nhánh Nam Thăng Long.
2.2.4.1 Những kết quả đã đạt được
- Về quy trình và tổ chức điều hành trong công tác thẩm định:
Việc mở rộng quy mô và chia tách phòng tín dụng thành các phòng quan hệ khách hàng phụ trách các nhóm khách hàng khác nhau giúp chuyên môn hóa trong công tác thấm định và chuấn bị cho việc mở rộng quy mô tín dụng, trong đó có tín dụng trung dài hạn, cho vay tài trợ dự án. Chi nhánh đã có khối quản trị rủi ro nằm riêng biệt với khối kinh doanh, tách biệt chức năng kinh doanh và chức năng quản lý rủi ro, điều này làm cho quá trình thấm định được khách quan và chính xác hơn, giảm thiểu được rủi ro đạo đức của CBTD, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
Về quy trình thấm định tại chi nhánh: được xây dựng khá chặt chẽ, mạch lạc, có sự phân công chức năng, nhiệm vụ và quy rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, từng phòng ban từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thấm định khách hàng, thấm định dự án, thấm định rủi ro tới lập tờ trình thấm định. Bên cạnh đó có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để đảm bảo không bị chồng chéo trách nhiệm, giúp quá trình thấm định được diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả.
- Về nội dung và phương pháp thẩm định:
Nội dung thấm định đã được quan tâm toàn diện trên tất cả các mặt như: sự cần thiết phải đầu tư, thị trường, công nghệ, tổ chức quản lý, tổng vốn đầu tư,
hiệu quả tài chính và đánh giá các rủi ro liên quan... Trong quá trình xem xét các nội dung của dự án, CBTD sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp phân tích độ nhạy; phân tích tình huống;...giúp ngân hàng đánh giá các phương diện của dự án một cách khoa học, đầy đủ và chính xác hơn, cũng như dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và đưa ra được biện pháp phòng ngừa.
Trong quá trình thấm định, tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tư, tùy theo từng khách hàng và điều kiện thực tế, CBTD có thể sử dụng linh hoạt các nội dung và phương pháp theo mức độ hợp lý, có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu không phù hợp hoặc bổ sung một số nội dung nếu cần thiết để đảm bảo các đánh giá phải tương đối chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí thấm định.
- về trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho thẩm định:
Các trang thiết bị hỗ trợ công tác thấm định khá đầy đủ, ứng dụng phần mềm Word, Excel, chat nội bộ,. hỗ trợ được cho việc soạn thảo hồ sơ, lưu trữ vào trao đổi thông tin, tính toán các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, phân tích rủi ro của dự án đầu tư.
- về đội ngũ cán bộ:
Có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có kiến thức tốt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng, kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và nhìn chung có phấm chất đạo đức tốt. Như vậy nguồn nhân lực của chi nhánh hoàn toàn có thể làm tốt công tác thấm định dự án đầu tư.
- về thông tin:
Các thông tin mà CBTD tiến hành thu thập và phân tích là tương đối chính xác, về cơ bản có thể giúp CBTD đánh giá được một cách tổng quan về dự án, tuy nhiên CBTD cần thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ các cơ quan quản lý, từ các nhà cung cấp và từ các đối thủ cạnh tranh.
- Thời gian và chi phí thẩm định:
hệ thống Vietinbank. Thời gian từ 10 đến 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của khách hàng là hợp lý, không quá ngắn cũng không quá dài, có thể đủ thời gian cho cán bộ thấm định thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định tài trợ vốn chính xác mà không làm lỡ mất cơ hội đầu tư của khách hàng. Không những thế những dự án phức tạp có thời gian thấm định lâu hơn nhưng không được vượt quá 45 ngày.
Ve chi phí thấm định rất linh hoạt, tùy theo từng dự án, không quy định một tỷ lệ cụ thể.
2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Những hạn chế trong công tác thẩm định - Nội dung thẩm định
Nội dung và quy trình thấm định DAĐT khá đầy đủ, phân tích đánh giá hiệu quả của dự án trên tất cả các phương diện nhưng trong quá trình thấm định thì một số nội dung còn sơ sài, mang tính hình thức hoặc thiếu sót như các nội dung đánh giá về kinh tế - xã hội, phương diện kỹ thuật, các rủi ro liên quan đến dự án...Ngân hàng hầu như chỉ tập trung vào phân tích về thị trường, về hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo mà ít quan tâm tới các khía cạnh về mặt xã hội và môi trường, và lợi ích cho nền kinh tế nói chung.
Các CBTD thường mới chỉ dừng lại ở việc tính toán mà chưa đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu tài chính, mối quan hệ giữa chúng để thấy được bản chất của vấn đề, chưa có sự so sánh, đối chiếu với các dự án khác trên địa bàn.các kết luận phiến diện, không có cơ sở rõ ràng.
Việc phân tích phương diện kỹ thuật, tiến độ công trình. của dự án hầu như do cán bộ thấm định tự xem xét đánh giá, ít khi có sự tham khảo của các chuyên gia ở bên ngoài hay tư vấn chuyên ngành. Điều này gây ra rủi ro lớn khi kiến thức về kỹ thuật và công nghệ của các cán bộ thấm định hiện nay còn nhiều hạn chế.
Về thấm định tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, ngân hàng mới đánh giá tình hình tài chính qua các năm, chưa có sự so sánh với toàn ngành,
chưa có cái nhìn về xu hướng phát triển của ngành như thế nào nên có thể dễ dẫn đến những kết luận sai lầm. Một số doanh nghiệp thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong khi đó nó mới là báo cáo phản ánh đúng tình hình thực tế ngân quỹ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, còn các số liệu trên bảng cân đối kế toán chỉ là số liệu trong sổ sách.
- Phương pháp thẩm định:
Việc phân tích rủi ro của dự án còn khá sơ sài, các phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích tình huống ít và hầu như chưa được áp dụng. Vì vậy khi môi trường kinh doanh thay đổi, cả môi trường vĩ mô và môi trường ngành thay đổi thì các dự án rất dễ gặp rủi ro, mà cả chủ đầu tư và CBTD không lường trước được và không có phương án ứng phó kịp thời, điều này rất nguy hiểm trong hoạt động cho vay DAĐT.
- Chất lượng cán bộ thẩm định
Ớ chi nhánh đa số là các nhân viên dày dặn kinh nghiệm, tuy nhiên vẫn có lớp cán bộ thấm định trẻ, mới ra trường chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong thấm định dự án đầu tư, cần được đào tạo chuyên sâu. Mặt khác yếu tố kỹ thuật là yếu tố ảnh hưởngrất lớn tới sự thành công của dự án, nhưng hiện tại chuyên môn về kỹ thuật của các CBTD còn thiếu, vì vậy việc thấm định phương diện này còn nhiều khó khăn.
Việc thu thập và xử lý thông tin vẫn bị động, đặc biệt với các cán bộ trẻ còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thức tế nên rất dễ bị các khách hàng chủ tâm lừa đảo lợi dụng.
Bên cạnh đó hệ thống văn bản điều chỉnh liên tục thay đổi, chồng chéo, khó hiểu tạo khó khăn cho các cán bộ thấm định, việc hiểu sai, áp sai các quy định có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư.
Trong quá trình thấm định một số dự án, khó tránh khỏi vấn đền về đạo đức nghề nghiệp, một số cán bộ vẫn cố tình lách luật, vi phạm quy trình và nội dung thấm định, thông đồng với khách hàng để tư lợi cho bản thân mà không
chú ý tới lợi ích của ngân hàng, thấm định qua loa dẫn đến các dự án không hiệu quả được vay vốn.
- Thông tin:
Thông tin mà CBTD sử dụng hầu hết là các thông tin, hồ sơ, tài liệu từ phía khách hàng, và các thông tin do CIC cung cấp, CBTD ít khi tìm kiếm các nguồn thông tin từ bạn hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh vì vậy việc đánh giá năng lực, uy tín của khách hàng, đánh giá thị trường đầu vào và đầu ra không sát với thực tế, thiếu tính chính xác và khách quan. Các nguồn thông tin từ cơ quan nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan chuyên nghiệp khác cũng chưa được khai thác triệt để nhằm phục vụ cho công tác thấm định.
- về trang thiết bị, công nghệ hô trợ
Việc áp dụng các phần mềm trong thấm định chưa được chú trọng, trong khi đó các ngân hàng khác như BIDV đã sử dụng những phần mềm hiện đại để hỗ trợ công tác đánh giá rủi ro của dự án đầu tư:Comfar, @Risk, Crystal Ball.
Hệ thống máy tính của chi nhánh đã cũ và tốc độ xử lý chậm, làm cho việc tra cứu, cập nhật thông tin, các phần mềm ứng dụng cũng khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của các nhân viên.
-Thời gian thẩm định:
Mặc dù đã có những quy định cụ thể về thời gian thấm định tuy nhiên vẫn có những dự án bị chậm trễ do nguyên nhân là công tác thấm định liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều chức vụ và do sự chậm trễ của CBTD.
b. Nguyên nhân của những tồn tại
b1. Nguyên nhân chủ quan
* Công tác tổ chức thực hiện thẩm định
Như đã đề cập, do CBTD phụ trách dự án phải làm quá nhiều việc nên có thể qua loa, chậm trễ trong quá trình thấm định, và sự phối hợp của các phòng ban đôi khi chưa thực sự ăn khớp, dẫn đến phải giải quyết những khúc mắc giữa các bộ phận, làm kéo dài thời gian thấm định, một số nội dung thấm định bị bỏ
qua hoặc không được đánh giá sâu sắc.
* Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin tín dụng chưa hoàn chỉnh: Thông tin về khách hàng, về DAĐT là những thông tin cần thiết cho công tác thấm định nhưng thực tế hiện nay những thông tin này chủ yếu được cung cấp từ phía khách hàng và CIC. Chi nhánh vẫn chưa có bộ phận chuyên trách thu thập thông tin về các đối tượng đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng với mình. Việc xây dựng một ngân hàng dữ liệu về các khách hàng trong hệ thống ngân hàng vẫn đang ở bước đầu vì vậy thông tin cho cán bộ tín dụng phân tích còn hạn chế.
* Cán bộ thẩm định
Do có một lớp cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế về thấm định khách hàng, thiếu kiến thức về kỹ thuật, xây dựng cơ bản,...gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác thấm định dự án đầu tư.
Đôi khi CBTD do không hiểu rõ cơ chế, chính sách, qui định của luật pháp và chi nhánh, của hệ thống ngân hàng dẫn đến làm sai qui định.
Sự yên tâm về các tài sản thế chấp và thiếu sự giám sát chặt chẽ, đánh giá lại tài sản thế chấp trong điều kiện thị trường còn nhiều biến động.
Và có một bộ phận nhỏ các cán bộ tín dụng bị tha hóa về đạo đức do những lợi ích về kinh tế, cố tình làm trái quy định, móc ngoặc với khách hàng lách luật, gây ảnh hưởng tới chất lượng thấm định dự án đầu tư.
* Ngân sách còn hạn chế cho việc thay đổi trang thiết bị hô trợ thẩm định
Việc đoi mới trang thiết bị hoặc áp dụng các phần mềm được thực hiện trên toàn hệ thống Vietinbank để đảm bảo tính công bằng và thống nhất trên toàn hệ thống, vì vậy chi nhánh không thể chủ động được.
* Công tác giám sát quá trình thẩm định, phê duyệt dự án còn lơ là
Hầu như các dự án đều do 1 cán bộ thấm định làm từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thấm định thông tin khách hàng, thấm định dự án, kiểm tra, giám sát và theo dõi nợ vay mà ít có sự giám sát độc lập từ một bộ phận khác ở trong ngân hàng nên các nội dung thấm định đôi khi còn sơ sài, thiếu chính xác. Khi được cán bộ
tín dụng cấp dưới chuyển lên, cấp trên xem xét hạn mức rồi quyết định phê duyệt khoản vay mà thường bỏ qua bước tái thấm định.
* Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, vì vậy việc che giấu thông tin về khách hàng vẫn còn phổ biến, việc thăm dò thông tin thực tế về một khách hàng là khá khó khăn. Không những thế, để cạnh tranh, lôi kéo khách hàng, mở rộng thị phần hoặc đảm bảo doanh số, ngân hàng có thể bỏ qua một số quy định về khách hàng, một số tiêu chuấn về dự án đầu tư. Công tác thấm định cũng được lới lỏng hơn, chất lượng thấm định không được đảm bảo.
b. Nguyên nhân khách quan
* Nguyên nhân từ môi trường kinh tế
Ba năm vừa qua là ba năm kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn và biến động. Cụ thể là: trong nước lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất bất ổn và ở mức rất cao, đầu tư giảm mạnh, thị trường chứng khoán đóng băng, bên cạnh đó các thị trường xuất khấu truyền thống của Việt Nam cũng chưa thoát khỏi khủng hoàng,...tất cả những điều đó đã tác động tiêu cực tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Các dự án mà doanh nghiệp triển khai trong thời gian này có độ rủi ro cao do điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Các biến số của dự án thay đổi liên tục làm cho các CBTD khó đánh giá chính xác được hiệu quả của dự án cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thấm định dự án đầu tư.
* Nguyên nhân từ phía nhà nước và các Bộ ngành có liên quan
Thứ nhất: Hoạt động thấm định dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại phải dựa trên rất nhiều văn bản pháp luật: ví dụ như đối với thấm định tổng vốn đầu tư của dự án sẽ tuân theo Thông tư 06/99-BKH, Nghị định 12/2009 NĐ- CP, Thông tư 05/2007 TT-BXD; hay như hoạt động thấm định các chi phí công trình xây dựng CBTD phải tham khảo Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, nếu thấm định về công nghệ dự án đầu tư, CBTD phải tham khảo danh mục các công
nghệ, dây truyền được phép nhập khấu vào Việt Nam, các quy định về môi trường... và phải tuân thủ các quyết định, hướng dẫn thấm định dự án đầu tư của VietinbankTuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật, và các quy định, hướng dẫn của ngân hàng làm cơ sở để CBTD thấm định hiện nay vẫn chưa ổn định, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, có nhiều quy định chưa rõ ràng gây ra khó khăn cho các cán bộ thấm định trong quá trình thấm định.
Thứ hai: việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc nên các số liệu quyết toán và trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh không chính xác tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, ngay cả những báo cáo đã có kiểm toán thì mức độ tin tưởng cũng chưa cao. Điều này làm cho các cán bộ ngân hàng rất khó khăn trong việc đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của các chủ đầu tư.
Thứ ba: Liên quan tới tài sản đảm bảo, có các quy định trong luật đất đai,