượng của đội ngũ thấm định luôn được duy trì và phát triển.

Ớ Vietinbank Nam Thăng Long, các CBTD phải thường xuyên tiếp xúc, cập nhật các văn bản mới, quy định mới của ngân hàng giúp cho các cán bộ tín dụng hiểu rõ hơn về trách nhiệm cũng như quyền hạn của mình, đồng thời tránh được những sai lầm trong công tác thấm định do chưa nắm được các quy định trong văn bản mới.

c. Thông tin thẩm định

Về nguồn thông tin: chủ yếu là từ tài liệu do chủ đầu tư gửi tới, ngoài ra thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng thì được thu thập từ CIC. Các CBTD cũng xuống cơ sở tiến hành kiểm tra thực tiễn dự án trước, trong và sau khi đầu tư nhưng tần suất ít, việc kiểm tra khó khăn và không sát sao.

Biện pháp thu thập thông tin: xem xét tài liệu, quan sát tại cơ sở, chụp ảnh, phỏng vấn trực tiếp...

d. Khả năng ứng dụng công nghệ của ngân hàng

Trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác thấm định dự án đầu tư được Ngân hàng trang bị tương đối đầy đủ: mỗi cán bộ đều được trang bị một máy tính cá nhân nối mạng nội bộ để thu thập và trao đổi thông tin, tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng. Ngoài ra, mỗi phòng cũng được trang bị đầy đủ máy tính, máy Fax, máy in, máy photocopy, điện thoại cố định,. để hỗ trợ cho các cán bộ trong quá trình làm việc.Tuy nhiên hệ thống máy tính của chi nhánh đã cũ và tốc độ xử lý chậm, làm cho việc tra cứu, cập nhật thông tin, các phần mềm ứng dụng cũng khó khăn. Hơn thế việc áp dụng các phần mềm trong thấm định chưa được chú trọng, trong khi đó các ngân hàng khác như BIDV đã sử dụng những phần mềm hiện đại để hỗ trợ công tác đánh giá rủi ro của dự án đầu tư:Comfar, @Risk, Crystal Ball.

Trong cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh còn có riêng một Phòng điện toán có nhiệm vụ hướng dẫn cho những cán bộ ngân hàng nắm bắt và sử dụng thành thạo những ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như giải quyết những sự cố khi có vấn đề xảy ra giúp cán bộ thấm định nói riêng và cán bộ Ngân hàng yên tâm công tác.

e. Thời gian và chi phí thẩm định

Theo quyết định số 222/HĐQT - NHCT35 ra ngày 6/3/2008 thì thời gian thấm định dự án đầu tư được quy định như sau: tùy theo tính chất phức tạp của dự án, thời gian thấm định từ 10 đến 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ khách hàng hợp lệ, trường hợp đặc biệt do sự phức tạp hay vì lý do khách quan nào khác, thời gian thấm định có thể kéo dài thêm nhưng không quá 45 ngày làm việc. Chi phí thấm định được hoạch định dựa trên tính chất, đặc điểm của từng dự án.

2.2.2.2. Chi tiêu định lượng

a. Số dự án tốt đã tiến hành thẩm định

Số dự án tốt 9 6 6

Lợi nhuận từ tín dụng TDH 29,59 39,29 37,25

Tỷ suất lợi nhuận cho vay TDH 3,08% 3,49% 3,23%

Tỷ lệ LN TDH/tổng LN 29,25% 31,14% 39,88%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng CNNam Thăng Long năm 2010-2012)

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn: lạm phát ở mức cao, lãi suất cho vay tăng vọt, các loại chi phí khác như vận tải, điện nước đều tăng...làm cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp của Việt Nam phải giải thể, các doanh nghiệp khác hoạt động cầm chừng, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp cũng bị chững lại. Đến năm 2012 tuy lạm phát đã được khống chế ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, lãi suất đã được kéo xuống mức 7,5-8% tuy nhiên sức mua của người dân giảm thấp nên các doanh nghiệp cũng không mặn mà với đầu tư mới và đầu

tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó theo định hướng của NHNN, cho vay các dự án thuộc lĩnh vực phi sản xuất bị hạn chế, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Trước tình hình đó số dự án xin vay mới Chi nhánh Nam Thăng Long có xu hướng giảm. Cho vay khó khăn nhưng không vì thế mà Chi nhánh lơ là công tác kiểm soát rủi ro để cho vay bằng mọi cách, minh chứng là số dự án bị từ chối cho vay tăng. Và trên thực tế thì hầu hết các dự án đã được duyệt khi triển khai đều có tính khả thi và hiệu quả tốt.

Ta xem xét thêm các chỉ tiêu về lợi nhuận để có những nhận định chính xác hơn về hiệu quả thấm định dự án tại chi nhánh.

b. Chỉ tiêu về lợi nhuận

Bảng 2.6: Lợi nhuận từ tín dụng Trung dài hạn năm 2010 -2012 Đơn vị: Tỷ đồng

là rất tốt: lợi nhuận từ cho vay theo dự án dầu tư càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn thu của ngân hàng thể hiện qua tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay TDH trên tổng lợi nhuận của ngân hàng ngày càng tăng (tăng từ 29,25% tỷ năm 2010 lên 39,88 % năm 2012). Về tỷ suất lợi nhuận của hoạt động cho vay TDH cũng được đánh giá cao, năm 2010 đạt 3,08%, đến năm 2011 con số này tăng lên mức 3,49% do trong năm 2011 tổng số dự án mà Chi nhánh cho vay tăng, đồng thời lãi suất cho vay trung dài hạn cũng ở mức rất cao trong khi ngân hàng chủ động được nguồn vốn đầu vào với mức lãi suất huy động hợp lý. Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận cho vay TDH giảm 0,26% xuống còn 3,23%, vì năm 2012 là năm cực kỳ khó khăn về tài chính đối với các doanh nghiệp, không

những thế thị trường đầu ra của các dự án đã triển khai rất bấp bênh, hàng tồn kho tăng cao, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp giảm sút nghiêm, tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng tăng đáng kể trong năm 2012. Một yếu tố khác không thể không kể đến đó là chính sách Vietinbank luôn sát cánh cùng với các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, liên tiếp đưa ra những gói hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng: năm 2009-2010: hỗ trợ lãi suất 4%, năm 2011: hỗ trợ lãi suất 2%. Từ ngày 22/8/2012, Vietinbank triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi 8,95%/năm...

c. Chỉ tiêu dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án đầu tư

- Cơ cấu dư nợ cho vay DAĐT theo ngành nghề kinh doanh

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay DAĐT theo ngành nghề kinh doanh 2010-2012 Đơn vị: %

■ngành khác

■Xây dựng

■Thương mại, dịch vụ

■Sản xuất công nghiệp

■KD BĐS

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng CN Nam Thăng Long năm 2010-2012

Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của chi nhánh thay đổi phức tạp qua các năm, điều này cho thấy Ngân hàng đã

có sự lựa chọn thông qua thẩm định DAĐT để cho vay những ngành có hiệu quả và an toàn hơn. Ta thấy tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ cho vay theo dự án có xu hướng giảm qua từng năm: năm 2010, tỷ trọng cho

vay kinh doanh BĐS đạt 16,24% tổng dư nợ cho vay theo dự án đầu tư, đến 2011 thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, vốn kinh doanh BĐS bị ứ đọng, NHNN đưa ra chủ trương thắt chặt cho vay phi sản xuất, đặc biệt là kinh doanh BĐS, thực hiện chủ trương của NHNN cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình, chi nhánh đã giảm mạnh tỷ trọng cho vay kinh doanh BĐS xuống còn 12,78% năm 2011 và con số này là 8,02% năm 2012.

Về cho vay ngành xây dựng cũng theo đà chững lại của các dự án, tỷ trọng cho vay giảm liên tục từ 10,38% xuống 8,52% năm 2011 và đến năm 2012 chỉ còn 6,7% năm 2012. Trong khi đó các nhóm ngành về sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng. Đây là tín hiệu tốt, phù hợp với tình hình thực tiễn và chính sách cho vay của Vietinbank trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Trong cho vay trung dài hạn, đặc biệt là cho vay theo dự án đầu tư, Vietinbank luôn quan tâm, khuyến khích các dự án đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực, và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, điều này góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

d. Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu cho vay theo dự án đầu tư

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cho vay theo dự án đầu tư tại chi nhánh

Nam Thăng Long 2010 - 2012

ĐVT: %

Ta có thể nhận thấy một thực trạng rất đáng lo ngại đó là tỷ lệ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh tăng nhanh qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2012. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng từ 1,22% năm 2010 lên 2,5% năm 2011 và tăng vọt lên 8,2% năm 2012. Tương ứng với diễn biến tăng của nợ quá hạn thì tỷ lệ nợ xấu cho vay dự án đầu tư cũng không mấy khả quan: năm 2010 là 0,78% trên tổng dư nợ cho vay theo dự án đầu tư, năm 2011 tăng lên mức 1,76%, đến năm 2012 tỷ lệ này tăng hơn 4 lần so với năm 2011 lên mức 7,3%. Tuy nhiên đây không phải là tình trạng của riêng chi nhánh Vietinbank Nam Thăng Long mà nó là tình trạng chung của cả nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long khoá luận tốt nghiệp 096 (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w