Nguyên tắc tự do hóa hoạt động thương mạ

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 25 - 26)

Mục tiêu tự do hóa hoạt động thương mại giữa các quốc gia thành viên là mục tiêu lớn của WTO. Để đạt được mục tiêu này, các thành viên cần thực hiện các yêu cầu sau:

2.1 Chỉ bảo hộ bằng thuế quan

Cam kết cắt giảm thuế quan và ràng buộc mức thuế trần

- Cơ sở pháp lý: Điều II GATT 1994

- Nội dung: Các quốc gia thành viên Tổ chức Thương mại thế giới phải cam kết và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế được xác định thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương phù hợp với pháp luật và khả năng cụ thể của từng nước. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc mức thuế trần đã cam kết.

- Mục tiêu - ý nghĩa: Các yêu cầu về cắt giảm thuế quan và ràng buộc mức thuế trần nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập của hàng hóa, dịch vụ và hoạt động đầu tư từ các quốc gia thành viên vào thị trường nội địa của nhau cũng như nhằm làm tính minh bạch và ổn định của các thị trường này.

Hạn chế các hàng rào phi thuế quan

- Cơ sở pháp lý: Điều XI GATT 1994.

- Nội dung: Các biện pháp phi thuế như hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu, biện pháp cấm nhập khẩu... hầu hết đều bị cấm áp dụng.

tới một hệ thống thương mại đa biên rộng mở hơn, bình đẳng hơn thông qua việc yêu cầu các thành viên thực hiện mở cửa thị trường hàng hóa, tăng khả năng dự báo và độ an toàn cho hoạt động thương mại thông qua việc mở rộng đáng kể phạm vi các cam kết về thuế. Vì vậy, các biện pháp phi thuế quan vốn thiếu minh bạch và gây cản trở đối với hoạt động thương mại cần bị hạn chế áp dụng.

2.2 Minh bạch (Transparency)

- Cơ sở pháp lý: Điều X GATT 1994, Điều III GATS - Nội dung: Thành viên WTO có nghĩa vụ:

+ Thông báo công khai và kịp thời các quyết định, quy định và quy chế thương mại;

+ Thiết lập các cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động thương mại;

+ Thông báo kịp thời cho WTO các thay đổi về chính sách nếu có.

- Mục tiêu - ý nghĩa: hoạt động thương mại quốc tế nói chung muốn được phát triển bền vững thì hệ thống pháp luật và chính sách thương mại của các thành viên cần đảm bảo tính ổn định, dễ tiếp cận cũng như đảm bảo khả năng có thể dự đoán trước để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Nguyên tắc minh bạch nếu được thực hiện tốt cũng mang lại tác động tích cực và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý trong nước ở cả khía cạnh lập pháp, hành pháp và tư pháp của các thành viên WTO.

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w