CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SA

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 49 - 50)

3. Biện pháp tự vệ thương mại 1 Cơ sở pháp lý

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SA

Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích tại sao và nêu cơ sở pháp lý:

1. Việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ làm giảm thiểu các trường hợp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Các quốc gia không phải là thành viên WTO thì không thể bị áp thuế chống bán phá giá (thuế đối kháng).

3. Các quốc gia không phải là thành viên WTO thì không thể bị áp thuế chống bán phá giá (thuế đối biện pháp phòng vệ thương mại.cấp? được không? phá

4. Thuế quan là biện pháp duy nhất để chống trợ cấp và chống bán phá giá. 5. Mọi hành vi trợ cấp đều vi phạm hiệp định SCM.

6. Trợ cấp chính phủ là hiện tượng bị cấm và phải bị rút bỏ theo WTO.

7. Miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… là một trong những hình thức trợ cấp.

8. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng là hiệp định duy nhất trong WTO đề cập đến trợ cấp.

9. Với việc thi hành Hiệp định SCM, các nước thành viên WTO sẽ không còn trợ cấp nữa.

10.Trong WTO, nước nhập khẩu được tự do áp dụng thuế đối kháng khi có dấu hiệu hàng nhập khẩu được trợ cấp.

11.Để đảm bảo tính khách quan, cơ quan điều tra chống trợ cấp phải là một tổ chức quốc tế độc lập.

12.Thuế suất thuế đối kháng là cố định.

13.Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thị trường trong nước. 14.Doanh nghiệp thường áp dụng biện pháp phá giá nhằm hy sinh lợi nhuận trước mắt để

tối ưu hóa lợi nhuận lâu dài.

15.Số vụ điều tra chống bán phá giá nhằm vào một nước xuất khẩu có quan hệ tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng xuất khẩu của nước đó.

16.Trong WTO, nếu có đủ bằng chứng, có thể cùng một lúc áp dụng cả 03 biện pháp phòng vệ thương mại đối với cùng một mặt hàng.

17.Mọi hành vi phá giá đều bị áp thuế chống bán phá giá.

18.Ngành sản xuất nội địa có liên quan trong điều tra áp dụng một biện pháp phòng vệ là ngành sản xuất các sản phẩm tương tự sản phẩm nhập khẩu bị điều tra.

19.Các biện pháp phòng vệ thương mại phải trải qua 4 giai đọan: giai đoạn nộp đơn, điều tra đến kết luận sơ bộ, phán quyết sơ bộ đến chính thức, thi hành và giám sát phán quyết.

20.Hiệp định ADA, SCM, SA là những hiệp định được WTO xây dựng nhằm chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh (unfair trade) trong hoạt động thương mại quốc tế.

21.Rà soát hoàng hôn có thể kéo dài việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại mãi mãi.

22.Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì biện pháp này vẫn có thể được gia hạn.

23.Sau khi hết thời gian gia hạn thì đương nhiên có thể tiến hành điều tra để áp dụng tiếp biện pháp tự vệ nếu quốc gia nhập khẩu thấy cần thiết phải làm như vậy.

24.Các thành viên WTO không được phép áp dụng biện pháp phi thuế quan trong mọi trường hợp.

25.Trong yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, không có quy trình rà soát, rà soát hoàng hôn.

26.Theo WTO, có thể loại trừ một số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng biện pháp tự vệ căn cứ vào xuất xứ hàng hóa (FTA).

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w