Lập quỹ hỗ trợ cho nghiệp vụ thẩmđịnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long khoá luận tốt nghiệp 096 (Trang 92 - 93)

Việc thấm định dự án không thể giải quyết một cách nhanh chóng mà cần phải có thời gian. Cán bộ thấm định phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng, thường xuyên xuống doanh nghiệp để kiểm tra tình hình. Công tác thấm định không chỉ giới hạn ở giai đoạn trước mà còn tiến hành cả trong và sau khi cho vay. Như vậy quá trình thấm định luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay với mong muốn có được nhiều khách hàng, ngân hàng đã mở rộng địa bàn hoạt động điều đó cũng có nghĩa làm tăng thêm trách nhiệm và khó khăn cho cán bộ thấm định. Do đó ngân hàng nên lập một quỹ hỗ trợ thấm định để giảm bớt khó khăn cho cán bộ thấm định, tạo điều kiện cho việc thấm định đễ dàng hơn và thuận lợi hơn. Đồng thời nó, cũng góp phần để đào tạo cán bộ, tăng cường trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật ứng dụng tin học để sớm đưa việc tính toán các chỉ tiêu tài chính phức tạp vào quy trình thấm định.

3.2.7. Giải pháp về xử lý nợ xấu

Thực hiện tốt quy định về tài sản bảo đảm

Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi con nợ không có khả năng hoặc mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do vậy việc quản lý tài sản đảm bảo cũng là một phần quan trọng trong công tác thấm định dự án. Để nâng cao hơn nữa công tác thấm định dự án thì ngân hàng cần thực hiện như sau:

Thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản để yêu cầu bổ sung thế chấp hoặc điều chỉnh mức cho vay tránh giảm giá trị tài sản trước khi hết thời hạn.

Tài sản đảm bảo thế chấp phải đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý đảm bảo số tiền cho vay theo đúng quy định hiện hành. Khi thực hiện nội dung này, ngân hàng nên yêu cầu khách hàng vay vốn, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình. Ngân hàng phải nắm giữ các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp.

Nâng cao tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cũng như nâng cao chất lượng cho vay. Thực hiện các biện pháp về tài sản đảm bảo bổ sung đối với các khoản vay cho dự án chưa đủ tài sản thế chấp.

Nên có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia trước khi đánh giá tài sản đảm bảo.

Ngân hàng chủ động trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để nếu có rủi ro cho vay dự án đầu tư xảy ra thì ngân hàng có thể chủ động về nguồn tài chính để xử lý.

3.2.8. Tăng cường hợp tác và học tập kinh nghiệm của các TCTD trên lĩnhvực thẩm định DAĐT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long khoá luận tốt nghiệp 096 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w